2.3. Đề xuất hệ thống câu hỏi mở phần Văn học dân gian
2.3.1. Khái quát đặc trưng chủ yếu của một số thể loại của Văn học dân gian trong
trong chương trình Ngữ văn cấp THCS
2.3.1.1. Truyền thuyết
- Nội dung:
+ Kể về những sự kiện và nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử) theo quan điểm đánh giá của dân gian. Trong chương trình Ngữ văn THCS có truyền thuyết về “Con Rồng cháu Tiên”, “Bánh chưng bánh giầy”, “Thánh Gióng”, “Sơn Tinh Thủy Tinh” và “Sự tích Hồ Gươm”.
- Đặc điểm nghệ thuật:
+ Là những tác phẩm văn xi tự sự có dung lượng vừa phải.
+ Có sự tham gia của những chi tiết, của các sự việc có tính chất thiêng liêng kì ảo (các nhân vật thần, các đồ vật kì ảo có phép lạ hay những sự biến thân).
2.3.1.2. Truyện cổ tích
- Nội dung:
+ Là những câu chuyện kể về số phận của những con người bình thường hay bất hạnh trong xã hội (chàng trai nghèo, người thông minh, người em, người đi ở, chàng ngốc,…). Chương trình Ngữ văn 6 đưa truyện cổ tích Thạch Sanh (thuộc kiểu nhân vật dũng sĩ), Em bé thông minh (thuộc kiểu nhân vật thông minh). Ngồi ra, chương trình cịn giới thiệu thêm hai truyện cổ tích nước ngồi, đó là: Cây bút thần
(truyện cổ tích Trung Quốc), Ơng lão đánh cá và con cá vàng (truyện cổ tích của A. Pu-skin).
+ Thể hiện ước mơ và công lý muôn đời của nhân dân. - Đặc điểm nghệ thuật:
+ Là những tác phẩm văn xi tự sự.
+ Cốt truyện và hình tượng đều được hư cấu rất nhiều.
+ Có sự tham gia của nhiều yếu tố kì ảo hoang đường (nhân vật thần… các vật thần kì ảo như cây bút thần,… hoặc những sự biến hố kì ảo,…). + Thường có một kết cấu quen thuộc: Nhân vật chính gặp khó khăn hoạn
2.3.1.3. Truyện cười
- Nội dung: Phản ánh những điều kệch cỡm, rởm đời trong xã hội, những sự việc xấu hay trái với lẽ tự nhiên trong cuộc sống mà có tiềm ẩn những yếu tố gây cười. Chương trình Ngữ văn THCS đưa vào giảng dạy ở lớp 6 hai truyện, đó là: “Treo biển” và “Lợn cưới, áo mới”.
- Đặc điểm nghệ thuật: Dung lượng ngắn, kết cấu chặt chẽ, mâu thuẫn phát triển nhanh, kết thúc bất ngờ và độc đáo.
2.3.1.4. Truyện ngụ ngôn
- Nội dung:
+ Truyện ngụ ngơn là truyện kể có tính chất thế sự, dùng cách ẩn dụ để thuyết minh cho một chủ đề luân lý,triết lý, một quan niệm nhân sinh hay một nhận xét về thưc tế xã hội.
+ Trong chương trình Ngữ văn THCS, truyện ngụ ngôn được giảng dạy là “Ếch ngồi đáy giếng”, nhằm phê phán thói hư, tật xấu của con người: đó là thói huyênh hoang đi kèm với bệnh chủ quan; hay ẩn chứa những triết lý dân gian được đúc kết trong cuộc sống hàng ngày như: “Thầy bói xem voi”, “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”.
- Đặc điểm nghệ thuật:
+ Kết cấu truyện ngụ ngơn thường ngắn, ít tình tiết thường mỗi truyện chỉ một tình tiết trong khi câu chuyện cổ tích thường có đầu có đi. Nét đặc biệt trong kết cấu của truyện ngụ ngơn là phần truyện kể nổi lên cịn phần ý nghĩa lắng đọng lại mà người đọc tự rút ra.
+ Nhân vật trong ngụ ngôn rất đa dạng, có thể là bất cứ cái gì trong vũ trụ: từ con người , thần linh đến loài vật, cây cỏ ...Nhân vật trong truyện ngụ ngôn được xây dựng qua sự đối lập giữa thông minh và ngu ngốc, tốt bụng và xấu xa, bé nhỏ và to lớn...
+ Truyện ngụ ngôn thường dùng những ẩn dụ thông qua ngôn ngữ hàm súc.
Tác giả dân gian còn miêu tả đặc điểm phổ biến của các con vật để biểu trưng cho con người . Từng con vật tiêu biểu cho từng loại người trong xã hội. Chẳng hạn như ếch ngồi đáy giếng...
2.3.1.4. Ca dao – dân ca
- Nội dung:
+ Ca dao, dân ca là tấm gương phản chiếu trung thực về cuộc sống mn màu, mn vẻ của nhân dân. Đó là cuộc sống cần cù, giản dị và chất phác, đậm đà phong vị dân tộc.
+ Chương trình Ngữ văn THCS đề cập và đưa vào giảng dạy mảng ca dao thể hiện tình yêu: tình yêu quê hương, đất nước, con người, tình cảm gia đình, ca dao than thân và ca dao châm biếm...
- Đặc điểm nghệ thuật:
+ Ca dao, dân ca sử dụng ngôn ngữ thơ ca mộc mạc, giản dị, chân thực, đẹp đẽ, hồn nhiên, trong sáng, được gọt giũa, chắt lọc qua nhiều thế hệ; là sự kết hợp hài hịa giữa tính dân tộc và tính chất địa phương, giữa lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân và ngơn ngữ thơ ca bác học.
+ Ca dao, dân ca sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật tu từ như so sánh, ẩn dụ, nhân hóa...
+ Ca dao, dân ca có kết cấu ngắn gọn, thể hiện rõ dấu ấn của lối đối đáp, trò chuyện, chứa đựng những công thức truyền thống dân gian đặc thù như lặp lại câu mở đầu “Thân em”, “Ước gì”, “Chiều chiều”...
2.3.1.5. Tục ngữ
- Nội dung:
+ Tục ngữ bao quát một phạm vi phản ánh rộng lớn về tự nhiên, xã hội, đúc kết những kinh nghiệm về lao động sản xuất, ghi nhân các hiện tượng lịch sử xã hội, hoặc thể hiện triết lý dân gian về nhân tình thế thái. Tục ngữ được ví như “Túi khơn dân gian”. Nói như Go-rơ-ki: “Tục ngữ diễn đạt rất hồn hảo toàn
bộ kinh nghiệm sống, kinh nghiệm xã hội lịch sử của nhân dân lao động”.
(Go-rơ-ki bàn về văn học, NXB Văn học, H.,1965, tập I, trang 229). + Chương trình Ngữ văn THCS đưa vào giảng dạy các nội dung sau:
Bảng 2.1. Các nội dung giảng dạy của tục ngữ
STT Nội dung của tục ngữ Giá trị
1 Tục ngữ về thiên nhiên - Là kho tri thức quý giá cung cấp những kinh nghiệm “dự báo thời tiết”.
2 Tục ngữ về lao động sản xuất
- Cung cấp cho chúng ta những hiểu biết về quan niệm và kinh nghiệm lao động của cha ông một thời, kể cả những kinh nghiệm đã quá lạc hậu so với hiện tại.
3 Tục ngữ về con người và xã hội
- Đánh giá phẩm chất con người, các câu tục ngữ đã đưa ra lời khuyên: về giá trị, con người là quý nhất; con người phải biết sống trong sạch, giữ gìn phẩm giá và danh dự của mình.
- Khuyên con người về quan hệ ứng xử, cụ thể là: Đoàn kết tạo nên sức mạnh; phải biết sống ân nghĩa, thủy chung ở đời, sống bằng lòng nhân ái, vị tha.
- Khuyên con người cần biết cách học tập, tu dưỡng: cần học qua thầy cô, học ở bạn bè; cần bồi dưỡng cách giao tiếp, phải biết học từ cái nhỏ đến cái lớn; học một cách toàn diện, tỉ mỉ.
- Đặc điểm nghệ thuật:
+ Tục ngữ là nơi lưu giữ bao “lời hay ý đẹp”, thể hiện rõ thế mạnh của ngơn ngữ và tiếng nói đậm đà bản sắc dân tộc của nhân dân ta. Tục ngữ có hình thức kết cấu gọn nhẹ, chặt chẽ, cơ đọng, mỗi từ trong câu đều có vai trị quan trọng đến mức nếu thay đổi trật tự một từ nào đó thì sẽ phá vỡ tồn bộ câu tục ngữ. + Hình thức cấu trúc đặc trưng của câu tục ngữ là cấu trúc đối xứng với sự tương
ứng đều đặn giữa các thành phần trong câu với các vế: cân bằng về số lượng từ, cân xứng về từ loại, cùng loại về chức năng ngữ pháp. Các câu tục ngữ đều
có vần, gồm 2 loại: vần liền và vần cách. Các kiểu ngắt nhịp được thể hiện khá linh hoạt: trên cơ sở yếu tố vần, trên cơ sở các vế, trên cơ sở đối ý, đối thanh. + Tính đa nghĩa là một đặc điểm quan trọng của tục ngữ. Tục ngữ không khái
quát kinh nghiệm một cách trừu tượng, khô khan mà thường dùng cách nói nghệ thuật. Mỗi câu tục ngữ đều dùng hình ảnh, sự việc, hiện tượng cụ thể để nói lên ý niệm trừu tượng, dùng cái cá biệt để nói lên cái phổ biến. Vì vậy, ở mỗi câu tục ngữ thường có hai nghĩa: nghĩa đen (nghĩa hẹp) và nghĩa bóng (nghĩa mở rộng). Cái cụ thể, cá biệt tạo nên nghĩa đen; cái trừu tượng, phổ biến tạo nên nghĩa bóng.
+ Qua tục ngữ có thể thấy cách nhân dân phát huy những ưu điểm của Tiếng Việt về mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ nghĩa, ngữ pháp để biểu hiện tư tưởng của mình. Lối nói trong tục ngữ là lối nói hình tượng với sự xuất hiện của các hình ảnh ẩn dụ, so sánh, nhân hóa.
2.3.1.6. Sân khấu dân gian
Chương trình Ngữ văn THCS đưa chèo vào giảng dạy với đoạn trích: “Nỗi
oan hại chồng” trích “Quan Âm thị Kính”.
- Về nội dung:
+ Chèo chú ý giới thiệu những mẫu mực về đạo đức, tài năng để mọi người noi theo. Bên cạnh việc cảm thông với số phận ki kịch của người lao động, người phụ nữ, đề cao phẩm chất và tài năng của họ, chèo còn châm biếm, đả kích trực tiếp và mạnh mẽ những điều bất công, xấu xa trong xã hội phong kiến đương thời.
- Đặc điểm nghệ thuật:
+ Chèo có một số loại nhân vật truyền thống với những đặc trưng tính cách riêng như: thư sinh thì nho nhã, điềm đạm; nữ chính: đức hạnh, nết na; nữ lệch: lẳng lơ, bạo dạn; mụ ác: tàn nhẫn, độc địa. Hề chèo là những vai hài
mang đến tiếng cười thông minh, hả hê và sâu sắc cho người xem.
+ Nhân vật chèo khi bước ra sân khấu, đầu tiên phải tự xưng danh, sau đó mới bước vào diễn tích. Tính chất ước lệ và cách điệu của sân khấu chèo thể hiện rất cao qua nghệ thuật hóa trang, nghệ thuật hát, múa của các nhân vật.Chẳng hạn, nhân vật lão thì mặc áo điều, quần lụa bạch, vận động trên
sân khấu theo đường gãy khúc và đường tròn, điệu đi giật cục, chân lảo đảo, thường hát điệu bình tiểu. Nhân vật nữ chính mặc áo hồng lồng xa đen, vận động trên sân khấu theo góc vng, đường thẳng, tư thế ngay thẳng, để quạt che kín đáo, thường hát điệu sử bằng. Cịn nhân vật nữ lệch: dán cao ở thái
dương, vận động theo đường lượn sóng khuếch đại quá mức, đảo mắt nhiều, dáng đi ưỡn ẹo, nhiều chuyển động đột ngột, thường hát điệu cấm giá, sắp chợt...