.Một số khía cạnh tâm lí học trong phát triển đội ngũ cán bộ quản lí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường tiểu học huyện trấn yên tỉnh yên bái (Trang 26 - 28)

Tâm lí học quản lí là một chun ngành tâm lí học ứng dụng trong cơng

tác tổ chức và lãnh đạo con người trong mọi lĩnh vực hoạt động, nó là một khoa học liên ngành giữa tâm lí học với các chuyên ngành khác. Về mặt lí thuyết, tâm lí học quản lí giúp các nhà quản lí, lãnh đạo quần chúng tránh được những sai lầm trong ứng xử, giao tiếp, trong hoạch định quản lí. Về mặt thực tiễn ứng dụng, nó giúp các nhà quản lí biết sử dụng con người, tạo ra sức mạnh tinh thần cho mọi người....

Quy luật chung của sự phát sinh, phát triển tâm lí ở con người là hoạt động nào thì tâm lí ấy. Người làm công tác quản lí thì có tâm lí của CBQL, người CBQL có phẩm chất riêng của họ, phẩm chất ấy chính là sự tổng hợp các phẩm chất chính trị, xã hội và đặc điểm tâm lí cá nhân. Thực tế cho thấy có một số phong cách quản lí:

- Phong cách dân chủ: Thể hiện là người ln ln bình tĩnh trong hoạt động, ân cần, nhã nhặn với mọi người xung quanh, ln lắng nghe ý kiến đóng góp từ người khác, biết giúp đỡ mọi người hồn thành tốt các cơng việc.

- Phong cách độc đốn: Nó là tàn dư của xã hội phong kiến, người có phong cách này thường ít tơn trọng ý kiến của người khác, đòi hỏi ở cấp dưới quá nhiều, hay tự cao tự đại, kiểu người này thường làm cho nội bộ cơ quan mất đoàn kết, bè phái.

- Phong cách thờ ơ: Là những người vô trách nhiệm, làm việc cầm chừng, mọi công việc đều đem ra bàn bạc thể hiện sự dân chủ nhưng thực chất là để trốn tránh trách nhiệm.

Các nhà lãnh đạo quản lí hiện nay cần phải có những năng lực cần thiết để thực thi các quy định, quy chế, các chính sách về cách quản lí bộ máy, điều hành đội ngũ thực hiện các hoạt động giáo dục: Quản lí dạy - học, quản lí tài chính, quản lí cơ sở vật chất. Họ cịn phải có năng lực vận động các tổ chức, các lực lượng trong xã hội tham gia quản lí và phát triển giáo dục nói chung và đơn vị giáo dục của chính họ, đồng thời phát huy các mặt tích cực, hạn chế các mặt tiêu cực. Đặc biệt người CBQL cần phải biết thực hiện các chức năng quản lí: Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá kết quả. Bên cạnh đó họ cần phải có lịng say mê, có mục đích lí tưởng rõ ràng, có định hướng nhất quán và làm việc phải có nguyên tắc. Họ phải là người nhân hậu, biết biểu thị kích thích động viên cấp dưới......

Phát triển đội ngũ CBQL nói chung, đội ngũ CBQL giáo dục ở các trường Tiểu học nói riêng ta cấn phải xem xét đến những năng lực, phẩm chất

cần thiết để xây dựng tiêu chí tuyển chọn cho phù hợp và cần phải có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng họ thường xuyên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường tiểu học huyện trấn yên tỉnh yên bái (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)