1.2. Dạy bài tập Vật lý trong dạy học ở trường THPT
1.2.2. Phân loại bài tập Vật lý
“Bài tập Vật lý có thể khác nhau về nội dung, về phương thức giải, về mục tiêu dạy học. do đó việc phân loại bài tập Vật lý được dựa trên các cơ sở phan loại như sau: Phân loại theo nôi dung, phân loại theo phương thức cho điều kiện và phương thức giải, phân loại theo yêu cầu luyện tập kĩ năng, phát triển tư duy sáng tạo của học sinh.” [22, tr12].
1.2.2.1. Phân loại theo nội dung.
Bài tập có nội dung lịch sử: là các bài tập chứa đựng các kiến thức có liên quan đến lịch sử như những dữ liệu về thí nghiệm vật lý cổ điển, những phát minh, hay những câu chuyện có tính chất lịch sử.
Bài tập có nội dung cụ thể hoặc trừu tượng. trong đó bài tập có nội dung cụ thê rlaf bài tập có dữ liệu là những con số cụ thể, thực tế và học sinh có thể đưa ra lời giải dựa vào vốn kiến thức vật lý cơ bản đã có. Bài tập có nội
dung trửu tượng là những bào tập mà các dữ kiện cho dưới dạng chữ. Trong bài tập này, bản chất được nêu bật trong đề tài, những chi tiết không bản chất đã được lược bỏ bớt. Học sinh có thể nhận ra được cần sử dụng công thức, định luật vật lý nào để giải bài tập đã cho.
Đề tài vật lý: cơ học, nhiệt học, điện học, quang học.
Kĩ thuật tổng hợp: là các bài tập có nội dung chứ đựng các kiến thức.
1.2.2.2. Phân loại theo phương thức cho điều kiện và phương thức giải [22,
tr.17- 20].
Theo cách này, người ta các loại bài tập Vật lý thành năm loại: bài tập định tính, bài tập định lượng, bài tập thí nghiệm, bài tập đồ thị. Phân loại này cho phép giáo viên lựa chọn bài tập tương ứng với sự chuẩn bị toán học của học sinh, mức độ kiến thức và sáng tạo của học sinh.
Bài tập định tính: Điểm nổi bật của bài tập định tính là trong điều kiện
của bài toán đều nahans mạnh bản chất Vật lý của hiện tượng. Giải các bài tập định tính bằng các lập luận logic trên cơ sở các định luật Vật lý.
Khi giải bài tập định tính, học sinh được rèn luyện tư duy logic, khả năng phân tích hiện tượng, trí tưởng tưởng khoa học, khả năng vận dụng kiến thức. Vì vậy luyện tập tốt nhất nên bắt đầu từ bài tập định tính.
Bài tập định lượng: Bài tập định lượng là những bài tập khi giải phải sử
dụng các phương pháp toán học dựa trên các định luật, quy tắc hoặc thuyết Vật lý. Đây là dạng bài tập phổ biến nhất, sử dụng rộng rãi trong chương trình Vật lý THPT. Dạng bài tập này có điểm nổi bật lớn nhất là khắc sâu kiến thức của học sinh, rèn luyện cho học sinh những phương pháp nhận thức đặc thù của Vật lý, đặc biệt là phương pháp suy luận tốn học.
Bài tập thí nghiệm: Đây là dạng bài tập mà trong đó thí nghiệm là cơng
cụ để tìm ra các đại lượng trong bài toán, hoặc để kiểm chứng một định luật, một thuyết trong Vật lý. Bài tập thí nghiệm có thể là thí nghiệm biểu diễn hoặc thí nghiệm thực tập của học sinh.
Bài tập đồ thị: là dạng bài tập phân tích đồ thị từ đó tìm ra các điều
kiệm giải bài toán. Dạng bài tập này chủ yếu rèn kĩ năng vẽ và đọc đồ thị cho học sinh. Việc áp dụng phương pháp đồ thị cho phép diễn đạt trực quan hiện tượng Vật lý, cho cách giải trực quan hơn, phát triển kĩ năng vẽ và đọc đồ thị, là các kĩ năng rất cần thiết trong kĩ thuật.
Bài tập trắc nghiệm khách quan: Bài tập dạng trắc nghiệm khách quan
thường dùng để kiểm tra kiến thức trong phạm vi rộng, số lượng người được kiểm tra nhiều, kết quả thu được khách quan không phụ thuộc vào người chấm. Bài tập này yêu cầu học sinh phải nhớ, hiểu và vận dụng đồng thời rất nhiều các kiến thức liên quan.
1.2.2.3. Phân loại theo yêu cầu mức độ phát triển tư duy
Căn cứ vào mức độ hoạt động tư duy của học sinh trong quá trình tìm kiếm lời giải bài tập Vật lý, phân chia bài tập Vật lý làm hai loại: bài tập cơ bản và bài tập phức hợp.
Bài tập cơ bản: Là loại bài tập Vật lý mà để tìm được lời giải chỉ cần
xác lập mối quan hệ trực tiếp, tường minh giữa những cái đã cho và một cái phải tìm dựa vào một kiến thức cơ bản vừa học mà học sinh chỉ cần tái hiện kiến thức chứ không thể tạo ra.
Bài tập tổng hợp: Là loại bài tập Vật lý trong đó việc tìm kiếm lời giải
phải thực hiện một chuỗi các lập luận logic, biến đổi toán học qua nhiều mối liên hệ giữa những cái đã cho, cái phải tìm với những cái trung gian đó là một bài tập cơ bản. Và do đó, muốn giải được bài tập phức hợp buộc người học phải giải được thành thạo các bài tập cơ bản, ngồi ra cịn phải biết cách phân tích bài tập phức hợp để quy nó về các bài tập đơn giải đã biết.
Cũng có các nhà sư phạm phân loại bài tập theo yêu cầu này và chia thành hai mức bài tập luyện tập và bài tập sáng tạo.