Kiểm tra 45 phút

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng các đề kiểm tra sử dụng hệ thống câu trắc nhiệm khách quan nhiều lựa chọn nhằm kiểm tra, đánh giá chất lượng kiếm thức chương dòng điện xoay chiều của học sinh lớp 12 trung học phổ thông (Trang 81 - 85)

1 .Lý do chọn đềtài

1.1.3 .Chức năng của kiểm tra đánh giá

2.5. Hệ thống đề kiểm tra

2.5.2. kiểm tra 45 phút

Với bài kiểm tra 45 phút, có thể kiểm tra một phạm vi nội dung kiến thức rộng. Có thể là nội dung kiến thức trong một chương, có thể là nội dung kiến thức trong một học kì, hay nội dung kiến thức của cả năm học, thậm chí của tồn bộ chương trình.

Số lượng câu hỏi nên đảm bảo bám sát nội dung kiến thức cần kiểm tra và đủ thời gian để học sinh làm bài.Với hệ thống câu TNKQNLC chúng tơi đã soạn thảo ở trên thì một đề kiểm tra có khoảng 25 đến 30 câu trong một đề. Có thể sử dụng đề kiểm tra 45 phút cho giờ kiểm tra một tiết hay cho một giờ luyện tập, ôn tập, tổng kết chương.

Với bài kiểm tra theo chương, những câu hỏi yêu cầu hiểu và vận dụng nên chiếm phần chính, hạn chế sử dụng câu hỏi ở mức nhận biết. Số lượng câu hỏi ở mức độ hiểu nên chiếm khoảng 35% đến 40% và các câu ở mức độ vận dụng chiếm khoảng 30% đến 35% tổng số câu trong đề. Cịn với bài kiểm tra cuối kì hay cuối năm có thể đưa số câu hỏi ở mức độ biết nhiều hơn một chút, tuy vậy vẫn nên hạn chế khoảng dưới 30% tổng số câu trong đề.

Tuy nhiên tỉ lệ câu hỏi ở các mức độ nhận thức nên thay đổi theo từng đối tượng được kiểm tra: Với những đối tượng thi khối A thì cấu trúc đề cần nâng tỉ lệ số câu hỏi ở mức độ hiểu và vận dụng lên và hạ tỉ lệ số câu hỏi ở mức nhận biết xuống; còn những đối tượng thi khối C thì số câu hỏi ở mức độ nhận biết chiến tỉ lệ nhiều hơn số câu hỏi ở mức độ vận dụng.

Trong nghiên cứu của mình, chúng tơi thiết kế 3 đề kiểm tra cho 3 đối tượng: HS

học nâng cao các môn KHTN(đề số 4); HS học nâng cao các môn KHXH (đề số 5);

và HS đại trà (đề số 6). Với thời gian làm bài là 45 phút, mỗi đề chúng tôi chỉ đề 25 câu, với điểm mỗi câu 0,4(đ).

2.5.2.1. Mục tiêu

- Kiểm tra các kiến thức về khái niệm dòng điện xoay chiều: biểu thức cường độ dòng điện, điện áp và suất điện động tức thời; Các công thức về giá trị hiệu dụng, giá trị cực đại, công thức cảm kháng và dung kháng, công suất tiêu thụ...

- Kiểm tra kiến thức về các đặc điểm của mạch điện xoay chiều sơ cấp: Định luật Ôm, độ lệch pha giữa u và i, biểu thức tổng trở, hệ số công suất,cách vẽ giản đồ véc tơ, hiện tượng cộng hưởng điện.

- Kiểm tra kiến thức về cách tạo ra dòng điện xoay chiều, cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều, máy biến áp và động cơ không đồng bộ ba pha.

- Kiểm tra kiến thức về việc sử dụng dòng điện xoay chiều trong truyền tải điện năng đi xa, biến đổi dòng điện.

2.5.2.2. Bảng phân bố câu hỏi

ĐỀ SỐ 4: Dành cho đối tượng học sinh học nâng cao các môn KHTN. Mức độ nhận

thức Nội dung

Nhận biết Hiểu Vận dụng Tổng %

1. Các đặc trưng của dòng điện xoay chiều.

Câu (1) Câu (5) Câu (8) 3 12%

2. Các mạch điện xoay chiều không phân nhánh.

Câu (10,14) Câu (11,19) Câu(12, 23, 24, 26, 27,

30)

10 40%

3. Công suất, hệ số công suất.

Câu (15) Câu (16) Câu (28) 3 12%

4. Sản xuất, sử dụng và truyền tải dòng điện xoay chiều Câu (31, 47) Câu (35, 37, 43) Câu (39, 44, 45, 49) 9 36% Tổng 6 7 12 25 100% % 24% 28% 48% 100%

Với đối tượng học sinh học nâng cao các môn KHTN, đề kiểm tra yêu cầu HS phải nắm vững các kiến thức ở mức hiểu và vận dụng linh hoạt các kiến thức của chương vào các tình huống mới, có như vậy mới hy vọng đạt điểm trên trung bình.

ĐỀ SỐ 5: Dành cho đối tượng học sinh học nâng cao các môn KHXH. Mức độ nhận thức Nội dung Nhận biết Hiểu Vận dụng Tổng % 1. Các đặc trưng của dòng điện xoay chiều.

Câu (2,3,4) Câu (6) Câu (8) 5 20% 2. Các mạch điện xoay

chiều không phân nhánh. Câu (9, 10,13) Câu (17, 18,19) Câu(22, 25) 8 32% 3. Công suất, hệ số công suất.

Câu (15) Câu (16) Câu (29) 3 12% 4. Sản xuất, sử dụng và

truyền tải dòng điện xoay chiều Câu (32, 34,41, 42) Câu (36, 37, 48) Câu (38,45) 9 36% Tổng 11 8 6 25 100% % 44% 32% 24% 100%

Với đặc điểm của HS học nâng cao các mơn KHXH, kỹ năng tính tốn của HS

khơng cao vì vậy chỉ kiểm tra các kiến thức ở mức nhận biết và áp dụng các tình huống quen thuộc là chủ yếu. HS chỉ cần đạt được 2 mức độ nhận thức trên thì đã có thể đạt được điểm trên 7. Muốn đạt điểm 9, 10 cần hiểu và vận dụng các kiến thức đã học vào làm các bài toán mới hơn.

ĐỀ SỐ 6: Dành cho học sinh đại trà. Mức độ nhận

thức Nội dung

Nhận biết Hiểu Vận dụng Tổng %

1. Các đặc trưng của dòng điện xoay chiều.

Câu (1,3) Câu (7) Câu (8) 4 16%

2. Các mạch điện xoay chiều không phân nhánh. Câu (10,14) Câu (11,17,19, 20) Câu(21, 23, 25,26) 10 40% 3. Công suất, hệ số công suất.

Câu (15) Câu (16) Câu (29) 3 12% 4. Sản xuất, sử dụng

và truyền tải dòng điện xoay chiều Câu (34, 42) Câu (35, 37, 48) Câu (38,46, 50) 8 32% Tổng 7 9 9 25 100% % 28% 36% 36% 100%

Với HS đại trà chỉ cần nhớ các khái niệm, các công thức, nguyên tắc hoạt động...và có

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Để viết được một bài trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn đảm bảo độ giá trị, độ tin cậy cao, đặc biệt là bám sát mục tiêu dạy học và có hiệu quả trong việc kiểm tra đánh giá kiến thức kỹ năng của học sinh là một việc làm rất khó. Để cố gắng đạt được điều đó, ở chương 2 chúng tơi đã thực hiện :

- Nghiên cứu nội dung kiến thức chương “Dịng điện xoay chiều”, từ đó xác

định mục tiêu về mức độ nội dung kiến thức và kỹ năng học sinh cần đạt được. - Điều tra những khó khăn và sai lầm phổ biến của học sinh khi học chương“Dòng điện xoay chiều”.

- Vận dụng cơ sở lí luận về kiểm tra đánh giá và kỹ thuật soạn thỏa câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn chúng tôi đã soạn thảo 50 câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn thuộc 4 nhóm kiến thức:

+ Các đặc trưng của dòng điện xoay chiều. +Các mạch điện xoay chiều không phân nhánh. + Công suất tiêu thụ của mạch.

+ Sản xuất, sử dụng và truyền tải dịng điện xoay chiều

Cả 4 nhóm kiến thức trên chúng tơi đề hướng tới kiểm tra, đánh giá trình độ nhận thức của học sinh ở ba cấp độ nhận thức: Nhận biết, hiểu, vận dụng.

- Vận dụng cơ sở lí luận về cấu trúc đề kiểm tra chúng tôi đã cấu trúc 50 câu hỏi trắc nghiệm thành các đề kiểm tra 15 phút và 45 phút. Trong đó đề 45 phút được xây dựng với 3 đối tượng học sinh: HS thi khối A, HS thi khối C, và HS đại trà. Qua nghiên cứu chúng tơi thấy rằng những phương pháp trên có thể áp dụng để soạn thảo câu hỏi TNKQ NLC cho các phần khác nhau của chương trình vật lí phổ thơng, nhằm làm nâng cao chất lượng kiểm tra đánh giá, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng dạy học Vật lí. Chúng tơi hy vọng rằng kết quả thực nghiệm sẽ cho chúng tơi những bài học bổ ích trong cơng tác giảng dạy và nghiên cứu sau này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng các đề kiểm tra sử dụng hệ thống câu trắc nhiệm khách quan nhiều lựa chọn nhằm kiểm tra, đánh giá chất lượng kiếm thức chương dòng điện xoay chiều của học sinh lớp 12 trung học phổ thông (Trang 81 - 85)