KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên (chương trình thí điểm ) (Trang 51)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1.Tỉ lệ các vấn đề về sức khỏe tinh thần của trẻ em có cha mẹ nhiễm HIV

Nhƣ trong phần lý luận đã trình bày, để tính điểm xác định tình trạng sức khỏe tinh thần của trẻ em có cha mẹ nhiễm HIV, chúng tơi sử dụng bộ công cụ SDQ25 đã đƣợc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng chuẩn hóa sang tiếng Việt từ năm 2005.

Biểu đồ dƣới đây thể hiện phân bố tổng điểm thơ SDQ25của nhóm trẻ có cha mẹ có HIV.

3 3 7 8 0 2 1 1 0 1 2 1 0 3 1 1 1 2 1 1 1 0 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29

Phân bố tổng điểm thô SDQ25

Biểu đồ 3.1. Biểu đồ phân bố tổng điểm thơ SDQ25 ở nhóm trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS

Dựa trên biểu đồ chúng ta thấy có 40 em có cha mẹ có HIV tính đƣợc điểm tổng thang đo. Tổng điểm của thang đo SDQ25 dao động từ 9 đến 29 điểm. Biểu đồ trên cho thấy hàm phân phối tổng điểm của thang đo SDQ25 có hình chng, nhƣ vậy có nghĩa đây là một hàm phân phối chuẩn. Điều này phần nào nói lên tính khách quan của số liệu.

Nhƣ trong phần lịch sử vấn đề nghiên cứu đã trình bày, các nghiên cứu trên thế giới có đề cập nhiều đến thực trạng sức khỏe tinh thần của trẻ em có cha mẹ có HIV trên thế giới, tuy nhiên, mỗi nghiên cứu sử dụng một công cụ đo sức khỏe tinh thần của trẻ em một khác nhau và nhằm đo những yếu tố khác nhau của sức khỏe tinh thần. Chẳng hạn nghiên cứu của cắt dọc của tác giả Debra A. Murphy and William D. Marelich trên 111 trẻ từ 6 – 11 tuổi[25]đã sử dụng một số thang đo nhằm tìm hiểu sức khỏe tinh thần của trẻ em nhƣ thang đo Children’s Depression Inventory (CDI; Kovacs, 1992) nhằm đo mức độ trầm cảm, thang Revised Children’s Manifest Anxiety Scale (Reynolds & Richmond, 1978, 1985) nhằm đo mức độ lo âu ở trẻ em. Trong nghiên cứu của mình về chức năng tâm lý giữa những trẻ bị ảnh hƣởng bởi HIV và ngƣời chăm sóc trẻ ở Haiti của Mary C. Smith Fawzi và cộng sự [23]

đã sử dụng thang đo Hopkins Symptom Checklist-25 (HSCL-25) nhằm đo mức độ trầm cảm của cha mẹ/ngƣời chăm sóc của trẻ.

Do các thang đo trong các nghiên cứu là khác nhau và đo các yếu tố khác nhau của sức khỏe tinh thần nên khơng có kết quả chung để so sánh giữa kết quả nghiên cứu thu đƣợc với kết quả của các nghiên cứu khác.

Để có cái nhìn tổng quan hơn về điểm tổng SDQ25 của trẻ có cha mẹ có HIV, nghiên cứu cũng đã làm một phép so sánh tổng điểm thô SDQ25 của trẻ bị ảnh hƣởng bởi HIV và không bị ảnh hƣởng bởi HIV. Biểu đồ dƣới đây thể hiện phân bốtổng điểm thơ SDQ25của hai nhóm đối tƣợng trên:

0 2 4 6 8 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21 23 25 27 29 Nhóm trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV Nhóm trẻ khơng bị ảnh hưởng bởi HIV

Biểu đồ 3.2. Biểu đồ so sánh tổng điểm thơ SDQ25 giữa hai nhóm trẻ

Nhìn trên biểu đồ, dễ dàng nhận thấy sự khác biệt trong phân bố điểm tổng SDQ25 của nhóm trẻ bị ảnh hƣởng bởi HIV và nhóm trẻ khơng bị ảnh hƣởng bởi HIV. Trong khi nhóm trẻ bị ảnh hƣởng bởi HIV có tổng điểm phân bố giao động ở mức hẹp hơn, từ 9 đến 29 thì nhóm trẻ khơng bị ảnh hƣởng bởi HIV có tổng điểm phân bố ở biên độ rộng hơn, từ 3 đến 29. Trong khi điểm thấp nhất của nhóm trẻ khơng bị ảnh hƣởng bởi HIV là 3 thì điểm thấp nhất của nhóm trẻ bị ảnh hƣởng bởi HIV là 9, tiệm cận gần với điểm rối nhiễu tâm trí là 14. Và với 14 điểm là mốc ranh giới để phân biệt giữa trẻ bị rối nhiễu tâm trí và khơng rối nhiễu tâm trí thì tổng điểm thơ của nhóm trẻ bị ảnh hƣởng bởi HIV

nằm nghiêng về phần có rối nhiễu tâm trí nhiều hơn. Nhƣ vậy là các em có cha mẹ có HIV có rối nhiễu tâm trí nhiều hơn những trẻ khơng có cha mẹ có HIV. Điều này sẽ đƣợc phân tích kỹ hơn trong các phần sau của nghiên cứu.

3.2. Tỷ lệ rối nhiễu sức khỏe tinh thần ở trẻ em có cha mẹ nhiễm HIV

Với ngƣỡng chẩn đốn là 13/14 của thang đo SDQ25, tỷ lệ trẻ em có cha mẹ có HIV đƣợc xác định là có rối nhiễu tâm trí ở mức rất cao, lên đến 47.50%. Bảng dƣới đây cho thấy rõ thực trạng sức khỏe tinh thần của trẻ em có cha mẹ có HIV, đồng thời so sánh với trẻ em có cha mẹ khơng có HIV.

Bảng 3.1. Tỷ lệ rối nhiễu sức khỏe tinh thần ở trẻ em có cha mẹ có HIV/AIDS, Pr = 0.002

Tình trạng cha mẹ Khơng rối nhiễu

N (%)

Có rối nhiễu N (%)

Khơng nhiễm HIV 49 (81,67) 11 (18,33)

Có nhiễm HIV 21 (52,50) 19 (47,50)

Tổng số 70 (70,00) 30 (30,00)

Dựa trên bảng số liệu trên, có thể thấy tỷ lệ trẻ em bị ảnh hƣởng bởi HIV có các vấn đề về sức khỏe tinh thần là cao hơn nhiều so với tỷ lệ rối nhiễu tâm tâm trí ở nhóm trẻ em không bị ảnh hƣởng bởi HIV (tỷ lệ 47,5% trẻ có rối nhiễu so sánh với tỷ lệ 18,33%).

Ở Việt Nam hiện chƣa có các số liệu nghiên cứu về thực trạng sức khỏe tinh thần của trẻ em có cha mẹ có HIV. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây đƣợc thực hiện với các nhóm trẻ khác nhau nhƣ học sinh, trẻ em sinh sống trong một cộng đồng nhất định nhƣ nông thôn, trẻ ở khu vực miền núi, tỷ lệ trẻ có rối nhiễu tâm trí thƣờng giao động trong khoảng 10% đến 20%. Với khách thể nghiên cứu là trẻ em có cha mẹ có HIV với nhiều những yếu tố nguy cơ gây ra những ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe tinh thần của các em, tỷ lệ trẻ có nguy cơ mắc rối nhiễu tâm trí cao hơn rất nhiều, lên đến 47,5%. Đây là con số đáng báo động với các nhà hoạch định chính sách cũng nhƣ các chuyên gia đang làm việc về sức khỏe tinh thần và về các vấn đề liên quan đến HIV/AIDS.

3.3. Tƣơng quan giữa điểm chẩn đoán rối nhiễu tâm trí với một số biến số độc lập

Bảng dƣới đây cho thấy sự tƣơng quan giữa điểm chẩn đoán rối nhiễu tâm trí với một số biến độc lập nhƣ địa lý, giới tính và độ tuổi:

Bảng 3.2. Tương quan giữa điểm chẩn đoán rối nhiễu sức khỏe tinh thần với một số biến số độc lập

Biến độc lập Khơng rối nhiễu tâm

trí N (%)

Có rối nhiễu tâm trí N (%) Hệ số p của phép kiểm định. Gia Lâm 10 (50) 10 (50) 0.752 Long Biên 11 (55) 9 (45) Nam 7 (35) 13 (65) 0.027 Nữ 14 (70) 6 (30) 7 tuổi 5 (62.5) 3 (37.5) 0.844 8 tuổi 4 (50) 4 (50) 9 tuổi 3 (37.5) 5 (62.5) 10 tuổi 5 (62.5) 3 (37.5) 11 tuổi 4 (50) 4 (50)

Với giá trị p = 0,752 > 0,05 chúng ta có thể kết luận rằng khơng có sự khác biệt giữa hai địa bàn nghiên cứu về tỷ lệ rối nhiễu sức khỏe tinh thần ở trẻ em. Với hệ số p = 0.844 > 0,05 chúng ta có thể kết luận rằng khơng có sự khác biệt giữa 5 nhóm tuổi từ 7 đến 11 về tỷ lệ rối nhiễu sức khỏe tinh thần ở trẻ em. Bên cạnh đó, với hệ số p = 0.027 < 0,05 chúng ta có thể kết luận có sự khác biệt về giới tính về tỷ lệ rối nhiễu sức khỏe tinh thần của trẻ em có cha mẹ có HIV. Nhƣ vậy, nếu so sánh một cách riêng biệt, tuổi và vùng miền khơng có ảnh hƣởng gì đến điểm trung bình của thang SDQ25. Tuy nhiên, giới tính lại có ảnh hƣởng nhất định đến giá trị trung bình của thang đo SDQ25.

3.4. Các vấn đề sức khỏe tinh thần của trẻ em có cha mẹ nhiễm HIV theo 5 hội chứng của SDQ25

Để hiểu rõ hơn nữa về thực trạng các vấn đề sức khỏe tinh thần của trẻ em có cha mẹ nhiễm HIV, chúng tơi cũng đã tìm hiểu về các vấn đề sức khỏe tinh thần của các em chia theo 5 hội chứng của thang đo SDQ25, đồng thời so sánh với các em khơng có cha mẹ nhiễm HIV để hiểu rõ hơn về các vấn đề này:

Các triệu chứng này đƣợc liệt kê theo bảng dƣới đây:

Bảng 3.3. Các vấn đề sức khỏe tinh thần của trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS chia theo 5 hội chứng.

Các vấn đề sức khỏe tinh thần Trẻ em khơng có cha mẹ có HIV Trẻ em có cha mẹ có HIV Hệ số p của phép kiểm định. Khơng có rối nhiễu N (%) Có rối nhiễu N (%) Khơng có rối nhiễu N (%) Có rối nhiễu N (%) Các triệu chứng về cảm xúc 44 (73,33) 16 (26,67) 9 (22,50) 31 (77,50) 0.000 Các vấn đề về hành vi 35 (58,33) 25 (41,67) 29 (72,50) 11 (27,50) 0.148 Tăng động 41 (68,33) 19 (31,67) 28 (70,00) 12 (30,00) 0.860 Quan hệ bạn bè 44 (73,33) 16 (26,67) 5 (12,50) 35 (87,50) 0.000

Giao tiếp xã hội 46 (76,67) 14 (23,33) 26 (65,00) 14 (35,00) 0.203

Trong nghiên cứu của mình về chức năng tâm lý giữa những trẻ bị ảnh hƣởng bởi HIV và ngƣời chăm sóc trẻ ở Haiti của Mary C. Smith Fawzi và cộng sự [23] đã chỉ ra rằng trẻ vị thành niên có mức độ lo âu cao, bao gồm, hay có cảm giác bồn chồn (86%), tăng động (83%) và lo lắng nhiều (56%). Kết quả nghiên cứu của Mary C. Smith có tỷ lệ tăng động cao hơn nhiều so với kết quả thu đƣợc từ nghiên cứu này, 83% so với 30%. Tuy nhiên, ở nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ trẻ em có các vấn đề về cảm xúc là 77,5%, cao hơn so với tỷ lệ trẻ em có lo lắng là 56% ở kết quả nghiên cứu của Smith. Kết quả khác nhau này đƣợc lý giải là do nghiên cứu của chúng tôi tập trung vào các vấn đề về cảm xúc (lo âu, trầm cảm...). Còn nghiên cứu của Smith chỉ tập trung vào vấn đề về lo âu. Hơn nữa, các thang đo khác nhau cũng không thể cho ra các kết quả giống nhau đƣợc.

Để có cái nhìn mang tính so sánh rõ hơn về các vấn đề sức khỏe tinh thần của nhóm trẻ em có cha mẹ nhiễm HIV và nhóm trẻ em khơng có cha mẹ nhiễm HIV theo 5 hội chứng của SDQ25, số liệu từ bảng trên đƣợc biểu thị bằng biểu đồ dƣới đây:

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Các triệu chứng về cảm xúc Các vấn đề về hành vi Tăng động Quan hệ bạn bè Giao tiếp xã hội Nhóm trẻ khơng bị ảnh hưởng bởi HIV

Nhóm trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV

Biểu đồ 3.3. So sánh Các vấn đề sức khỏe tinh thần theo 5 hội chứng giữa nhóm trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV và không bị ảnh hưởng bởi HIV

Nhìn vào biểu đồ ta thấy có 3 hội chứng mà nhóm trẻ em bị ảnh hƣởng bởi HIV có kết quả cao hơn rõ rệt so với nhóm trẻ em khơng bị ảnh hƣởng bởi HIV. Đầu tiên phải kể đến các triệu chứng về cảm xúc. Trong khi nhóm trẻ em khơng bị ảnh hƣởng bởi HIV có 26,67% có các vấn đề về cảm xúc thì ở nhóm trẻ bị ảnh hƣởng bởi HIV, con số này lên đến 77,5%. Điều này cũng dễ hiểu vì đa số các em trong nhóm này đều có hồn cảnh rất khó khăn, thiếu thốn tình thƣơng yêu của cha hoặc mẹ hoặc bị cộng đồng kỳ thị và phân biệt đối xử. Điều này ảnh hƣởng rõ nét lên tâm trạng của các em và khiến cho các em có những vấn đề rõ rệt về cảm xúc. Bên cạnh đó các em cũng có vấn đề nghiêm trọng trong các mối quan hệ với bạn bè. Trong khi có 26,67% các em trong nhóm khơng bị ảnh hƣởng bởi HIV có vấn đề trong mối quan hệ giao tiếp với bạn bè, thì có đến 87,5% các em trong nhóm bị ảnh hƣởng bởi HIV rối nhiễu ở lĩnh vực này. Đây là một con số rất lớn và làm ảnh hƣởng nghiêm trọng đến các mối quan hệ xã hội của trẻ em hiện nay và sau này. Với sự kỳ thị lớn từ cộng đồng, và cả sự tự kỳ thị chính bản thân mình, các em dần trở nên bị cơ lập trong xã hội. Các em khơng có bạn bè, các mối quan hệ bị hạn

chế. Điều này ngƣợc trở lại ảnh hƣởng đến sự tự tin của chính các em. Khơng có bạn bè khiến các em tự ty vào bản thân mình, đánh giá thấp bản thân mình. Điều này giống nhƣ một vòng trịn luẩn quẩn, khép kín, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần và sự phát triển của trẻ em.

Cũng từ việc khơng có các mối quan hệ bạn bè, thu mình, cơ lập và bị cơ lập, nhóm trẻ bị ảnh hƣởng bởi HIV cũng gặp nhiều vấn đề về giao tiếp xã hội với tỷ lệ là 35% so với 23,33% ở nhóm khơng bị ảnh hƣởng bởi HIV.

Bên cạnh các vấn đề chính về cảm xúc, giao tiếp xã hội và các mối quan hệ bạn bè, ở nhóm các vấn đề về hành vi, nhóm trẻ bị ảnh hƣởng bởi HIV lại thƣờng ít gặp vấn đề hơn so với nhóm trẻ khơng bị ảnh hƣởng bởi HIV. Trong khi có đến 41,67% trẻ trong nhóm khơng bị ảnh hƣởng bởi HIV gặp các vấn đề về hành vi thì con số này ở nhóm trẻ bị ảnh hƣởng bởi HIV chỉ có 27,5%. Ngồi ra, giữa hai nhóm trẻ khơng có sự khác biệt về tỷ lệ có các vấn đề về tăng động. Trong khi vấn đề về tăng động ở trẻ bị ảnh hƣởng bởi HIV là 30% thì ở nhóm trẻ khơng bị ảnh hƣởng bởi HIV là 31,67%, khơng có sự khác biệt đáng kể.

Nhƣ vậy, nhìn một cách tổng quát, ta có thể thấy vấn đề lớn nhất gặp phải ở nhóm trẻ bị ảnh hƣởng bởi HIV là nhóm các triệu chứng về cảm xúc (77,5%), quan hệ bạn bè (87,5%) và giao tiếp xã hội (35%). Với các vấn đề về hành vi (27,5%) và vấn đề về tăng động (30%), các em khơng có sự khác biệt đáng kể so với nhóm trẻ khơng bị ảnh hƣởng bởi HIV. Chính từ việc có những rối nhiễu ở 5 nhóm triệu chứng cao đã đẩy tỷ lệ trẻ có rối nhiễu tâm trí ở nhóm trẻ bị ảnh hƣởng bởi HIV lên con số đáng báo động là 47,5%.

3.5. Những yếu tố ảnh hƣởng tới sức khỏe tinh thần của trẻ bị ảnh hƣởng bởi HIV/AIDS

3.5.1. Mơi trường gia đình

3.5.1.1. Người chăm sóc trẻ

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng phần lớn trẻ trong nhóm trẻ bị ảnh hƣởng bởi HIV hiện đang sinh sống cùng ông bà, một số ít các em đƣợc sống cùng cha

hoặc chỉ có hoặc cha hoặc mẹ. Chỉ có một số rất ít các em đƣợc sống cùng cả cha và mẹ.

Để có cái nhìn khách quan hơn về tỷ lệ trẻ thiếu vắng tình thƣơng yêu của cha mẹ, nghiên cứu đã thực hiện sự so sánh giữa nhóm trẻ bị ảnh hƣởng bởi HIV và nhóm trẻ khơng bị ảnh hƣởng bởi HIV có cùng độ tuổi và hiện đang sinh sống trên cùng địa bàn. Bảng số liệu dƣới đây cho thấytỷ lệ trẻ em khơng bị ảnh hƣởng bởi HIV hồn tồn đƣợc cha mẹ chăm sóc thì ngƣợc lại, tỷ lệ trẻ em bị ảnh hƣởng bởi HIV không đƣợc sống cùng cha mẹ, phải nhờ đến bàn tay chăm sóc của ơng bà lại rất cao.

Bảng 3.4. Người chăm sóc chính của trẻ

Ngƣời chăm sóc chính của trẻ Nhóm trẻ khơng bị ảnh hƣởng bởi HIV N (%) Nhóm trẻ bị ảnh hƣởng bởi HIV N (%) Hệ số p của phép kiểm định Cha mẹ 60 (100) 27 (67,50) 0.00 Cơ dì chú bác 0 (0) 1 (2,50) Ông bà 0 (0) 12 (30,00)

Từ bảng số liệu trên có thể thấy 100% trẻ em trong nhóm khơng bị ảnh hƣởng bởi HIV hiện đang đƣợc cha mẹ chăm sóc. Trong khi đó con số này ở nhóm trẻ bị ảnh hƣởng bởi HIV là 67,5%. Có đến 30% trẻ em trong nhóm trẻ bị ảnh hƣởng bởi HIV hiện đang sống cùng ơng bà. Và có 2,5% các em phải sống cùng họ hàng nhƣ cơ dì chú bác do các em vừa mồ côi cha mẹ, vừa mất cả ông bà. Cuộc sống của những em này rất bấp bênh do ơng bà thì già yếu, khơng có nguồn thu nhập ổn định, lại hay ốm đau bệnh tật. Họ hàng ngƣời

thân ai cũng khó khăn, khơng ai dám đứng ra nhận ni. Chính vì vậy mà tƣơng lai của các em cũng rất mờ mịt, chƣa biết ngày mai sẽ thế nào. Những điều này làm ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần của các em.

Để trả lời cho câu hỏi vì sao chỉ có 67,5% trẻ em trong nhóm bị ảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên (chương trình thí điểm ) (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)