Biện pháp 1: Gợi động cơ, kích thích nhu cầu tự học của học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện năng lực tự học cho học sinh thông qua dạy học nội dung bất đẳng thức trong chương trình toán trung học phổ thông (Trang 26 - 30)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.3. Một số biện pháp rèn luyện năng lực tự học cho học sinh thông

2.3.1. Biện pháp 1: Gợi động cơ, kích thích nhu cầu tự học của học sinh

Mới bước vào cấp THPT, HS còn quen với cách học ở bậc THCS nên còn thụ động trong tiếp nhận tri thức. Vì vậy, ở giai đoạn này trước tiên người HS

không thể tự học nếu các em thiếu đi sự mong muốn tự mình “tìm tịi” tri thức, thiếu đi niềm tin vào chính mình. GV cần có biện pháp khuyến khích sự phát triển nội lực của HS, khơi dậy hứng thú học tập để từ đó kích thích HS tự tìm tịi, tự chiếm lĩnh tri thức. HS có nhu cầu tự học và niềm tin vào khả năng tự học của bản thân mình. Theo GS. TSKH. Nguyễn Cảnh Tồn: “Khi bắt đầu u thích tốn rồi thì sẽ tự giác học tập, say sưa học tập”.

Nhưng kích thích nhu cầu tự học bằng cách nào?

Thứ nhất, GV cần tác động đến tình cảm của học sinh. GV bồi dưỡng cho

học sinh ý chí vươn lên trong học tập. Ví dụ, GV nêu lên những hạnh phúc khi đỗ đại học, niềm vui, hãnh diện của bản thân, gia đình, bạn bè khi các em thành đạt, bạn bè nể phục… Theo GS. TSKH. Nguyễn Cảnh Tồn: “Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp…) và có khi cả cơ bắp (khi phải sử dụng công cụ) cùng các phẩm chất của mình, rồi cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan (như trung thực, khách quan, có chí tiến thủ, khơng ngại khó ngại khổ, lịng say mê khoa học, ý muốn thi đỗ, biết biến khó khăn thành thuận lợi,…) để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình”. Một khi đã có ý chí thì người học sẽ tìm đủ mọi cách để thực hiện ước muốn học tập cho bằng được và đó là cơ sở cho năng lực tự học hình thành và phát triển. Đóng góp chính của quan điểm này là giải thích cho khả năng phát triển khơng ngừng của năng lực tự học vì con người thường ln mong muốn những gì tốt đẹp hơn những cái mà họ hiện tại đang có.

Để rèn luyện năng lực tự học cho HS bên cạnh vai trị quan trọng của người GV thì việc tạo mơi trường thuận lợi để các em tự học cũng có ảnh hưởng khơng nhỏ. Giáo viên cần tạo cho học sinh một cảm giác thoải mái, hứng thú với các hoạt động trong giờ dạy học tốn, để các em ln chủ động, tự tin vào khả năng học tốn của bản thân và có ý chí vươn lên hơn nữa. Nếu tâm lý thoải mái thì con người mới phát huy cao độ sức năng động của tư duy. Ở trường học, GV có thể thành lập các nhóm nhỏ học tập dựa trên các nhóm bạn bè cho các em. Việc trao đổi, tranh luận, giúp đỡ nhau trong học tập nhằm vượt qua những khó khăn làm nảy nở các sáng

kiến, phát triển lịng u thích học tập và củng cố niềm tin vào bản thân các em. GV cũng cần thông báo cho gia đình những biện pháp giúp các em tự học như tạo thời gian, động viên, mua thêm tài liệu... Gia đình là nguồn động viên tinh thần quý giá và cũng là nơi kiểm tra đánh giá sát sao việc học tập cho các em.

Thứ hai, gợi động cơ xuất phát từ nội bộ toán học và thực tiễn. GV hướng

dẫn cho HS thấy ý nghĩa của mơn tốn. Với mỗi phần toán học, giáo viên hướng dẫn cho học sinh các ứng dụng của nội dung đó trong các nội dung tốn học khác hoặc ứng dụng trong thực tiễn. Các em sẽ thấy được ý nhĩa của việc học. GV khơi dậy được lịng ham hiểu biết của các em. Ví dụ: Với giờ học bất đẳng thức, GV đưa ra phiếu học tập: PHIẾU HỌC TẬP Họ và tên: ................................................ Lớp.........Trường...................................... Bài tập 1: Hãy so sánh 30 20 20 2 3 4 và 3.520 Bài tập 2: Giải phương trình 5

x 1 1 x  

Bài tập 3: Giải bất phương trình  2012  2014

2x 1  3y4 0 Với bài tập 1, ta nhận xét 30 10 10 20 10 10 20 10 10 2 8 25 3 9 25 4 16 25       Cộng từng vế các bất đẳng thức cùng chiều ta có bất đẳng thức 30 20 20 10 20 2 3 4 3.25 3.5

Như vậy, với sử dụng bất đẳng thức, HS có thể so sánh các biểu thức với mũ rất lớn mà khơng sử dụng máy tính.

Với bài tập 2, học sinh quan sát thấy rất phức tạp, tìm điều kiện để bình phương hai vế, được phương trình bậc cao, rất khó giải. Nhưng nếu tinh ý, ta sẽ thấy ngay, với việc sử dụng bất đẳng thức và tính chất của bất đẳng thức, việc giải phương trình sẽ đơn giản hơn rất nhiều.

Điều kiện xác định: x 1, suy ra x51, vế phải không âm, vế trái khơng dương. Vậy phương trình chỉ có nghiệm khi x=1.

Với bài tập 3, bất phương trình có số mũ rất lớn, khơng thể giải bằng phương pháp biến đổi tương đương. Nhận xét, mũ của các biểu thức là mũ chẵn, nên ta có thể sử dụng bất đẳng thức a2n  0 n, ta có:     2012 2014 2x 1 0 x 3y 4 0 y           Sử dụng tính chất cộng các bất đẳng thức cùng chiều, ta có:  2012  2014 2x 1  3y4  0 x, y .

Bất phương trình có nghiệm khi và chỉ khi

1 x 2x 1 0 2 4 3y 4 0 y 3                 .

Với phiếu học tập trên, học sinh thấy ý nghĩa rất lớn của bất đẳng thức trong các dạng tốn khác: so sánh, giải phương trình, bất phương trình…Học sinh tích cực tìm tịi, học bất đẳng thức.

Thứ ba, yêu cầu của GV phải vừa sức với từng đối tượng học sinh. Giáo viên

cần xác định độ khó của nội dung tốn học cần dạy cho học sinh phù hợp với năng lực người học và mục tiêu dạy học. Độ khó của nội dung tốn học là rào cản ảnh hưởng trực tiếp đến cảm giác hứng thú của học sinh trong quá trình học động tiếp nhận kiến thức. Trong dạy học toán ở THPT, học sinh chỉ hứng thú khi các em hiểu bài, tự giải quyết được những yêu cầu của người thầy giáo cho, đặc biệt là chính các em tự phát hiện ra vấn đề.

Học sinh khá giỏi và học sinh yếu kém, độ hứng thú với các nội dung toán học là khác nhau. Cụ thể, học sinh khá giỏi thường khơng hứng thú trược những bài tốn quá dễ hoặc các dạng toán đã được giải nhiều lần. Các em thích những bài tốn mới lạ, những bài tốn mang nội dung khó với nhiều cách giải khác nhau, trong đó có cách giải độc đáo khác thường. Song, những học sinh yếu kém lại rất sợ bài tốn khó. Đứng trước các bài tốn khó, học sinh yếu kém thường không chủ động và

không thật tin vào khả năng của mình. Điều đó dẫn đến nhiều em lơ là, chểnh mảng học, không tuân theo sự hướng dẫn của thầy chứ chưa nói đến việc tự học.

Từ cơ sở khoa học trên, để tạo hứng thú của học sinh, trước tiên người giáo viên dạy toán phải xác định đúng đối tượng người học để chuẩn bị nội dung dạy toán cho phù hợp. Muốn vậy, ngồi việc cần đầu tư đích đáng cho việc chuẩn bị bài dạy, người giáo viên cịn phải có độ am hiểu về nội dung chương trình, những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng cần đạt của học sinh đã được quy định ở từng chương, từng bài cụ thể. Ngồi ra, người thầy cịn phải có khả năng nắm bắt học sinh về các mặt như năng lực toán học, tâm sinh lý…Bên cạnh các vấn đề kể trên, cần phải nói đến một yếu tố quan trọng thuộc về năng lực của người dạy có ảnh hưởng lớn đến việc tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học tốn. Giáo viên cần có nghệ thuật khai thác, phát triển các nội dung toán học theo cách nâng dần hoặc giảm bớt độ khó của các nội dung cần dạy bằng các nghệ thuật điều khiển dẫn dắt học sinh.

Khi cho học sinh thực hành giải toán theo các dạng, giáo viên đặc biệt chú ý đến những bài tốn có cách giải tương tự nhau và độ khó khác nhau để sắp xếp sao cho khoa học ngay trong một dạng tốn. Việc làm đó có ý nghĩa tạo hứng thú và sự tích cực hoạt động giải toán của học sinh ngay trên lớp, định hướng cho học sinh biết cách tự học ở nhà và tự kiểm tra mình. Đồng thời, giáo viên lại kiểm soát được khả năng học tập toán của học sinh trước đó và hiện tại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện năng lực tự học cho học sinh thông qua dạy học nội dung bất đẳng thức trong chương trình toán trung học phổ thông (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)