Lao động việc làm của những hộ điều tra

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp tới đơi sống người dân (Trang 45 - 49)

ẢNH HƯỞNG VIỆC THU HỒI ĐẤT TỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN XÃ KỲ PHƯƠNG

4.4.1.Lao động việc làm của những hộ điều tra

Đời sống ln gắn liền với việc làm, có việc làm mới tạo ra nguồn thu nhập nhằm bảo đảm cuộc sống hiện tại của những hộ bị mất đất nói chung và những hộ mất đất nơng nghiệp nói riêng. Lao động là một phương tiện để sinh hoạt, là nguồn chân chính của những thu nhập đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển của mỗi thành viên và toàn xã hội. Như vậy sự biến động lao động ảnh hưởng rất lớn đến sự thay đổi thu nhập của hộ. Qua điều tra, tình hình lao động của hộ được thể hiện qua bảng sau :

Bảng 3.3: tình hình việc làm của các hộ điều tra trước và sau khi thu hồi đất (nhân khẩu)

Số lượng Tỷ lệ Trước khi thu hồi (người) Sau khi thu hồi (người) Trước khi thu hồi (%) Sau khi thu hồi (%)

Trong độ tuổi lao động 175 175

Có việc làm

+ Lao động có việc ổn định 18 115 10,3 65,7

+ Lao động theo thời vụ 147 0 84 0

Khơng có việc làm

+ Đang học 10 5 5,7 2,9

+ Thất nghiệp 55 0 31,4

Nguồn: Kết quả điều tra Từ tổng hợp điều tra thì các hộ chủ yếu sản xuất nơng nghiệp, thu nhập chính của họ là các nơng sản. Một số hộ hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp như cơng chức nhà nước, cơng nhân...nhưng những hộ đó vẫn có sản xuất nơng nghiệp, tức là chỉ một đến hai thành viên hoạt động trong lĩnh vực phi nơng nghiệp và họ

vẫn có đất nơng nghiệp để sản xuất. Như vậy công việc chủ yếu của các hộ điều tra phụ thuộc vào các cây trồng, vật ni trong nơng nghiệp, hay nói cách khác họ phụ thuộc vào đất nông nghiệp. Khi đất nơng nghiệp khơng cịn nữa tất nhiên những lao động hoạt động là nông nghiệp cũng phải thay đổi ngành nghề.

Kết quả điều tra cho thấy trong 60 hộ điều tra có 175 người trong độ tuổi lao động. Trước khi thu hồi đất có 18 người lao động trong lĩnh vực phi nơng nghiệp, chiếm 10,3% trong đó có 7 cơng nhân đi lao động nơi khác, có 10 người là cán bộ cơng chức nhà nước và có 1 người là công nhân tại địa phương. Chỉ với 18 người trong tổng là 175 người có thu nhập ổn định trong ngắn hạn như vậy ta thấy rõ được tính bấp bênh trong công việc của các hộ điều tra. Bên cạnh đó có một điều đáng lưu ý là chỉ có 1 người là cơng nhân lao động ở địa phương, trong khi ở địa phương có một mỏ đá cần nhiều công nhân để làm việc mỗi ngày. Do hạn chế trong đề tài nên tơi khơng thể tìm hiểu lý do, nhưng đây là một vấn đề cần được chính quyền địa phương quan tâm. Mặc dù đất nông nghiệp không màu mỡ, năng suất cây trồng lúc bấy giời chưa cao cộng với việc lao động trong nơng nghiệp có tính nơng nhà cao nhưng có tới 147 người chiếm 84% trong tổng số nhân khẩu trong độ tuổi lao động của các hộ điều tra là làm nơng. Điều đó làm cho thu nhập của người dân bấp bênh, thiếu thốn. Và có 10 người là học sinh đang đi học, con số này chiếm 5,7%. Từ đó ta thấy sự mất cân đối khá rõ ràng trong cơ cấu lao động của các hộ được điều tra.

Sau khi thu hồi đất việc làm của người dân thay đổi một cách rõ thấy. Từ chỉ có 18 người hoạt động trong lĩnh vực phi nơng nghiệp lên tới 115 người có cơng việc ổn định, chiếm 65,7%, vì mất đất mà những người dân trong độ tuổi lao động có động lực di chuyển lên thành phố hoặc xuất khẩu lao động kiếm sống, con số đó là 16 người tăng thêm 9 người so với trước khi thu hồi đất. Bên cạnh việc mất đất song song với nó là KKT Vũng Áng ra đời tạo ra nhiều cơ hội việc làm hơn cho người dân trong huyện, đặc biệt là cơ hội lớn hơn với những hộ dân nằm trong khu vực dự án như xã Kỳ Phương. Nên số công nhân tại địa phương tăng từ 1 người lên tới 65 người trong các hộ điều tra, điều này thấy được một sự khả quan nhẹ trong

công tác lao động việc làm và khi làm công nhân ở các KKT cần có các hợp đồng trong ngắn hạn nên cơng nhân có thể coi là một cơng việc có thu nhập ổn định trong một thời gian. Do nằm trong khu vực dự án nên lượng người đổ về đây làm công nhân khá đông nên những người dân địa phương đã tận dụng những cơ hội đó tăng thêm thu nhập cho gia đình bằng việc bn bán. Với những số tiền ít ỏi từ việc đất được đền bù sau khi đã tiêu xài họ bỏ ra một ít vốn cho việc xây quán bán hoặc đấu thầu các gian hàng ở chợ để buôn bán. Đây là những người biết tận dụng cơ hội, dùng óc tư duy để làm ăn với tiêu chí “thua keo này ta bày keo khác” và họ đã bỏ vốn ra để xây quán hoặc đấu thầu các gian hàng ở chợ nên đây có thể coi là những cơng việc ổn định trong ngắn hạn. Trong tổng là 175 người có 5 ngưới là sinh viên, chiếm 2,9% những người này đều là những học sinh đang đi học nằm trong độ tuổi lao động trước khi thu hồi đất nông nghiêp đã đậu vào các trường cao đẳng, đại học.

Có một điều đáng quan tâm nhất là trước khi thu hồi đất trong 60 hộ khơng có người nào thất nghiệp, phần đa họ tận dụng những thành viên trong gia đình của mình trong độ tuổi lao động để sản xuất nơng nghiệp. Tuy là mang tính thời vụ nhưng những người này vẫn tạo ra được một số thu nhập hằng năm. Sau khi thực hiện chính sách thu hồi đất có tới 55 người trong tình trạng thất ngiệp, chiếm tới 31,4%. Đây mà là một con số đang lo. Vì sau khi thu hồi đất nơng nghiệp ắt hăn chính quyền địa phương sẽ có các chính sách đào tạo việc làm ở địa phương. Nhưng những con số mà người dân cho biết trong quá trình điều tra vê vấn đề thất nghiệp là đang tăng.

Như vậy khi thu hồi đất nông nghiệp trong cuộc điều tra cho thấy có tăng thêm việc làm nhờ khu kinh tế chuẩn bị mở ra nhưng bên cạnh đó làm cho tỷ lệ thất nghiệp tăng cao hơn khi họ cịn là những người nơng dân. Vậy liệu điều đó ảnh hưởng tới thu nhập của người dân như thế nào? Điều đó tơi sẽ làm rõ ở phần thu nhập của người dân.

trước khi thu hồi đất (nhân khẩu)

Nguồn: Kết quả điều tra

Biểu đồ 3.3 Biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động của các hộ điều tra sau khi thu hồi đất (nhân khẩu)

Nguồn: Kết quả điều tra Nguyên nhân của tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm của người bị thu hồi đất một phần là do sự phát triển của các ngành công nghiệp và thương mại dịch vụ chưa đáp ứng đủ nhu cầu giải quyết việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó, sau khi bị thu hồi đất, những người nông dân bị mất tư liệu sản xuất, mất nguồn thu từ đất, bản thân người lao động, vốn xuất phát từ nơng dân, có nhiều hạn chế về năng lực và trình độ văn hố cũng như trình độ chun mơn nghề nghiệp, chưa hình thành được tác phong công nghiệp nên không đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động. Khơng ít người, sau một thời gian được nhận vào làm việc tại các nhà máy, các khu công nghiệp, do không đáp ứng được yêu cầu nên lại thất nghiệp. Điều này gây khó khăn cho cuộc sống của chính bản thân người lao động, đồng thời cũng gây ra khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc thu hút lao động và ổn định sản xuất.

Bên cạnh những nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạnh thất nghiệp hiện nay của người dân mất đất cũng cần phải nhắc đến một vấn đề cũng rất đáng lưu ý là nhận thức của người lao động còn thụ động, ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của nhà nước, vào tiền đền bù mà khơng tự tìm cho mình cố gắng vượt qua khó khăn tìm kiếm việc làm. Tâm lý chờ nhận sự ưu đãi từ Nhà nước và các doanh nghiệp mà khơng có sự chuẩn bị nghề nghiệp mới đang tồn tại một cách khá phổ biến ở người lao động. Hơn nữa các doanh nghiệp khi thu hồi đất xây dựng các khu công nghiệp đều cam kết sẽ giải quyết việc làm cho lao động địa phương nhưng thực tế số người tìm được việc làm chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Có một nguyên nhân khiến người dân đang thất nghiệp “tạm thời” là do chính sách của chính quyền địa phương khơng tốt trong công tác đào tạo ngành nghề cho

những hộ mất đất nơng nghiệp. Chính quyền địa phương xã Kỳ Phương có nêu lên một số chính sách đào tạo việc làm, mà cụ thể ở đây là đào tạo nghề may và nghề nấu ăn. Nhưng khi đào tạo xong thì người dân phải chờ để có việc làm. Theo kết quả

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp tới đơi sống người dân (Trang 45 - 49)