Đề án xây dựng, nâng cao chất lượng ĐNNG và CBQL giáo dục giai đoạn 2005- 2010 có mục tiêu: “ Xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục theo hướng chuẩn hoá, nâng cao chất lượng, đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chun mơn của nhà giáo , đáp ứng ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hố hiện đại hoá đất nước”. [ 30, tr.10 ]
Để thực hiện mục tiêu này, việc xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL ở các trường Tiểu học cũng phải thoả mãn đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, phát triển đúng định hướng, có hiệu quả để góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng ngày càng cao cho sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước. Để thực hiện được điều này đội ngũ CBQL ở các trường Tiểu học phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu sau:
1) Lấy phát triển bền vững làm trung tâm. Đảm bảo sự phát triển bền vững của đội ngũ CBQL, đáp ứng được yêu cầu trước mắt và yêu cầu lâu dài trong tương lai.
2) Việc phát triển đội ngũ CBQL phải gắn liền với kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của địa phương với kế hoạch phát triển giáo dục của địa phương
3) Phát triển đội ngũ CBQLGD phải phù hợp với các đặc trưng của cấp học, loại hình trường
4) Đảm bảo sự chủ động, sáng tạo trong việc lập quy hoạch cũng như sự chủ động, tích cực của cấp quản lí trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển đội ngũ CBQL, sao cho các nhà trường có đội ngũ hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và cán bộ chuyên trách đội có đủ phẩm chất và năng lực thực hiện nhiệm vụ.
5) Đảm bảo môi trường dân chủ trong việc phát triển đội ngũ, bồi dưỡng toàn bộ về đạo đức, chun mơn nghiệp vụ, kĩ năng quản lí, năng lực tổ chức điều hành của đội ngũ CBQL dần đi vào chun mơn hố đội ngũ CBQL.
6) Phát triển đội ngũ CBQL phải bám sát vào nhu cầu, cơ cấu sử dụng của đơn vị, đồng thời lấy lợi ích của người lao động làm nguyên tắc phát triển.
1.5.2.Quản lí phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường Tiểu học
Thực hiện cơng tác quản lí phát triển đội ngũ CBQL ở các trường tiểu học bao gồm:
Thứ nhất là: : “ Kế hoạch hố là việc đưa tồn bộ hoạt động quản lí vào cơng tác kế hoạch, trong đó chỉ rõ bước đi, biện pháp thực hiện và đảm bảo nguồn lực để đạt tới mục tiêu của tổ chức” [ 31 ]
Kế hoạch hóa sẽ định hướng cho toàn bộ các hoạt động của quá trình quản lí và là cơ sở để nhà quản lí huy động tối đa mọi nguồn lực phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu và là căn cứ để kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức, của đơn vị và của từng cá nhân.
Cần xác định rõ mục đích, mục tiêu của việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lí và những phương pháp cũng như cách thức để đạt mục đích, mục tiêu đó.
Xác định và hình thành mục tiêu phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trên cơ sở nhiệm vụ của ngành thể hiện ở chiến lược, qui hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo. Trên cơ sở nhiệm vụ trọng tâm và các chương trình mục tiêu của ngành, của địa phương và trên cơ sở yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo, nhiệm vụ và thực trạng đội ngũ CBQL ở địa phương.
Xác định và đảm bảo các nguồn lực ( nhân lực, tài lực, vật lực ) bên trong và bên ngoài ngành để thực hiện đạt mục tiêu đề ra.
Xác định các biện pháp và các giải pháp phát triển đội ngũ CBQL có phẩm chất và có năng lực, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, tiêu chuẩn hố về trình độ, bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục và vững vàng giữa các thế hệ CBQL trong toàn huyện.
Kế hoạch phải mang tính chiến lược và bền vững trong một thời gian hợp lí ( kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn ) và phải mang tính khả thi. Thứ hai là: Tuyển dụng phân công: Tuyển dụng phân công CBQL là một trong những hoạt động cơ bản của cơng tác quản lí phát triển đội ngũ CBQL.
Tuyển dụng là q trình thu hút những người có khả năng từ nhiều nguồn khác nhau đến đăng kí, nộp đơn tham gia làm việc, tuyển dụng đúng quy trình là cơ sở để chọn lựa được những cán CBQL có năng lực, phẩm chất, tâm huyết với cơng việc tham gia làm cơng tác quản lí. Muốn làm tốt công tác tuyển dụng cần thực hiện tốt các yêu cầu sau:
Việc tuyển dụng phải dựa vào nhu cầu thực tế của của các cơ sở, dựa vào quy mô lớp học, trường học, điều kiện kinh tế văn hoá của địa phương Xây dựng kế hoạch tuyển dụng mang tính chiến lược nhằm tuyển chọn một đội ngũ CBQL vừa đáp ứng dược nhu cầu trước mắt, vừa đảm bảo định hướng phát triển lâu dài của giáo dục – đào tạo.
Việc tuyển dụng phải tuân thủ một cách chặt chẽ, nghiêm túc quá trình quản lí nhân sự từ khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá...
Chỉ tuyển dụng những CBQL thực sự có nhu cầu, tâm huyết với cơng tác giáo dục nhằm hạn chế việc thuyên chuyển làm bất ổn cho đội ngũ.
Có cơ chế chính sách đãi ngộ hợp lí để thu hút được người tài giỏi tham gia làm cơng tác quản lí.
Việc phân công đội ngũ CBQL cần hợp lí, dựa vào cơng việc để bố trí con người chứ khơng phải là vì con người mà bố trí cơng việc.
Mục đích cuối cùng và xuyên suốt đối với công tác tuyển dụng và phân công CBQL là nhằm hướng tới sự hoàn thiện về phẩm chất và năng lực, tạo điều kiện để CBQL cống hiến được nhiều nhất, tốt nhất.
Thứ ba là: Bồi dưỡng: Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ
chính trị, chun mơn và nghiệp vụ cho đội ngũ CBQL là một trong những yêu cầu cơ bản, thường xun trong cơng tác quản lí phát triển đội ngũ CBQL Bồi dưỡng là làm tăng thêm trình độ về kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm để làm tốt việc đang làm. Bồi dưỡng giúp cho CBQL có cơ hội tiếp cận vấn đề
mới, bù đắp những thiếu hụt, tránh được sự tụt hậu trong xu thế phát triển mạnh mẽ của tri thức khoa học hiện đại. Bồi dưỡng CBQL cần phải lựa chọn hình thức sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và điều kiện của đội ngũ CBQL cơ sở.
Trên cơ sở nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cần lập kế hoạch, xây dựng chương trình và xác định loại hình, nội dung, phương thức và nguồn tài chính để thực hiện.
Bồi dưỡng tập trung: Nhằm đào tạo một cách có hệ thống để nâng cao trình độ đội ngũ CBQL về trình độ đào tạo
Bồi dưỡng thường xuyên: Đội ngũ CBQL phải luốn có ý thức tự học, tự bồi dưỡng thông qua sách, báo, công nghệ thông tin, hội thảo... trong đó tự học và tự nghiên cứu là cách bồi dưỡng cơ bản nhất.
Thứ tư là: Kiểm tra đánh giá: Đây là công việc giữ vai trò quan trọng
trong cơng tác quản lí phát triển đội ngũ CBQL, nhằm bảo đảm kết quả đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển đội ngũ CBQL so với mục tiêu đề ra. Kiểm tra giúp cho lãnh đạo phòng giáo dục và đào tạo thu thập được thông tin, đánh giá đúng mức độ thực hiện nhiệm vụ cá nhân và của tổ chức. từ đó có thể phát hiện những cán bộ cấp dưới có năng lực, phẩm chất, tạo điều kiện để họ phấn đấu và cống hiến tài năng. Đồng thời giúp điều chỉnh, uốn nắn, phòng ngừa và ngăn chặn những sai lệch kịp thời của các CBQL chưa thực hiện tốt.
Kiểm tra việc phát triển đội ngũ CBQL về số lượng, chất lượng và cơ cấu so với mục tiêu phát triển đã đề ra, từ đó tìm ra những mặt mạnh, yếu, những thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân khách quan, chủ quan trong quá trình thực hiện để điều chỉnh kịp thời mục tiêu, kế hoạch và tìm ra biện pháp giải quyết phù hợp.
Kiểm tra, đánh giá là quá trình giám sát và điều chỉnh việc thực hiện kế hoạch nhằm đảm bảo các hoạt động đạt được mục tiêu của tổ chức. Thông qua tổ chức để theo dõi quá trình thực hiện nhiệm vụ của CBQL cấp dưới nhằm điều chỉnh kịp thời các hoạt động cho phù hợp với thực tế, giúp đỡ, thúc đẩy tổ chức hoàn thành mục tiêu.
Tiểu kết chƣơng 1
Quản lí đã và đang khẳng định vai trị của nó trong mọi mặt của đời sống xã hội. Quản lí giáo dục, đặc biệt là quản lí phát triển đội ngũ CBQL vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật. Công tác quản lí phát triển đội ngũ CBQL thực chất là cơng tác quản lí hoạt động: Kế hoạch hoá, tuyển dụng và phân công, kiểm tra và đánh giá, bồi dưỡng đội ngũ CBQL. Công tác quản lí phát triển đội ngũ CBQL rất khó khăn và phức tạp, đòi hỏi người cán bộ cấp trên phải nắm vững những vấn đề cơ bản của khoa học quản lí nói chung, quản lí giáo dục nói riêng, về đặc điểm lao động của CBQL cấp cơ sở, biết dự kiến và hoạch định cơng việc, có trình độ chun mơn, kĩ năng và nghiệp vụ quản lí, tổ chức tốt các hoạt động quản lí theo quy trình khoa học, làm cho ngành giáo dục nơi mình quản lí vận hành theo đúng quy luật khách quan, đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu giáo dục đề ra.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CƠNG TÁC QUẢN LÍ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÍ TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN TRẤN YÊN
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội huyện Trấn Yên
2.1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
Trấn Yên là một huyện miền núi vùng thấp của tỉnh Yên Bái, có điều kiện tự nhiên và địa hình tương đối thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phịng. Phía Bắc giáp với huyện Văn Yên, phía Nam giáp huyện Hạ hoà tỉnh Phú Thọ, phía Đơng giáp huyện n Bình và thành phố Yên Bái, phía Tây giáp với huyện Văn Chấn. Tổng diện tích tự nhiên là 62.859,54 ha, chiếm 9,13 diện tích tồn tỉnh n Bái.
Trung tâm huyện cách thành phố Yên Bái 13,5 km, cách thủ đô Hà Nội gần 200km. Có hệ thống giao thơng đường bộ, đường sắt, đường thuỷ thuận lợi cho việc đi lại và trao đổi hàng hoá giữa các địa phương trong và ngoài huyện. Toàn huyện được chia thành 22 đơn vị hành chính xã, thị trấn, trong đó có 7 xã vùng cao, 1 xã đặc biệt khó khăn, 12 xã khu vực II có thơn bản đặc biệt khó khăn.
Trấn n có địa hình chuyển tiếp từ trung du lên miền núi, được kiến tạo bởi dãy Pú Lng phía hữu ngạn và dãy con Voi phía tả ngạn sơng Hồng, đều chạy theo hướng Tây Bắc – Đơng Nam. Độ cao trung bình từ 100 – 200 m so với mặt nước biển. Nơi thấp nhất là xã Minh Quân có độ cao 20m. Nhìn chung địa hình cao dần từ Đơng Nam lên Tây Bắc. Các xã phía Nam có địa hình phần lớn là đồi bát úp, đỉnh bằng sườn thoải thuận tiện cho việc trồng cây lương thực và cây công nghiệp. Các xã nằm dưới chân núi con Voi và dãy Pú luông có địa hình phức tạp, chia cắt, núi đồi xen lẫn với thung lũng sâu, có độ dốc lớn nên khó khăn cho đi lại và giao lưu kinh tế. Song có điều kiện thuận lợi cho phát triển nghề rừng và chăn nuôi đại gia súc. Trấn Yên nằm trong vùng
khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình từ 23,1 – 23,9 độ, nhiệt độ cao nhất là 38,9 độ, thấp nhất là 3,3 độ.
2.1.2. Đặc điểm dân cư
Huyện có 6 dân tộc sinh sống, trong đó: Dân tộc Kinh chiếm 66,5%, dân tộc Tày chiếm 20,5%, dân tộc Dao chiếm 7,2%; dân tộc Mường chiếm 2,3%, dân tộc Cao Lan chiếm 1,2%, dân tộc H’Mông chiếm 1,9%, dân tộc khác chiếm 0,4%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,035%; mật độ dân số 132 người/km2.
2.1.3. Đặc điểm tình hình giáo dục - đào tạo của huyện Trấn Yên
2.1.3.1. Quy mô trường, lớp, học sinh
Trên địa bàn huyện, các trường Mầm non, Tiểu học, THCS được phân bố đều ở các xã. Một trung tâm giáo dục thường xuyên, một trường THCS vùng cao phục vụ cho con em các dân tộc thiểu số.Tất cả các trường trong tồn huyện đều là trường cơng lập. Qui mơ phát triển ngành học phổ thông năm học 2008 – 2009 được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.1. Qui mơ lớp học tồn huyện Trấn Yên năm học 2008- 2009
STT Các chỉ số Tiểu học THCS THPT Tổng
1 Số trường 22 19 3 44
2 Số lớp 264 144 70 478
3 Số học sinh 5906 5030 2540 13476
4 Tỉ lệ học sinh/l ớp 22,37 34,93 36,28 28,19
( Nguồn: Thống kê của Phòng GD& ĐT huyện Trấn Yên năm 2009) 2.1.3.2. Cơng tác giáo dục tồn diện ở các cấp học, ngành học
Mầm non: Trong những năm gần đây ngành học Mầm non có nhiều tiến bộ, làm nền tảng vững chắc cho cấp học tiếp theo, tỉ lệ huy động các cháu trong độ tuổi ra lớp ngày càng cao. Cơng tác chăm sóc ni dưỡng có nhiều tiến bộ, có biểu đồ theo dõi tăng trưởng, số trẻ em ở kênh C giảm nhiều so với
các năm trước. Tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng cịn ít chủ yếu chỉ cịn ở một số gia đình người Dao và H’mông. Các lớp chuyên đề được triển khai đầy đủ, đảm bảo cho trẻ có đủ kiến thức theo độ tuổi, nhất là các cháu chuẩn bị lên lớp 1.
Tiểu học: Cơng tác giáo dục tồn diện là một trong những mặt mạnh của cấp Tiểu học trong huyện. Chất lượng học sinh đại trà luôn giữ vững và đi vào chiều sâu, chất lượng học sinh ngày càng được nâng cao,100% các trường trong huyện thực hiện tốt các chương trình giáo dục đạo đức theo qui định của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục đã đi vào nền nếp. Toàn cấp Tiểu học của huyện có tỉ lệ học sinh lên lớp đạt trên 90%, các hoạt động văn thể mĩ được bố trí dạy hợp lí trong 2 buổi một tuần, tạo sân chơi cho học sinh đảm bảo chơi mà học, học mà chơi.
Trung học cơ sở: Các trường đã thực hiện tốt việc giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua việc dạy tốt môn giáo dục công dân , hoạt động đội thiếu niên tiền phong, các hoạt động ngoại khố, tồn huyện khơng có học sinh mắc tệ nạn xã hội, chất lượng trí dục có nhiều tiến bộ. Việc thực hiện “hai khơng” đã góp phần làm cho chất lượng giáo dục được nâng lên rõ rệt. Chất lượng học sinh giỏi cũng được nâng cao hơn, số giải học sinh giỏi ngày càng tăng và đạt ở mức cao hơn những năm trước. Các hoạt động văn thể mĩ được phát triển góp phần chung cho việc phát triển giáo dục.
Trung học phổ thông: Chất lượng giáo dục tồn diện ln được chú
trọng cả về đại trà và mũi nhọn. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nhất là cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được triển khai tích cực và có hiệu quả. Các nhà trường đều đã làm tốt công tác hướng nghiệp cho học sinh, vì vậy số học sinh sau khi tốt nghiệp ra trường đã tìm được cho mình được hướng đi phù hợp với khả năng của bản thân ( tỉ lệ học sinh sau khi tốt nghiệp ra trường trở về làm nông nghiệp ngày càng thấp ).
Giáo dục thường xuyên và giáo dục khác: Chất lượng giáo dục toàn diện là một điểm yếu của các lớp bổ túc văn hoá THPT. Việc thực hiện cuộc vận động “hai không” làm tốt đã thanh lọc được nhiều học sinh yếu kém, chuyển