Phát triển năng lực học tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực học tập cho học sinh bằng sử dụng bài tập nghiên cứu trong dạy học phần bẩy sinh thái học – sinh học 12 trung học phổ thông (Trang 25 - 29)

1.2. Cơ sở lí luận

1.2.3. Phát triển năng lực học tập

Theo từ điển tiếng Việt do Hồng Phê chủ biên, thì phát triển là làm biến đổi từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp [16]. Vậy phát triển năng lực học tập đƣợc hiểu là làm cho ngƣời học đƣợc nâng cao dần khả năng tự kiến tạo kiến thức, kĩ năng vào giải quyết đƣợc các tình huống lí thuyết hoặc thực tiễn đặt ra.

Phát triển năng lực học tập phụ thuộc vào các biến số chủ yếu là mục tiêu dạy học và tình huống khi thực hiện mục tiêu, mà mục tiêu tạo nên bởi nội dung và cách thực hiện nội dung để thu nhận kiến thức từ đó suy ra năng lực phụ thuộc vào nội dung, kĩ năng và tình huống.

Ví dụ: trong tình huống đọc một đoạn nội dung bằng chữ trong sách giáo khoa, gồm nội dung là một số sự kiện, nếu thực hiện kỹ năng mô tả lại đúng, đủ các sự kiện của đoạn văn vừa đọc ( kĩ năng tái hiện) sẽ hình thành năng lực lƣu trữ thơng tin. Nhƣng nếu đọc xong lại xác định quan hệ giữa các sự kiện ( kĩ năng xác định quan hệ một loại kĩ năng nhận thức) sẽ hình thành năng lực xác định quan hệ giữa các nội dung. Từ ví dụ nêu trên cho thấy tuỳ thuộc kĩ năng mà hình thành năng lực khác hay nói cách khác tuỳ thuộc mục tiêu. Ngồi kĩ năng có sự vận động thì nội dung, tình huống cũng ln vận động theo hƣớng nâng cao chất lƣợng sản phẩm nhận thức thì sự vận động đó đƣợc gọi là phát triển năng lực hoặc sự vận động của năng lực theo hƣớng liên kết thực hiện nhiều mục tiêu cùng loại trong một tình huống cũng là phát triển năng lực. Hƣớng thứ ba của phát triển năng lực là liên kết nhiều mục tiêu cùng loại trong một tình huống và có thể khái qt thành khái niệm mục tiêu mới cao hơn, tổng hợp hơn đó là năng lực thực hiên mục tiêu tích hợp.

Để hiểu cơ sở của việc phát triển năng lực ta cần nghiên cứu sâu đặc điểm của từng thành tố hình thành năng lực.

Nôi dung: Nội dung ở đây đƣợc hiểu là “ vấn đề giảng dạy” hay “ đối tƣơng

học tập”, nhƣ vậy nội dung là những nội dung mơn học. Theo Merill (1983) thì đối tƣợng học tập bao gồm: các sự kiện cá biệt, các khái niệm, các thủ tục ( quy tắc) , các ngun lí. Chúng tơi hiểu Merill đã dựa vào các dạng phản ánh của đối tƣợng học tập để phân loạivà sắp xếp nội dung theo mức độ từ thấp đến cao.

D’Hainant (1977) lại phân loại đối tƣợng học tập làm 5 loại dựa vào mức độ trừu tƣợng khác nhau:

+ Những cá biệt: đó là từng yếu tố hay sự kiện riêng lẻ ví dụ nhƣ lá thứ nhất đếm đƣợc 20 răng cƣa, lá thƣ 2 đếm đƣợc 22 răng cƣa, hay lá có xẻ thuỳ , lá hình trái tim…

+ Những lớp: là tập hợp những yếu tố mà những yếu tố đó có đặc điểm chung. Ví dụ: Hơ hấp, tiêu hố….Đặc điểm chung mang tính bản chất đó là khái niệm. Nhƣ vậy ta có thể hiểu từ sự kiện là cái riêng lẻ, cụ thể đến khái niệm phản ánh đặc điểm chung và bản chất của nhóm các sự kiện đó là khái niệm. vậy khái niệm đó trừu tƣợng hơn sự kiện. Cịn lớp các sự kiện tạo ra lớp khái niệm.

+ Những quan hệ: Theo D’Hainant thì quan hệ có chứa biến số, nghĩa là những mệnh đề chung có thể nhận những giá trị đặc biệt.

+ Những cấu trúc và những hệ các cấu trúc và các quan hệ là những tập hợp quan hệ. Một cấu trúc có cả những yếu tố và những quan hệ giữa các yếu tố đó. Chúng tơi hiểu D’Hainant đã căn cứ vào sự phát triển từ sự kiện nằm trong cấu trúc nhất định.

Trong môn sinh học ở cấp THPT cần chú ý đến mục đích nhận thức, nên dựa vào cơ sở này thì đối tƣơng học tập bao gồm:

+ Chứng cứ: các sự kiện quan sát đƣợc.

+ Bản chất: Hình thức phản ánh là khái niệm, lớp khái niệm. Do nắm đƣợc bản chất mà giải thích đƣợc thực tại khách quan.

+ Quan hệ: Sự tác động qua lại của các thành tố trong cấu trúc do đó nắm vững quan hệ nhân quả, định hƣớng cho việc vận dụng trong cuộc sống.

+ Ứng dụng: Cái bản chất, quan hệ, nêu đƣợc quy tắc nguyên lý trong việc ứng dụng kiến thức, nhất là ứng dụng trong tình huống thực tiễn.

+ Phƣơng pháp luận: Con đƣờng, phƣơng pháp , biện pháp nhằm phát hiện, cấu trúc nội dung môn học.

Nội dung kiến thức mơn học nêu trên có thể đƣợc diễn đạt dƣới các dạng khác nhau: Đoạn viết, hình ảnh, kí hiệu…

Kĩ năng:

Theo Meirieu, kĩ năng chỉ biểu hiện thơng qua nội dung. Ví dụ: So sánh ( kĩ năng) q trình đồng hố với q trình dị hố ( nội dung) [23].

Theo Trần Bá Hồnh, thì kĩ năng là khả năng thực hiện có kết quả một số thao tác hay một loại các thao tác của một hành động bằng cách lựa chọn, vận dụng những tri thức, cách thức và quy trình hợp lí [10].

Định nghĩa đầu tiên nặng về kết quả hành động còn định nghĩa thứ hai quan tâm đến quan hệ giữa kĩ năng và nội dung. Định nghĩa thứ ba quan tâm đến cách thức thực hiện hành động.

Những kĩ năng phải hình thành trong học tập ở bậc THPT là những kĩ năng cơ bản. Những kĩ năng cơ bản gồm có:

+ Kĩ năng nhắc lại: là những hoạt động nói lại hoặc khôi phục lại thông tin học đƣợc hay đƣợc cung cấp, khơng có biến đổi gì đáng kể. Nhác lại có thể là nhắc lại nguyên văn hoặc nhắc lại chuyển đổi bằng cách diễn đạt riêng. Kĩ năng nhắc lại là kĩ năng sơ đẳng cần cho đời sống hang ngày.

+ Kĩ năng nhận thức: là những hoạt động nhận thức địi hỏi có sự biến đổi một thông tin đƣợc cung cấp nhƣ nhận biết, so sánh, phân tích, tổng hợp…

+ Kĩ năng hoạt động chân tay: Là những hoạt động chủ yếu bằng tác động và làm chủ cảm giác vận động. Ví dụ: điều chỉnh kính hiển vi chính xác, đặt thƣớc đo chiều cao cây đúng cách…

+ Kĩ năng xử sự: là những hoạt động trong đó có biểu lộ cách nhận thức bản thân mình và ngƣời khác cũng nhƣ tình huống và cuộc sống. Kĩ năng xử sự đƣợc phát triển từ kĩ năng nhận thức ở mức cao hơn, mang tính điêu luyện hơn, có tính kĩ xảo hơn.

Việc phát triển năng lực học tập thực chất là hình thành và phát triển năng lực suy nghĩ linh hoạt, sáng tạo mà bƣớc đầu là giải các bài toán nhận thức, vận dụng vào bài toán thực tiễn, trong hành động một cách chủ động và độc lập ở các mức độ khác nhau [15].

Hình thành và phát triển năng lực nhận thức đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, liên tục, có hệ thống, điều này đặc biệt quan trọng đối với HS.

Hình thành và phát triển năng lực nhận thức đƣợc thực hiện từ việc rèn luyện năng lực quan sát, so sánh, phân tích nhằm nắm vững kiến thức, kĩ năng, phƣơng pháp nhận thức.

Trong quá trình tổ chức học tập ta cấn chú ý đến những vấn đề sau:

- Sử dụng phƣơng pháp dạy học mang tính chất nghiên cứu, kích thích đƣợc hoạt động nhận thức, rèn luyện tƣ duy độc lập sáng tạo.

- Hình thành và phát triển ở HS năng lực giải quyết vấn đề tăng cƣờng tính độc lập trong hoạt động.

Nhƣ vậy phát triển năng lực học tập trong đó chú ý phát triển tƣ duy ngƣời học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực học tập cho học sinh bằng sử dụng bài tập nghiên cứu trong dạy học phần bẩy sinh thái học – sinh học 12 trung học phổ thông (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)