Yếu tố kinh tế vàxã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên (chương trình thí điểm ) (Trang 68 - 71)

3.1 .Tỉ lệ các vấn đề về sức khỏe tinh thần của trẻ em có cha mẹ nhiễm HIV

3.5.2. Yếu tố kinh tế vàxã hội

3.5.2.1. Yếu tố kinh tế gia đình

HIV gây ra đói nghèo. Gánh nặng bệnh tật cùng sự kỳ thị có thể làm cha mẹ các em mất việc làm, khơng có khả năng lao động. Đói nghèo là vịng tròn luẩn quẩn khiến bệnh tật của cha mẹ các em ngày càng trầm trọng hơn. Làm cho các em ít có cơ hội học tập và vui chơi với bạn bè đồng trang lứa. Các em cũng ít đƣợc cha mẹ dành tình yêu thƣơng một cách đầy đủ và đúng cách. Những điều này tác động trực tiếp đến sức khỏe tinh thần của trẻ em.

So sánh tỷ lệ hộ giàu, nghèo theo mức độ tự phân loại ở địa phƣơng để thấy rõ ràng trẻ em trong các gia đình có cha mẹ nhiễm HIV sẽ đồng thời chịu thêm gánh nặng về kinh tế nhiều hơn các em có cha mẹ khơng có HIV. Biểu đồ dƣới đây thể hiện rất rõ điều đó:

Biểu đồ 3.8: So sánh tình trạng kinh tế giữa hai nhóm trẻ

Khơng ai cho rằng gia đình mình giàu có, kể cả những gia đình khơng có gánh nặng bệnh tật HIV và đang sống trong những căn nhà khang trang, rộng rãi. Nhƣng rõ ràng rằng những gia đình đƣợc đánh giá là “khá giả” hoặc “trung bình” phần lớn rơi vào những gia đình khơng bị ảnh hƣởng bởi HIV (với tỷ lệ lần lƣợt là25% và 70%). Chỉ có 5% hộ nghèo và cận nghèo là ở các gia đình khơng có ngƣời có HIV. Trong khi đó, ở các gia đình bị ảnh hƣởng bởi HIV, tỷ lệ nghèo và cận nghèo lần lƣợt là 42,5% và 15%. Khơng có gia đình nào cho rằng kinh tế của mình là “khá”. Hơn 50% (chính xác là 57,5%) tỷ lệ hộ gia đình là “nghèo” và “cận nghèo” ở những gia đình có ngƣời có HIV và chỉ có 42,5% hộ có điều kiện kinh tế ở mức “trung bình” ở những gia bị ảnh hƣởng bởi HIV cũng cho chúng ta thấy bức tranh rõ nét về hoàn cảnh kinh tế của các em có cha mẹ có HIV là nhƣ thế nào.

3.5.2.2. Sự kỳ thị và phân biệt đối xử

Gần đây, tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử đối với những ngƣời có HIV nói chung và đối với trẻ em có HIV hoặc có cha mẹ có HIV đã giảm đáng kể. Số lƣợng các gia đình báo cáo rằng họ bị kỳ thị và phân biệt đối xử ở

cộng đồng, cơ quan, làng xóm khơng cịn nhiều nhƣ trƣớc. Có đƣợc điều này phần lớn là do các nỗ lực tuyên truyền, phổ biến kiến thức về HIV/AIDS của chính phủ cũng nhƣ của các tổ chức phi chính phủ làm việc về vấn đề HIV. Một phần khác cũng do sợ bị kỳ thị nên các gia đình đã tìm mọi cách dấu đi tình trạng bệnh tật của mình, vì lo sợ tình trạng bệnh sẽ làm cho cộng đồng kỳ thị, ảnh hƣởng đến việc học hành và các mối quan hệ xã hội của con cái. Tuy nhiên, giảm khơng có nghĩa là khơng cịn. Tỷ lệ trẻ em trong các gia đình bị ảnh hƣởng bởi HIV hiện đang phải đƣơng đầu với kỳ thị và phân biệt đối xử vẫn còn ở mức khá cao. Điều này thể hiện trong tỷ lệ 57,5% trẻ có cha mẹ có HIV báo cáo rằng bị bạn bè kỳ thị, khơng chơi cùng hoặc tìm cách xa lánh, cô lập các em, do sợ bị lây nhiễm HIV thơng qua việc tiếp xúc với các em. Có nhiều gia đình, mặc dù đã mang giấy chứng nhận của các cơ sở y tế có chun mơn xác nhận rằng các em khơng bị nhiễm HIV, nhƣng điều đó khơng làm giảm sự kỳ thị và phân biệt đối xử đối với các em ở trƣờng. Có đến 7,5% trẻ có cha mẹ có HIV báo cáo rằng các em không đƣợc nhận đến trƣờng học. Trƣờng học hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp từ chối tiếp nhận các em vào học.

“Họ (giáo viên của trƣờng) bảo là thôi các em chuyển con mình đến trường

nào xa xa, hoặc khác xã ấy. Ở đó thì họ khơng biết mình bị HIV nên họ sẽ nhận con mình. Chứ ở đây cứ bắt trường phải nhận thì là làm khó trường. Nếu cha mẹ học sinh cho con nghỉ hết thì trường chỉ trơng có mỗi mình cháu thơi à. Thế nên mình đành phải cho con mình nghỉ ở nhà”. – Anh Nguyễn Văn S. (huyện Gia Lâm). Bên cạnh đó, 17,5% các em có cha mẹ có HIV cho rằng các em khơng đƣợc đối xử bình thƣờng ở trƣờng. Mặc dù các em vẫn đƣợc đến trƣờng học nhƣng các em đƣợc xếp ngồi riêng một bàn, ở cuối lớp. “Mặc dù nhiều lần tôi đã đến trường xin cho cháu được ngồi lên phía trên do

cháu bị cận nhưng cô đã chuyển chỗ cho cháu đâu”. – Bà nội một em học

sinh ở quận Long Biên. Lý do cơ khơng nói ra nhƣng rõ ràng, với các em, những gì mà cha mẹ các em gây ra thì các em khơng đáng phải chịu đựng,

Thế nhƣng sự kỳ thị của cộng đồng và xã hội đã để lại những ấn tƣợng buồn lên tuổi thơ của các em, và để lại những khiếm khuyết trong việc phát triển sức khỏe tinh thần khỏe mạnh cho các em.

Học tập và giao tiếp là hai hoạt động cơ bản và chủ đạo nhằm giúp phát triển và hình thành nhân cách của học sinh ở lứa tuổi từ 7 – 11. Tuy nhiên, việc khơng đƣợc nhận đến trƣờng hoặc có đƣợc nhận đến trƣờng nhƣng lại bị các bạn từ chối chơi cùng, cô lập riêng làm cản trở rất nhiều trong quá trình phát triển đầy đủ về tinh thần, gây ra những rối nhiễu về sức khỏe tinh thần của các em.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên (chương trình thí điểm ) (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)