2.4.1.1. Hướng dẫn học sinh làm việc với sách giáo khoa
Thực tế cho thấy rằng, nếu chỉ GV nêu vấn đề mà HS khơng có sự chuẩn bị (đọc, nghiên cứu giáo trình tài liệu,…) thì GV lại phải tự giải quyết. Có chuẩn bị bài, khi GV nêu vấn đề thì HS đã có ít nhiều kiến thức “đã biết” trong vấn đề đó, nên có thể mạnh dạn xây dựng bài học. Nếu khơng chuẩn bị bài trước thì cái gì cần nói đều là “cái chưa biết”, “cái mới”, hiệu quả tiếp nhận không cao. Giảng dạy ở trường phổ thông cho thấy khâu làm việc với SGK trước giờ lên lớp của HS ít được quan tâm thích đáng.
Đoạn trích “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm là một trong những trích đoạn có dung lượng tương đối lớn, nếu HS khơng có sự chủ động làm quen trước với tác phẩm thông qua làm việc với SGK thì sự tiếp nhận bài học trên lớp sẽ gặp nhiều khó khăn, thậm chí khơng đạt được kết quả như mong muốn.
Để đạt được hiệu quả, đầu tiên HS phải làm việc với SGK bằng tinh thần tự giác, muốn tự mình khám phá cái hay, cái đẹp của bài học. Lần đầu tiên HS tiếp xúc với SGK về bài học “Đất Nước” cần biết được nội dung SGK đề cập ở từng phần: kết quả cần đạt, tiểu dẫn, văn bản, chú giải cuối mỗi trang sách, hướng dẫn học bài, ghi nhớ. HS cần nắm được thông tin cơ bản như: tên tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời và đôi nét về tác giả qua phần tiểu dẫn. Tiếp đến HS đọc phần văn bản kèm theo những chú giải cuối trang sách để hiểu và có những cảm nhận ban đầu về tác phẩm. Dựa trên những cảm nhận sơ thủy về tác phẩm, HS đọc lại phần kết quả cần đạt để so sánh, điều chỉnh những cảm nhận đó được đúng hướng. HS sẽ làm sáng
tỏ những phát hiện về nội dung, nghệ thuật, các tầng ý nghĩa của tác phẩm khi đọc khám phá văn bản thêm lần nữa theo câu hỏi hướng dẫn học bài và phần ghi nhớ. Cuối cùng, HS đọc lại văn bản một lần nữa để tìm kiếm những cảm nhận sâu hơn, khái quát hay cụ thể hơn về một khía cạnh nào đó trong tác phẩm. Muốn đạt hiệu quả tốt cho công việc này, GV cần phải tác động hình thành ở HS thói quen, cách thức làm việc với với SGK để đạt hiệu quả nhất.
2.4.1.2. Chiến thuật đọc và hệ thống câu hỏi chuẩn bị bài theo hướng tích hợp liên văn bản
Mỗi một tác phẩm được đưa vào giảng dạy trong nhà trường đều có những tư tưởng, ý nghĩa sâu sắc được truyền đạt không chỉ ở nội dung, hình thức nghệ thuật mà cịn qua nhiều tầng bậc ý nghĩa, nhiều vấn đề được đặt ra… có thể những vấn đề đó lại có nhiều cách hiểu nên việc hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài đúng trọng tâm của tác phẩm là một điều cần thiết. Ở mỗi bài học trong SGK đều có hệ thống câu hỏi hướng dẫn chuẩn bị bài, các câu hỏi này thường hướng đến những nội dung chính trong tác phẩm tuy nhiên độ bao quát của các câu hỏi còn cao nên HS ngại soạn bài, hoặc có tư tưởng chép sách tham khảo để thay việc tự khai phá. GV muốn thúc đẩy sự tự nguyện tìm hiểu, sự háo hức khám phá, tự mình cảm thụ của HS và một vấn đề rất khó, nó địi hỏi sự hướng dẫn soạn bài của GV phải có tác dụng kích thích, đánh thức sự ham mê khám phá ở học sinh, hệ thống gợi dẫn hay câu hỏi chuẩn bị bài phải có sự chuẩn bị cơng phu, phù hợp với khả năng, trình độ và tâm lí tiếp nhận của HS.
Việc xây dựng hệ thống câu hỏi chuẩn bị bài sẽ giúp quá trình dạy học trên lớp đạt hiệu quả tích cực. Hệ thống câu hỏi chuẩn bị bài sẽ được xây dựng kết hợp với chiến lược Tổng
quan về văn bản:
Câu hỏi 1: Nhan đề “Đất Nước” được tác giả viết hoa có gợi ý cho em sự kết nối nào khơng?
Câu hỏi 2: Tác giả Nguyễn Khoa Điềm có quen thuộc với em khơng? Em đã học bài thơ nào của ông? Những chi tiết nào trong cuộc đời, sự nghiệp,... của Nguyễn Khoa Điềm giúp em đọc văn bản tốt hơn?
Câu hỏi 3: Em có hiểu biết gì về thể loại trường ca và cách đọc thể loại trường ca? Ngoài trường ca Mặt đường khát vọng, em còn biết những tác phẩm trường ca nào khác?
Câu hỏi 4: Trường ca Mặt đường khát vọng được sáng tác trong hồn cảnh nào? Thơng tin về hồn cảnh ra đời có giúp gì cho em khi đọc văn bản khơng?
Câu hỏi 6: Em có thể chia bố cục đoạn trích “Đất Nước” thành mấy phần? Nêu cơ sở của sự phân chia đó.
Câu hỏi 7: Vì sao nói đoạn trích “Đất Nước” là sự kết hợp giữa chất trữ tình và chất chính luận? Em hãy nhận xét về sự kết hợp ấy?
Câu hỏi 8: Tác giả đã cảm nhận đất nước trên những phương diện nào? Vì sao có thể nói qua cách cảm nhận ấy, đất nước hiện ra vừa thiêng liêng, sâu xa, lớn lao, vừa gần gũi, thân thiết với mọi người?
Câu hỏi 9: Đề tài Đất nước rất quen thuộc trong thơ văn cả thời kì trung đại và hiện đại. Từ những tác phẩm đã học về đề tài này (Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt, Bình Ngơ đại
cáo của Nguyễn Trãi, Đất nước của Nguyễn Đình Thi...), em hãy so sánh hình ảnh đất nước
của Nguyễn Khoa Điềm có điểm gì tương đồng hoặc khác biệt với các sáng tác đó? (Ưu tiên học sinh liên hệ so sánh cả những văn bản cùng đề tài đất nước ngồi chương trình học)
Câu hỏi 10: Cách định nghĩa Đất Nước của nhà thơ có gì mới lạ, sâu sắc? Từ cách định nghĩa ấy, tác giả gợi lên mối quan hệ giữa con người cá nhân và đất nước như thế nào? Qua đó, em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của thế hệ trẻ hiện nay với đất nước?
Câu hỏi 11: Ở phần sau, khi viết về Đất Nước, tác giả muốn làm nổi bật tư tưởng gì? Em đã từng phát hiện thấy tư tưởng ấy xuất hiện trong tác phẩm nào mà em đã học trong chương trình hoặc tác phẩm ngồi chương trình mà em biết không?
Câu hỏi 12: Tư tưởng trên đã quy tụ mọi cách nhìn, đưa đến những phát hiện sâu và mới của tác giả về địa lí. Lịch sử, văn hóa… của đất nước như thế nào?
Ngồi ra, để đảm bảo việc tự đọc, tự học, khắc phục tình trạng HS chép bài soạn, soạn bài chống đối, GV có thể soạn các mẫu phiếu bài tập theo chiến lược Tổng quan về văn bản để HS chuẩn bị trước ở nhà.
Ví dụ sử dụng chiến thuật Tổng quan về văn bản:
- GV gợi dẫn và nêu yêu cầu: Tác phẩm văn học là những thông điệp nghệ thuật mà nhà văn, nhà thơ gửi gắm đến cuộc đời. Đọc ra và cảm nhận được tiếng lịng ấy là một q trình chưa hẳn đã có kết thúc. Nhưng điều giống nhau là ở chỗ, tất cả những người đọc có kĩ năng đều là những độc giả khi cầm lấy văn bản họ bắt đầu quan tâm đến những yếu tố ban đầu như: nhan đề, hoàn cảnh sáng tác, tác giả, thể loại...bởi đây sẽ là những thông tin đầu tiên giúp chúng ta hoạt hóa tri thức có trước, tạo tâm thế tiếp nhận, đưa ra những dự đốn ban
có kĩ năng như vậy khi đến với đoạn trích Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm bằng cách hoàn thành nội dung phiếu học tập theo mẫu sau: Mẫu
phiếu học tập số 1 (trang 64)
Ví dụ về một phiếu học tập đã hồn thành:
Những điều em biết sơ bộ về văn bản Những suy nghĩ phỏng đoán ban đầu của em
1. Tác giả Nguyễn Khoa Điềm
- Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943, quê ở Phong Điền, thuộc Thừa Thiên - Huế. Thời chống Mĩ cứu nước, ông sống và chiến đấu tại chiến trường Trị - Thiên.
- Là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ, cứu nước. Thơ Nguyễn Khoa Điềm giàu chất suy tư, cảm xúc dồn nén, ngơn từ bình dị, sử dụng sáng tạo các yếu tố văn học dân gian, tạo nên chất thơ dung dị, đậm đà, mang đậm chất trữ tình chính luận.
- Đây là tác giả em đã từng được học ở chương trình THCS, bài Khúc hát
ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
2. Trường ca Mặt đường khát vọng
a. Hoàn cảnh sáng tác trường ca
- Được tác giả hoàn thành ở chiến khu Trị - Thiên năm 1971, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đang ở giai đoạn gay go và ác liệt nhất.
- Bản trường ca viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ các thành thị vùng bị tạm chiếm ở miền Nam trước năm 1975. Nhận rõ bộ mặt xâm lược của đế quốc Mĩ, hướng về nhân dân, đất nước, ý thức được sứ mệnh lịch sử của thế hệ mình, họ đứng dậy xuống đường đấu tranh hòa nhập với cuộc chiến của toàn dân tộc.
- Trường ca Mặt đường khát vọng là một trong những sáng tác tiêu biểu cho phong cách thơ
- Giữa khói lửa đạn bom và chết chóc của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cảm hứng về đất nước đã trào dâng trong lòng tác giả. Ta cảm nhận được tiếng thơ vang lên trong giai đoạn ấy xuất phát từ trái tim rực lửa căm thù giặc và cháy bùng lòng yêu nước sâu sắc. Tiếng thơ của một con người đầy trách nhiệm với đất nước, dân tộc khi đặt lên vai trọng trách phải thức tỉnh thế hệ trẻ xuống đường hòa chung với cuộc đấu tranh của nhân dân.
Nguyễn Khoa Điềm, đậm chất trữ tình chính luận.
b. Thể loại
- Trường ca là thể loại văn học có sự kết hợp giữa yếu tố trữ tình và tự sự, được trình bày dưới dạng thể thơ tự do ít vần hoặc khơng vần. Đặc điểm của trường ca là cốt truyện giàu chất tự sự, xoay quanh cuộc đời người anh hùng, cảm hứng phát triển theo các sự kiện lớn lao, kì vĩ, gắn với nhân vật anh hùng.
c. Bố cục
- Gồm 9 chương: Lời chào, Báo động, Giặc Mỹ, Tuổi trẻ không yên, Đất Nước, Áo trắng và mặt đường, Xuống đường, Khoảng lớn âm vang, Báo bão.
- Em đã biết trường ca Người đi
tìm hình của nước của Chế Lan Viên, khắc họa hình ảnh vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh Nhưng không thấy ở trường ca Mặt đường khát vọng xoay quanh cuộc đời của một nhân vật anh hùng cụ thể nào, yếu tố tự sự cũng rất mờ nhạt, chủ yếu là trữ tình. Có lẽ phải chú ý đến yếu tố này để hiểu hơn về tác phẩm.
5. Đoạn trích “Đất Nước”
a. Vị trí
- Đoạn trích thuộc phần đầu của chương V trong tác phẩm. Đây được xem là một trong những đoạn thơ đặc sắc về đề tài quê hương, đất nước của thơ ca Việt Nam hiện đại.
b. Bố cục: 3 phần
+ Đoạn 1: Từ đầu đến “Đất nước có từ ngày đó…” Lý giải về cội nguồn Đất Nước.
+ Đoạn 2: “Đất là nơi anh đến trường …
Làm nên Đất Nước muôn đời” Lý giải câu hỏi
“Đất Nước là gì?” và mối quan hệ giữa cá nhân con người và Đất Nước.
+ Đoạn 3: “Những người vợ nhớ chồng… Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi” Lý giải tư tưởng “Đất Nước của Nhân
- Không phải ngẫu nhiên mà đoạn trích Đất Nước lại được chọn đưa
vào SGK Ngữ văn. Có lẽ đây là chương hay nhất của trường ca, có ý nghĩa lớn không chỉ với thế hệ trẻ thời bấy giờ mà còn với cả thanh niên ngày hôm nay. Chất thơ dung dị, đậm đà trong đoạn trích Đất Nước có lẽ cũng một phần được tạo
nên từ việc sử dụng sáng tạo các yếu tố văn học dân gian.
- Đây là đề tài quen thuộc trong thơ ca. Đất Nước thường được gợi lên với cảm hứng ngợi ca và tự hào.
dân”.
c. Nhan đề “Đất Nước”
- Nhưng tác giả viết hoa cả hai chữ “Đất” và “Nước”. Đây là hai yếu tố quan trọng tạo nên hình hài núi sơng, bờ cõi, xứ sở. Có thể tác giả còn nhấn mạnh hai thành tố quan trọng của nền văn hóa nơng nghiệp của nước ta?