Phương pháp giải bài tập Vật lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống bài tập và hướng dẫn hoạt động giải bài tập chương những định luật cơ bản của dòng điện không đổi nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi chuyên vật lý (Trang 31 - 33)

1.2. Dạy bài tập Vật lý trong dạy học ở trường THPT

1.2.3. Phương pháp giải bài tập Vật lý

1.2.3.1. Lựa chọn bài tập Vật lý

Do bài tập Vật lý có nhiều cách phân loại, nhiều mục đích sử dụng khác nhau nên để phát huy hiệu quả các vai trò và tác dụng của bài tập Vật lý trong quá trình dạy học việc lựa chọn bài tập Vật ly cần dựa trên những cơ sở sau: Mục đích sử dụng, trình độ xuất phát của học sinh và thời gian cho phép sử dụng.

Việc lựa chọn bài tập cần đáp ứng các yêu cầu về số lượng và nội dung như sau:

+ Phù hợp cới mức độ nội dung các kiến thức cơ bản và các kĩ năng giải bài tập.

+ Hệ thống bài tập bao gồm nhiều thể loại.

+ Chú ý thích đáng ề số lượng à nội dung các bài tập nhằm giúp học sinh vượt qua những khó khăn chủ yếu, khắc phục những sai lầm phổ biến.

+ Các bài tập đưa ra phải có tính hệ thống, mỗi bài tập là một mắt xích trong tồn bộ hệ thống bài tập.

+ Các bài tập phải đảm bảo tính vừa sức với đa số học sinh, đồng thời có sự chú ý đến sự phân hóa học sinh.

1.2.3.2. Phương pháp giải bài tập Vật lý

“ Mặc dù các bài tập Vật lý khác nhau về loại và mục đích sử dụng trong dạy học, song trong thực tế người ta cũng thừa nhận một quan điểm chung về một quá trình trong giải một bài tập Vật ly. Theo quan điểm đó, người thầy khơng chỉ đơn giản trình bày cho học sinh cách giải mà phải thực hiện nhiệm vụ giáo dục, giáo dưỡng học sinh trong quá trình giải bài tập, cần dạy học sinh tự lực giải bài tập Vật lý” [22, tr.21-27] . Quá trình giải các bài tập Vật lý có thể chia thành các bước, quy trình tiến hành cho từng dạng cụ thể. Tuy nhiên có thể khái quát thành bốn bước sau:

Bước 1- Tìm hiểu đề bài: Đọc đúng đè bài, mô tả hiện tượng Vật lý nêu trong đề bài ( có thể vẽ hình), xác định xem trong lớp hiện tượng vật lý đã cho có những đại lượng vật lý nào đã cho, đại lượng nào cần tìm.

Bước 2- Xây dựng lập luận:

Xây dụng lập luận trong giải bài tậpđịnh tính: Có thể làm theo hai cách với hai loại bài tập định tính là giải thích hiện tượng và dự đốn hiên tượng.

Xây dựng lập luân trong giải bài tập giải thích hiện tượng

+ Giải thích hiện tượng thực chất là cho biết một hiện tượng và lý giải xem vì sao hiện tượng lại xảy ra như thế.

+ Trong các bài tập này, bắt buộc phải thiết lập được mối quan hệ giữa hiện tượng cụ thể với một số đặc tính của sự vật hay với một số định luật vật lý.

+ Thực hiện phép suy luận logic, luận ba đoạn trong đó tiền đề thứ nhất là một đặc tính chung của sự vật hoặc định luật vật lý tổng quát, tiền đề thứ hai là những điều kiện cụ thể, kết luận về hiện tương được nêu ra.”

Xây dựng lập luận trong giải bài tập dự đoán hiện tượng

+ Dự đoán hiện tượng thực chất là căn cứ vào nững điều kiện cụ thể của đề bài, xác định những quy luật chi phối hiện tượng và dự đốn được hiện tượng gì xảy ra và xảy ra như thế nào.

+ Ta thực hiện suy luận logic, thiết lập lập luận ba đoạn, trong đó ta mới biết tiền đề thứ hai( phán đoán khẳng định riêng), cần phải tìm tiền đề thứ nhất ( phán đoán khẳng định chung) và kết luận (phán đoán khẳng định riêng).

+ Trong trường hợp hiện tượng xảy ra phức tạp, ta phải xây dựng một chuỗi luận ba đoạn liên tiếp ứng với các giai đoạn diễn biến của hiện tượng.

Xây dựng lập luận trong bài tốn định lượng: Có thể có hai phương pháp xây dựng lập ln:

Phương pháp phân tích: Tìm một định luật, một quy tắc diễn đạt bằng một cơng thức có chứa đại lượng cần tìm và một vài đại lượng khác chưa biết. Tiếp tục tìm những định luật, cơng thức khác cho biết mối quan hệ giữa đại

lượng chưa biết này với các đại lượng đã biết trong bài. Cuối cùng tìm được một cơng thức chỉ chứa đại lượng cần tìm với đại lượng đã biết.

Phương pháp tổng hợp: Từ những đại lượng đã cho ở đầu bài. Dựa vào các định luật, các quy tắc vật lý, tìm những cơng thức có chứa đại lượng đã cho với các đại lượng trung gian mà ta dự kiến có liên quan đến đại lượng cần tìm. Suy luận tốn học đưa đến cơng thức chỉ chứa đại lượng phải tìm với các đại lượng đã cho.

Bước 3: Luận giải ( tìm ra quy luật chung): Tính tốn để tìm ra kết quả. Bước 4 : Biện luận: Phân tích kết qua cuối cùng để loại bỏ những kết quả không phù hợp với điều kiện đầu bài tập hoặc không phù hợp với thực tế và kết luận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống bài tập và hướng dẫn hoạt động giải bài tập chương những định luật cơ bản của dòng điện không đổi nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi chuyên vật lý (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)