Thuyết minh giáo án thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lí thuyết liên văn bản vào dạy học đoạn trích đất nước (trích trường ca mặt đường khát vọng) của nguyễn khoa điềm (Trang 113)

- Giáo án được thiết kế là phương án dạy học giúp giáo viên và học sinh tiếp cận tác phẩm theo hướng liên văn bản. Một lần nữa, bản thiết kế muốn khẳng định mỗi một văn bản văn học khơng tồn tại độc lập mà có mối liên hệ tích hợp khá cao. Để đọc một văn bản, cả người dạy và người học đều phải thực hiện một sự nối kết: nối kết văn bản này với những văn bản khác, không chỉ văn bản văn học mà còn cả những “văn bản” khác của hoạt động ngôn ngữ, của tập quán xã hội, của tinh thần dân tộc và thời đại… Trên cơ sở ấy, giáo án được thiết kế giúp học sinh tạo sự kết

nối giữa đoạn trích Đất Nước với các tác phẩm văn học dân gian, văn học trung đại, văn học hiện đại; kết nối văn bản với hoàn cảnh lịch sử xã hội, phong tục tập quán và cả những trải nghiệm của chính bản thân học sinh. Hơn nữa, tính đối thoại còn được thể hiện rõ trong bản thiết kế, đó là sự đối thoại giữa HS với văn bản, HS với HS và HS với GV.

- Giáo án thực nghiệm đoạn trích Đất Nước được thiết kế trên cơ sở tiếp thu, học hỏi những thành tựu của SGK, sách giáo viên và các tài liệu tham khảo khác, đồng thời bổ sung thêm hệ thống câu hỏi bài tập theo hướng tiếp cận liên văn bản.

- Thiết kế giáo án Đất Nước nhằm phát huy tinh thần chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh, giúp học sinh tiếp cận tác phẩm có cả bề rộng và chiều sâu. Thông qua các câu hỏi bài tập và các hoạt động học tập, học sinh chủ động khám phá và phát hiện nội dung và nghệ thuật của đoạn trích, từ những khám phá mới mẻ về Đất Nước đến sự lí giải sâu sắc tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” bằng giọng thơ trữ tình chính luận hấp dẫn, lôi cuốn của Nguyễn Khoa Điềm. Hơn nữa, học sinh sẽ có những trải nghiệm kết nối liên văn bản để tự rút ra cho mình bài học về ý thức trách nhiệm của cơng dân, tình u nước, niềm tư hào về truyền thống văn hóa 4000 năm của cha ông ta.

- Về phương pháp, biện pháp và các kỹ thuật dạy học: Thiết kế giáo án đã chú ý phối hợp các phương pháp, biện pháp, kỹ thuật dạy học một cách linh hoạt, đặc biệt là các chiến thuật đọc với những phiếu bài tập sẽ góp phần phát huy triệt để ý thức tự học, năng lực giao tiếp và năng lực hợp tác của HS. Tất cả sẽ cùng hỗ trợ đắc lực cho HS trong việc đọc hiểu đoạn trích Đất Nước nói riêng, đồng thời sẽ là nền tảng để HS có phương pháp tự học, tự khám phá những văn bản văn học nói chung.

3.4. Thực nghiệm sƣ phạm

3.4.1. Tổ chức thực nghiệm

Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm với lớp 12A1 và 12A7 trường THPT Mỹ Đức B – Hà Nội. Trong đó:

- Lớp 12A1 là lớp thực nghiệm: sĩ số 41 HS - Lớp 12A7 là lớp đối chứng: sĩ số 42 HS

Cả 2 lớp trên đều là lớp bình thường, khơng phải lớp chuyên Văn. Do phân phối chương trình khơng cho phép thời gian thực nghiệm riêng nên để đạt hiệu quả cao,

chúng tơi tiến hành thực nghiệm tích hợp với bài viết số 3 – nghị luận văn học.

3.4.2. Kết quả thực nghiệm

ĐỀ KIỂM TRA

(Tích hợp vào bài viết số 3 – Nghị luận văn học)

Cảm hứng về đất nước là một trong những cảm hứng sâu đậm của văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 1945. Qua hai bài thơ “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm và “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi, anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

Sau khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi thu được kết quả như sau: Bảng 3.1. Kết quả bài kiểm tra lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

Lớp Số

bài

Giỏi Khá Trung bình Yếu

Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Thực nghiệm 41 5 12,2 24 58,5 9 22 3 7,3 Đối chứng 42 2 4,8 15 35,7 20 47,6 5 11,9 0 10 20 30 40 50 60 70

Giỏi Khá Trung bình Yếu

lớp thực nghiệm lớp đối chứng

Biểu đồ 3.1. So sánh kết quả bài kiểm tra lớp thực nghiệm và lớp đối chứng *Kết quả điều tra hứng thú học tập của học sinh:

- Câu hỏi: Em có hứng thú học bài “Đất Nước” (trích “Mặt đường khát vọng”)

Bảng 3.2. Kết quả điều tra hứng thú học tập của học sinh Lớp Số phiếu Có Khơng Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Thực nghiệm 41 32 78 9 22 Đối chứng 42 28 66,7 14 33,3 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Có Khơng Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng

Biểu đồ 3.2. So sánh kết quả điều tra hứng thú học tập của HS lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

- Câu hỏi: Em thích học bài giảng mới này hay bài giảng cũ hơn?

(chỉ dành cho lớp thực nghiệm – điều tra sau dạy học thực nghiệm)

Bảng 3.3. Kết quả điều tra hứng thú học tập của HS lớp thực nghiệm với bài giảng mới

Lớp Số bài Thích hơn Bình thường Khơng thích

Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Thực nghiệm 41 29 70,7 10 24,4 2 4,9 3.4.3. Đánh giá thực nghiệm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua kết quả thống kê mang tính chất định lượng về kết quả bài làm, hứng thú học tập của học sinh ở các lớp thực nghiệm và đối chứng, có thể nhận thấy đa số các em đều nắm kiến thức ở một mức độ cơ bản (đạt từ trung bình trở lên, bên cạnh đó vẫn cịn một số bài yếu thể hiện việc tiếp thu kiến thức còn hạn chế), các kĩ năng cơ bản cũng được học sinh vận dụng khá tốt trong việc làm bài. HS đã quen học với

thiết kế giáo án và phong cách dạy cũ với thói quen thụ động trong việc học. Vì vậy khi tiếp xúc với cách giảng dạy theo thiết kế mới vẫn còn xuất hiện một vài HS lúng túng trước những yêu cầu hoạt động của GV, một số ít lại tỏ ra mệt mỏi không hứng thú và cịn chưa hồn thành tốt việc chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Tuy nhiên, chính sự đổi mới này lại kích thích được đơng đảo số lượng HS tham gia vào bài học, tích cực tìm ra tri thức bằng h iểu biết, kinh nghiệm, đặc biệt là bằng xúc cảm của mình.

* Về các phương pháp, biện pháp, kỹ thuật dạy học

Các phương pháp, biện pháp, kỹ thuật dạy học nhằm vận dụng lý thuyết liên văn bản vào dạy học đoạn trích “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm, góp phần

phát huy tối đa hiệu quả dạy và học Ngữ văn được đưa vào thiết kế giáo án và kiểm chứng qua thực nghiệm đã chứng minh được phần nào hiệu quả mà chúng đem lại trong dạy học. Tuy nhiên thói quen được hình thành trong lối dạy học cũ vẫn ảnh hưởng nhiều đến kết quả áp dụng những phương pháp, biện pháp dạy học hướng vào hoạt động của học sinh. Các yêu cầu của GV đối với học sinh trước giờ học và sau giờ học chưa thực sự được các em quan tâm đúng mức, cách học mang tính chất hình thức của cách dạy học cũ vẫn còn trong suy nghĩ của khá nhiều học sinh. Trong khi đó, các phương pháp, biện pháp đưa ra địi hỏi sự tập trung suy nghĩ, sự nghiêm túc tích cực, vì thế nếu các biện pháp trên được áp dụng thường xuyên sẽ tạo thành thói quen học tập tích cực, chủ động cho HS, chất lượng dạy học từ đó sẽ có những kết quả tốt hơn.

Điều dễ nhận thấy là chúng tơi đã tạo ra được một bầu khơng khí học tập sơi nổi, cuốn hút đưa HS tham gia nhiệt tình vào hoạt động học tập. Nội dung bài học đều được HS khám phá, chiếm lĩnh bằng nhiều hình thức khác nhau dưới sự định hướng, hướng dẫn của giáo viên, tạo nên “luồng khơng khí mới” cho mỗi cá nhân nói riêng, cho giờ học nói chung. Việc vận dụng đồng bộ, có hệ thống các phương pháp, biện pháp như đưa ra ở trên đã thu được kết quả đáng khích lệ: HS hứng thú với vai trị trung tâm của tiết học, với việc phát hiện ra tri thức trở thành nội dung bài học; HS được kích thích tiềm năng tư duy sáng tạo, được nói lên cảm nhận, suy nghĩ của mình; HS có cơ hội phát huy tồn diện những năng lực cá nhân…; HS đã có ý thức nhất định khi tích cực, chủ động hơn trong q trình học tập của mình.

Ngồi ra, vận dụng lí thuyết liên văn bản với các phương pháp, biện pháp cụ thể khi dạy học bài Đất Nước, chúng tơi cịn nhận thấy những biến chuyển nhỏ tác động tích cực đến hoạt động học tập của HS: Đa số HS các lớp thực nghiệm đều tỏ ra thích thú, mong muốn được hịa mình vào các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo; những HS khá, giỏi đã thấy mình được bạn bè nể trọng tin tưởng; học sinh trung bình cũng bước đầu tự tin hơn, tham gia tích cực hơn vào hoạt động của nhóm, của lớp trong giờ học; HS yếu cũng thấy mình được cơ giáo, bạn bè quan tâm, khích lệ, tự thấy mình cần cố gắng vươn lên hịa nhập với bạn bè thơng qua việc tập trung học bài cũ và chuẩn bị bài chu đáo trước giờ học. Những chuyển biến ấy chính là những biểu hiện tích cực khơng chỉ khích lệ HS trong học tập mơn Ngữ văn mà cịn là động lực khuyến khích GV tăng cường đổi mới vận dụng lí thuyết liên văn bản vào dạy học đoạn trích Đất Nước nói riêng và mơn Ngữ văn nói chung.

* Về mối tương tác giữa giáo viên – học sinh, giữa học sinh – học sinh

Giờ học “Đất Nước” đã bớt đi sự nhàm chán, lặng lẽ khi GV độc thoại trên lớp, mà thay vào đó là sự tương tác giữa GV - HS, HS - HS tạo nên khơng khí sơi nổi hơn hẳn trong tiết học. Tương tác đó cho thấy tính đối thoại của lí thuyết liên văn bản đã thực sự phát huy tác dụng tích cực trong hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS. Hoạt động nhịp nhàng giữa GV và HS đã phát huy tốt vai trò của mỗi đối tượng trong hoạt động dạy học, chất lượng dạy học cũng đạt hiệu quả tốt hơn. Bên cạnh đó, sự phối hợp có hiệu quả góp phần phát huy năng lực văn học, năng lực giao tiếp, ứng xử của học sinh. Từ đó tạo cho HS niềm tin, hứng thú, gây nên những ấn tượng tốt cho các em sau mỗi giờ học văn, thúc đẩy mỗi cá nhân nỗ lực cố gắng hoàn thiện hơn.

* Một số vấn đề rút ra sau giờ dạy thực nghiệm

- Trong hoạt động dạy học đọc hiểu văn bản, việc xác định đúng vai trò thầy chủ đạo - trò chủ động, sáng tạo là điều rất có ý nghĩa, giúp GV và HS chủ động hoạt động theo Mục tiêu cần đạt của bài học và tạo quan hệ tương tác giữa GV - HS, HS - HS. GV chủ động lên kế hoạch cho bài giảng dạy của mình, thiết kế bài học cụ thể, chủ động thông báo, căn dặn, động viên HS chuẩn bị bài mới để có tâm thế tiếp nhận bài học trên lớp. Khi tổ chức dạy học trên lớp, GV sử dụng các

phương pháp, biện pháp, kỹ thuật để kích thích hứng thú, làm nảy sinh nhu cầu khám phá tri thức của học sinh.

- Dạy học đọc hiểu văn bản phải tạo được sự gắn kết giữa nhà văn - HS - GV. Giờ học văn thành công phải gây được ấn tượng, để lại những nhận thức mới, những suy ngẫm cho HS, giúp HS tự bộc lộ mình, tự thể nghiệm và tìm tịi, sáng tạo tiếp sau này. HS phải được hoạt động cá thể hoặc hoạt động trong nhóm nhỏ, trong khơng khí chung của cả lớp. Kết quả cao nhất thu được qua giờ học văn là sự lớn khôn nhiều mặt ở học sinh, nhưng cũng khơng thể khơng nói đến kết quả học sinh thể hiện ở những điểm số cụ thể. Kết quả học tập được nâng cao, chất lượng bài kiểm tra đánh giá ngày một có những dấu hiệu tích cực, điều này khiến khơng chỉ học sinh cố gắng trong việc học mà còn là sự cố gắng từ chất lượng dạy của GV.

- Học sinh không thực sự quá yếu kém hay thờ ơ đối với việc học văn vì thế điều quan trọng chính là việc GV phải tìm những phương pháp và biện pháp thích hợp. Việc vận dụng lí thuyết liên văn bản với các phương pháp, biện pháp, kỹ thuật cụ thể trong dạy học đoạn trích “Đất Nước” (Trích trường ca “Mặt đường khát vọng”) nói riêng, dạy học Ngữ văn nói chung cịn được phát huy tác dụng sau bài

học. Các kĩ năng nền tảng: Nghe, nói, đọc, viết được rèn luyện thường xuyên trong mơi trường tích cực sẽ ngày càng được củng cố và phát triển, HS có cơ hội được thể hiện và hồn thiện mình.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay là vấn đề quan trọng, là xu thế tất yếu của ngành giáo dục nước ta, giúp người học phát triển toàn diện năng lực của bản thân. Đối với mơn Ngữ văn, một mơn học có đặc thù là tính tích hợp cao thì việc vận dụng lí thuyết liên văn bản vào dạy học là hồn tồn cần thiết. Vận dụng lí thuyết liên văn bản trong dạy học Ngữ văn nói chung và dạy đọc hiểu văn bản nói riêng sẽ giúp học sinh khám phá văn bản đúng bản chất, đó là khơng tìm hiểu, nhìn nhận, đánh giá tác phẩm văn học một cách riêng lẻ, độc lập mà cần đặt văn bản trong mối quan hệ với các văn bản khác. Đi theo hướng đổi mới phương pháp này, chúng tôi nghiên cứu và đưa ra “Vận dụng lí thuyết liên văn bản

vào dạy học đoạn trích “Đất Nước” (trích trường ca “Mặt đường khát vọng”) của Nguyễn Khoa Điềm” với mục đích góp phần triển khai quan điểm dạy học mới

nhằm tìm tịi những phương pháp, biện pháp hay, hiệu quả để phát huy tính tích cực, chủ động chiếm lĩnh tác phẩm của cả giáo viên và học sinh, góp phần khẳng định tính đúng đắn khoa học của đổi mới phương pháp dạy học.

2. Vấn đề phương pháp dạy học được triển khai trong mơn Ngữ văn đã được nói đến một phần trong các SGK, SGV, sách hướng dẫn soạn bài, các TLTK,… Nhưng xuất phát từ mục tiêu giáo dục đào tạo, từ yêu cầu của thực tế dạy học văn trong nhà trường THPT việc vận dụng lí thuyết liên văn bản được cụ thể hóa bằng các phương pháp, biện pháp, kỹ thuật dạy học như thế nào, vận dụng cụ thể ra sao để học sinh thực sự trở thành chủ thể của hoạt động nhận thức - trung tâm của quá trình học lại là một vấn đề mới mẻ. Trong đề tài này, chúng tôi muốn hướng đến việc nâng cao chất lượng dạy học thơng qua các biện pháp cụ thể, có khả năng triển khai ứng dụng trong thực tiễn dạy học, góp phần giải quyết một nhiệm vụ quan trọng trong dạy học hiện nay.

3. Luận văn cơ bản đã triển khai và hoàn thành những nội dung cơ bản sau: Thứ nhất, Luận văn đã chọn lọc và xây dựng được một hệ thống cơ sở lí luận làm nền tảng cho việc vận dụng lí thuyết liên văn bản vào dạy học Ngữ văn, hướng tới khẳng định muốn dạy học Ngữ văn theo quan điểm tích hợp hiện nay thì khơng thể khơng vận dụng lí thuyết liên văn bản. Đồng thời, Luận văn đã điều tra, khảo sát và đưa ra những nhận định cơ bản về thực tiễn dạy học đoạn trích “Đất Nước” trích

trường ca “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm; thực tiễn vận dụng lí thuyết liên văn bản trong dạy học Ngữ văn hiện nay. Từ những nhìn nhận trực tiếp vào thực tế việc dạy và học như vậy là cơ sở quan trọng giúp cho việc lựa chọn các phương pháp, biện pháp, kĩ thuật phù hợp với thực tiễn và phát huy tối đa hiệu quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lí thuyết liên văn bản vào dạy học đoạn trích đất nước (trích trường ca mặt đường khát vọng) của nguyễn khoa điềm (Trang 113)