Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên (chương trình thí điểm ) (Trang 46 - 51)

Chƣơng : TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Nghiên cứu lý luận

Mục đích: Hệ thống hóa cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu.

Nội dung: Xác định một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài, bao gồm

các khái niệm về sức khỏe tinh thần, các vấn đề về sức khỏe tinh thần, dịch tễ học các vấn đề sức khỏe tinh thần của trẻ em có cha mẹ có HIV/AIDS.

Phương pháp: Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận đƣợc sử dụng chính là

phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu, nhằm hệ thống hóa lý thuyết, cũng nhƣ những nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nƣớc đã đƣợc đăng tải trên các sách báo, tạp chí và website về các vấn đề liên quan đến đề tài. Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận đƣợc thực hiện qua các giai đoạn nhƣ thu thập, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa.

2.2.2.Nghiên cứu bảng hỏi (anket)

Mục đích: Xác định tỉ lệ các vấn đề về sức khỏe tinh thần trẻ em gặp

phải và xác định các yếu tố nguy cơ ảnh hƣởng đến vấn đề sức khỏe tinh thần của trẻ em có cha mẹ nhiễm HIV.

Để đạt đƣợc mục đích trên, chúng tơi sử dụng 02 loại bảng hỏi:

Bảng hỏi 1: Bộ câu hỏi chẩn đốn sàng lọc rối nhiễu tâm trí Strengths and Difficulties Questionnaire (SDQ25) do tác giả Robert Goodman[31] thuộc viện tâm thần London xây dựng cách đây gần 20 năm. Năm 1994, bộ câu hỏi này chính thức đƣợc Tổ chức Y tế thế giới công nhận và khuyến cáo các nƣớc đang phát triển nhanh chóng đƣa vào sử dụng trong hệ thống chăm

sóc sức khỏe ban đầu. Bộ cơng cụ này đã đƣợc dịch ra 47 thứ tiếng và đƣợc đƣa vào sử dụng trong sàng lọc tỷ lê rối nhiễu tâm trí ở trẻ em có độ tuổi từ 4 – 16 tuổi ở trên 60 nƣớc. SDQ25 gồm 25 câu hỏi sàng lọc và đánh giá rối nhiễu tâm trí trong 5 lĩnh vực:

- Tăng động giảm chú ý (hyperactivity/inattention) - Rối loạn hành vi (conduct problems)

- Rối loạn cảm xúc (emotional symptoms)

- Rối nhiễu trong quan hệ bạn bè (peer relationship problem) - Mức độ thích ứng xã hội (prosocial behavior)

25 câu hỏi này đƣợc thiết kế và cấu trúc theo 2 dạng thích hợp cho hình thức trẻ tự điền, bố mẹ, thầy cô giáo tự điền, trong khoảng thời gian ngắn. Hệ thống điểm đƣợc xác định cho từng câu hỏi, ở ba trạng thái trả lời chính:

Khơng đúng, Đúng một phần Chắc chắn đúng. Tổng điểm để xét các ngƣỡng sàng lọc trẻ Bình thường, ranh giới rối nhiễu tâm trí và bệnh thay đổi theo hình thức thu thập thơng tin (phỏng vấn, trẻ tự điền, hoặc đánh giá của bố mẹ, thầy cơ giáo). Cụ thể, điểm tính cho mỗi câu hỏi nhƣ sau:

- Các câu 7, 11, 14, 21, 25 điền “Không đúng”: 2 điểm, “đúng một phần”: 1 điểm, và “Chắc chắn đúng”: 0 điểm.

- Các câu cịn lại, “Khơng đúng”: 0 điểm, “đúng một phần”: 1 điểm, và “Chắc chắn đúng”: 2 điểm

Tổng điểm để xét các ngƣỡng sàng lọc: trẻ bình thƣờng, ranh giới rối nhiễu tâm trí và bệnh thay đổi theo hình thức thu thập thơng tin (trẻ tự điền hoặc đánh giá của bố mẹ, thầy cô giáo – bảng 2.1).

Bảng 2.1. Ngưỡng đánh giá rối nhiễu tâm trí của bộ câu hỏi SDQ25 phiên bản tiếng Anh (Robert Goodman, 1997)

Hình thức đánh giá

Tổng điểm từ SDQ25

Trẻ tự điền 0 – 15 16 – 19 20 – 40

Cha mẹ 0 – 13 14 – 16 17 – 40

Thầy cô giáo 0 – 11 12 – 15 16 – 40

Ghi chú: Tổng điểm tối đa 40 không xét các câu về mức độ thích ứng xã hội (prosocial behavior) bao gồm các câu: 1, 4, 9, 17, 20.

Ở các nƣớc phát triển, bộ công cụ SDQ25 đã đƣợc đƣa vào sử dụng rộng rãi trong hệ thống chăm sóc sức khỏe trẻ em. Ở Việt Nam, bộ cơng cụ này cũng đã đƣợc Trung tâm nghiên cứu và Đào tạo phát triển cộng đồng xác định độ nhạy, độ đặc hiệu, ngƣỡng chẩn đoán cho từng phƣơng thức thu thập thông tin và đối tƣợng cung cấp thông tin (Bảng 2.2).

Bảng 2.2. Ngưỡng đánh giá rối nhiễu tâm trí của bộ câu hỏi SDQ25 phiên bản tiếng Việt của trung tâm Nghiên cứu và đào tạo phát triển

cộng đồng (2005) Đối tƣợng và phƣơng thức thực hiện Ngƣỡng chẩn đoán Độ nhậy Độ đặc hiệu Trẻ tự điền 13/14 65% 62% Bố mẹ tự điền 13/14 66% 61%

Giáo viên tự điền 12/13 72% 76%

Phỏng vấn bố mẹ 12/13 66% 66%

Phỏng vấn thầy cô giáo 9/10 76% 79%

Chúng tơi lựa chọn bộ cơng cụ SDQ25 này vì tính ngắn gọn, dễ dàng sử dụng tại cộng đồng. Một phần vì những trẻ và gia đình của trẻ đƣợc điều tra trong nghiên cứu là trẻ có cha mẹ nhiễm HIV, sự kỳ thị và tự kỳ thị rất cao, các em ngại tiếp xúc và chia sẻ với điều tra viên nên yêu cầu một bộ công cụ ngắn gọn, dễ điền, dễ hiểu đƣợc đặt lên hàng đầu.

Bộ công cụ SDQ25 đƣợc xử lý theo hai cách. Cách thứ nhất, chúng tơi tính điểm tổng của thang đo để xác định trẻ có rối nhiễu nói chung. Cách thứ hai tính điểm theo 5 lĩnh vực của thang đo: Tăng động giảm chú ý (gồm các câu 2, 10, 15, 21, 25); Rối loạn hành vi (gồm các câu 5, 7, 12, 18, 22); Rối loạn cảm xúc (gồm các câu 3, 8, 13, 16, 24); Rối nhiễu trong quan hệ bạn bè (gồm các câu 6, 11, 14, 19, 23); Mức độ thích ứng xã hội (gồm các câu 1, 4, 9, 17, 20).

Bảng hỏi 2: Bên cạnh bảng hỏi nhằm xác định tỉ lệ các vấn đề về sức

khỏe tinh thần trẻ em gặp phải, nghiên cứu cũng sử dụng bảng điều tra hộ gia đình. Bảng hỏi này dựa trên các yếu tố nguy cơ gây ra các vấn đề về sức khỏe tinh thần của trẻ em có cha mẹ nhiễm HIV/AIDS nhằm cung cấp thêm các thông tin về tình trạng nhiễm HIV của cha mẹ trẻ, tình trạng mồ cơi, tình trạng kinh tế gia đình, sự lạm dụng chất, bạo hành gia đình và sự kỳ thị và phân biệt đối xử đối với trẻ.

Từ bảng hỏi này để tìm ra mối liên hệ giữa ảnh hƣởng của HIV/AIDS nhƣ Sự kỳ thị, tình trạng nhiễm HIV của cha mẹ, tình trạng sức khỏe thể chất và tinh thần của ngƣời chăm sóc chính của trẻ, sự lạm dụng chất, bạo hành gia đình và các vấn đề về sức khỏe tinh thần mà trẻ gặp phải.

2.2.3. Phương pháp thống kê

Để trình bày và phân tích số liệu, chúng tơi sử dụng chƣơng trình phần mềm thống kê STATA dùng trong môi trƣờng Window, phiên bản 11.

Các thơng số và phép tốn thơng kê đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này là: + Phân tích sử dụng thống kê mơ tả với các chỉ số:

Điểm tổng SDQ25 (khơng tính các câu về sự thích ứng xã hội và các câu 7, 11, 14, 25 đƣợc tính điểm ngƣợc lại với các câu còn lại).

Tỷ lệ rối nhiễu tâm trí giữa hai nhóm trẻ bị ảnh hƣởng và không bị ảnh hƣởng bởi HIV.

Tỷ lệ rối nhiễu tâm trí trong 5 lĩnh vực: Tăng động giảm chú ý; Rối loạn hành vi; Rối loạn cảm xúc; Rối nhiễu trong quan hệ bạn bè; Mức độ thích ứng xã hội.

Mối tƣơng quan giữa tỷ lệ rối nhiễu tâm trí và các yếu tố nguy cơ bao gồm: tỷ lệ mồ cơi; Tỷ lệ bạo hành gia đình; Tỷ lệ lạm dụng chất; Tỷ lệ trẻ bị bỏ rơi; Tình trạng kinh tế gia đình; Tỷ lệ trẻ bị kỳ thị và phân biệt đối xử; Tỷ lệ ngƣời chăm sóc trẻ cảm thấy hạnh phúc với cuộc sống gia đình; Tỷ lệ trẻ tự kỳ thị chính bản thân mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên (chương trình thí điểm ) (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)