Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc hiểu đoạn trích “Đất Nước” theo hướng vận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lí thuyết liên văn bản vào dạy học đoạn trích đất nước (trích trường ca mặt đường khát vọng) của nguyễn khoa điềm (Trang 83 - 96)

dụng lí thuyết liên văn bản

2.4.2.1. Giai đoạn trước khi đọc

Đúc kết từ kinh nghiệm giảng dạy văn lâu nay, kết quả học tập của HS phụ thuộc rất nhiều vào hứng thú học tập và nhu cầu học tập. Vì vậy, việc quan trọng cần làm ở giai đoạn trước khi đọc là GV phải tạo được hứng thú và nhu cầu học tập cho HS, cách nhanh nhất chính là tác động về mặt cảm xúc để nảy sinh hứng thú của học sinh đối với nội dung bài học. Trong bài học “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm, GV có thể tạo hứng thú cho HS bằng lời vào bài, bằng những tác động về mặt cảm xúc: tình yêu quê hương đất nước, tình u vốn văn hóa dân tộc, tạo niềm thích thú khi tìm hiểu vốn văn hóa dân gian có trong bài…

2.4.2.2. Giai đoạn trong khi đọc

GV sử dụng hệ thống câu hỏi đọc hiểu và hướng dẫn HS đọc bằng các chiến thuật đọc. Bằng câu hỏi, GV dẫn dắt HS từng bước khám phá tác phẩm. Đối với bài học “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm, hệ thống câu hỏi tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh phải đạt được những yêu cầu cơ bản: Câu hỏi phải căn cứ vào đặc điểm nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, vì thế các câu hỏi đưa ra cần đi từ những chi tiết cụ thể đến những vấn đề cơ bản của tác phẩm. Các câu hỏi cần logic, phải nằm cùng trong một hệ thống vấn đề có tính chất xâu chuỗi để từng bước đi đến tác phẩm như một chỉnh thể. Hệ thống câu hỏi phải vừa sức với HS, phù hợp với thời lượng một giờ học, đặc biệt là đảm bảo được sự tích cực tư duy để HS chủ động tìm ra vấn đề. Trích đoạn “Đất Nước” được viết theo thể thơ tự do, yếu tố cổ điển và hiện đại hoà quyện vào nhau, giọng thơ trữ tình - chính luận giàu tính triết lý, ở đó có những nét quen thuộc gần gũi nhưng cũng vô cùng mới lạ, điều này là một thuận lợi để sử dụng những câu hỏi khơi gợi cảm xúc, phát hiện những ý thơ sâu sắc, những khám phá mới từ phía HS. Do đó, dạy học đoạn trích “Đất Nước” cần sự đầu tư kĩ lưỡng của

GV trong việc chuẩn bị hệ thống câu hỏi nhằm tích cực hóa hoạt động học của HS, đạt hiệu quả giờ học.

Câu hỏi đọc hiểu sẽ được sử dụng phù hợp với tiến trình dạy học đoạn trích “Đất Nước”:

a. Hướng dẫn HS tìm hiểu đoạn 1: Những lí giải của Nguyễn Khoa Điềm về cội nguồn Đất Nước.

GV tổ chức hướng dẫn HS đọc hiểu bằng chiến thuật đánh dấu và ghi chú bên lề theo mẫu

phiếu học tập số 2 (trang 64 - 65); liên văn bản với văn hóa và văn học dân gian Việt Nam. GV dẫn dắt và nêu yêu cầu: Trong 9 dịng thơ đầu, tác giả đã lí giải về cội nguồn của

Đất Nước. Những yếu tố nào trong văn bản cho chúng ta hiểu được sự lí giải của tác giả về thời gian hình thành và cội nguồn của Đất Nước? Em hãy nhận diện các yếu tố đó bằng cách đánh dấu vào văn bản, sau đó ghi chú vắn tắt bên lề tất cả những điều mà các yếu tố đó gợi lên trong các em.

Câu hỏi:

1. Đất Nước bắt đầu từ khi nào? (HS đánh dấu từ chỉ thời gian – 1 gạch)

2. Đất Nước gắn liền với những hình ảnh nào?(HS đánh dấu những hình ảnh quan trọng – 2 gạch)

3. Câu hỏi liên văn bản: Những hình ảnh đó có gợi cho em liên tưởng nào về văn hóa và văn học dân gian khơng?

4. Câu hỏi liên văn bản: Từ sự lí giải về cội nguồn Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm, em thấy có điều gì mới mẻ trong nhận thức của nhà thơ so với các sáng tác cùng đề tài đất nước trong văn học trung đại và văn học hiện đại?

GV hướng dẫn HS có thể dùng các màu mực, các kí hiệu, viết tắt,... để đọc và ghi chú bên lề tất cả những gì gợi lên khi đọc văn bản, những câu hỏi, những trả lời và cả những câu hỏi chưa được trả lời,... Đây sẽ là cơ sở để HS phát biểu, chia sẻ với bạn bè và thầy cô trong phần trao đổi, thảo luận.

HS đánh dấu và ghi chú bên lề những thơng tin quan trọng, trình bày trước lớp Ví dụ về một bản ghi chú bên lề của học sinh:

- Thời gian: rồi, có trong, bắt đầu, lớn lên, có từ ngày đó

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ

- Đất Nước có từ rất xa xưa, lâu đời, khơng có mốc thời gian cụ thể. Đất Nước hình thành và lớn lên cùng với sự trưởng thành của con người?

- Đất Nước gắn

với: cái ngày xửa ngày xưa, miếng trầu, trồng tre đánh giặc, tóc bới sau đầu, gừng cay muối mặn, cái kèo, cái cột, hạt gạo...

thường hay kể

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầu Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo, cái cột thành tên Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, dần, sàng Đất Nước có từ ngày đó

- Đất Nước có cội nguồn từ:

+ cái ngày xửa ngày xưa – mở đầu những câu chuyện cổ tích

+ miếng trầu – tục ăn trầu, sự tích trầu cau

+ trồng tre đánh giặc – truyền thuyết Thánh Gióng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tục bới tóc

+Gừng cay muối mặn: những câu ca

dao yêu thương tình nghĩa

+ Cái kèo, cái cột: tục đặt tên xấu dễ nuôi

+ Hạt gạo: nền nông nghiệp lúa

nước

=> Nếu các nhà thơ trung đại thường thiêng liêng hóa, trang trọng hóa hình ảnh đất nước thì Nguyễn Khoa Điềm lại đưa đến một định nghĩa về Đất Nước gần gũi, có từ rất lâu đời, cội nguồn của Đất Nước gắn liền với những phong tục tập quán, văn hóa và văn học dân gian.

b. Hướng dẫn HS tìm hiểu đoạn 2: Lí giải “Đất Nước là gì” và mối quan hệ giữa cá nhân với Đất Nước.

b. 1. Lí giải “Đất Nước là gì?”

GV gọi HS đọc lại đoạn thơ từ “Đất là nơi anh đến trường....Làm nên Đất Nước muôn

đời”. GV tổ chức hướng dẫn HS đọc hiểu bằng chiến thuật mối quan hệ hỏi đáp và liên văn bản với văn hóa và văn học dân gian Việt Nam.

Câu hỏi 1: Nhận xét về hình thức của đoạn thơ?

Câu hỏi 2: Tìm những hình ảnh, chi tiết nhà thơ lí giải về bản chất của Đất Nước?

Câu hỏi 3 (Câu hỏi liên văn bản) Nguyễn Khoa Điềm đã lí giải bản chất của Đất Nước được gợi ra từ những yếu tố nào liên quan đến văn hóa và văn học dân gian?

b.2. Mối quan hệ giữa cá nhân và Đất Nước

Câu hỏi 1: Tác giả đã gợi ra mối quan hệ giữa cá nhân và Đất Nước như thế nào?

gợi lên trách nhiệm và nghĩa vụ của thế hệ trẻ với Đất Nước ra sao?

Câu hỏi 3 (Câu hỏi liên văn bản) Cũng như Nguyễn Khoa Điềm, nhiều tác giả cũng đề cập đến đến vai trò, trách nhiệm của thế hệ trẻ với Đất Nước như Hồ Chí Minh, Chế Lan Viên, Tố Hữu... Em hãy tìm và ghi lại những câu thơ, câu văn thể hiện điểu đó. Từ quan niệm của các tác giả, hãy nêu lên suy nghĩ của em về trách nhiệm của thế hệ trẻ với Đất Nước?

GV tổ chức hướng dẫn HS trả lời câu hỏi liên văn bản bằng chiến thuật cuộc giao tiếp

văn học nhằm giúp HS có thể đối thoại liên văn bản – văn bản và tạo sự giao tiếp giữa HS với

văn bản, HS với GV, HS với HS về trách nhiệm của thế hệ trẻ với đất nước bằng việc sử dụng Mẫu phiếu học tập số 3 (trang 65)

Ví dụ về một phiếu học tập đã hồn thành:

Nguyễn Khoa Điềm

Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình

Phải biết gắn bó và san sẻ

Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở Làm nên Đất Nước muôn đời…

Chế Lan Viên

Ôi Tổ quốc! Ta yêu như máu thịt Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng Ôi Tổ quốc! Nếu cần ta chết

Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông

Hồ Chí Minh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên

Tố Hữu

Tơi buộc lịng tơi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời

c. Hướng dẫn HS tìm hiểu đoạn 3: Lí giải tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” Câu hỏi: Tác giả lý giải tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” trên những phương

- Say mê học tập, tìm hiểu truyền thống lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh...

để quảng bá hình ảnh đất nước với bạn bè quốc tế - Học tập để phát triển đất nước, hội nhập với quốc tế

-Yêu nước, sẵn sàng lên đường khi Tổ quốc cần

Trách nhiệm của thế hệ trẻ với Đất Nƣớc

diện nào?

c.1. Không gian mênh mông (không gian địa lí)

GV gọi HS đọc lại đoạn thơ từ:“Những người vợ nhớ chồng cịn góp cho Đất

Nước những núi Vọng Phu” đến “Những cuộc đời đã hố núi sơng ta”

Câu hỏi: Theo Nguyễn Khoa Điềm, hình hài Đất Nước được tạo nên bởi những

yếu tố nào?

Câu hỏi liên văn bản: Những yếu tố ấy có liên hệ gì với văn hóa, văn học dân

gian Việt Nam không? Theo em, tại sao tác giả lại chú ý đến những yếu tố đó?

GV sử dụng phương pháp thuyết trình, bình giảng: Hình hài Đất Nước được tạc

nên từ những gì nhỏ bé, bình dị nhất; ngay cả những con vật cũng hóa thân tạo dựng dáng núi hình sơng. Đó là hình ảnh của con ngựa Thánh Gióng, gót ngựa đi đến đâu đều để lại dấu chân tạo thành những ao đầm trên đất nước. Hình ảnh chín mươi chín ngọn núi mang dáng của chín mươi chín con voi trên mảnh đất Phong Châu quay đầu chầu phục về đền thờ của các vua Hùng tạo nên dấu ấn linh thiêng của đất Tổ Hùng Vương. Những con rồng uốn cong mềm mại hóa thân thành những dịng sơng xanh thẳm. Cịn cả những con cóc, con gà nhỏ bé cũng hóa thân thành những danh lam thắng cảnh. Trong số đó, có những con vật linh thiêng cao cả chỉ xuất hiện trong thần thoại, truyền thuyết như con ngựa của Thánh Gióng, chín mươi chín con voi, con rồng.... nhưng cũng có những con vật bình thường, nhỏ bé như con cóc, con gà... cũng biết hóa thân cho Đất Nước. Gợi lên điều ấy, Nguyễn Khoa Điềm khơng chỉ gợi nhắc về lịch sử hình thành đất nước mà còn lay động, thức tỉnh mạnh mẽ ý thức trách nhiệm của mỗi con người: những con vật cịn hóa thân cho Đất Nước như thế huống chi con người – những chủ nhân tương lai của đất nước?

Câu hỏi: Gợi ra khơng gian địa lí của Đất Nước, tác giả đã nhắc tới tên những địa

danh nào?

Câu hỏi liên văn bản: Những địa danh ấy gợi cho em liên tưởng gì đặc biệt đến

nét văn hóa của dân tộc?

GV thuyết trình, bình giảng: Tác giả gợi ra tên của hàng loạt những địa danh cụ

thể, những cảnh quan thiên nhiên kì thú của Đất Nước. Những địa danh ấy không chỉ là khơng gian địa lí mà cịn là di tích văn hóa. Trong cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm, những cái tên đất tên miền ấy cịn là sự hóa thân của bao cuộc đời, bao

số phận của cha ông trong hàng nghìn năm lịch sử: Núi Vọng Phu tượng trưng cho tình yêu chung thủy; hịn Trống Mái cũng là tình cảm đơi lứa mặn nồng, thiết tha; đất Tổ Hùng Vương, gót ngựa Thánh Gióng là hiện thân của tình yêu nước, tinh thần dân tộc sâu sắc; núi Bút, non Nghiên với hình ảnh của những người học trị nghèo mang theo truyền thống hiếu học của cha ơng; nhưng cái tên sơng Ơng Đốc, cồn Ông Trang, núi Bà Đen, núi Bà Điểm là hành trình khai hoang mở mang bờ cõi... In dấu trên những địa danh ấy là cả lối sống, tâm hồn, suy nghĩ, những phong tục tập quán, tư tưởng, quan niệm của cha ơng ta qua bốn nghìn năm lịch sử. Tác giả còn khéo léo thống kê tên địa danh theo hành trình trải dài từ Bắc – Trung – Nam như muốn khẳng định suốt từ Bắc vào Nam, từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau đều do nhân dân hóa thân mà thành. Chính nhân dân vơ danh đã hóa thân làm nên dáng núi, hình sơng, làm nên Đất Nước nên tất yếu Đất Nước là của Nhân dân.

c.2. Thời gian đằng đẵng

GV hướng dẫn HS đọc hiểu bằng chiến thuật câu hỏi kết nối tổng hợp, sử dụng

Mẫu phiếu học tập số 4 (trang 66 - 67), vận dụng triệt để lí thuyết liên văn bản: kết (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nối văn bản với văn bản; văn bản với trải nghiệm của bản thân bạn đọc; văn bản với hiện thực đời sống... để cuối cùng hiểu được sự lí giải tư tưởng “Đất Nước của Nhân

dân” trên phương diện thứ hai “thời gian đằng đẵng”, bao gồm cả thời gian lịch sử và truyền thống văn hóa. GV tổ chức hướng dẫn HS trả lời câu hỏi trong phiếu bài tập:

Câu hỏi 1: (HS làm việc cá nhân, phát hiện thông tin trong văn bản) Trong đoạn

thơ từ “Em ơi em.... Đi trả thù mà không sợ dài lâu” Nguyễn Khoa Điềm đã lí giải tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” ở phương diện “thời gian đằng đẵng”. Trong đoạn thơ, tác giả đã dùng những từ ngữ, hình ảnh nào để nói về nhân dân?

Nhân Dân

- những người con gái, con trai

- bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi - họ

Từ ngữ gọi chung chung, khơng chỉ đích danh một cá nhân, một con người cụ thể nào

Họ đã

- cần cù làm lụng - ra trận đánh giặc - nuôi cái cùng con - sống và chết..

Họ đã

- giữ và truyền hạt lúa - truyền lửa

- truyền giọng điệu - gánh tên xã tên làng - đắp đập be bờ

- chống ngoại xâm, đánh bại nội thù, trồng tre đi trả thù...

Để bảo vệ, giữ gìn truyền thống văn hóa lâu đời của Đất Nước

 Nhân Dân đã làm nên “Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao, thần thoại”...

Câu hỏi 2: (câu hỏi kết nối thông tin giữa văn bản và những trải nghiệm về thơng tin

đó ở HS) Ấn tượng và hình dung của em về hình ảnh “Nhân dân” trong đoạn thơ đó?

HS làm việc cá nhân, phát biểu cảm nhận của bản thân:

- Nguyễn Khoa Điềm đã gợi lên hình ảnh của những người con gái, con trai là đại diện của Nhân dân, những con người vơ danh, vùi mình trong cát, khơng bia tượng, không đền đài nhưng đã làm ra Đất Nước. Họ đã cần cù làm lụng lao động để làm ra hạt gạo, của cải vật chất. Hơn thế, họ còn gánh trên vai cả trọng trách đánh giặc giữ nước. Những người con trai

ra trận, cịn người con gái ở nhà ni cái cùng con, làm hậu phương vững chắc, nuôi dạy thế

hệ sau tiếp nối truyền thống cha anh nhưng giặc đến nhà đàn bà cũng đánh, cũng trực tiếp đánh giặc khi đất nước cần. Nhân dân sống thì giản dị, chết thì bình tâm, âm thầm cống hiến dựng xây đất nước, không ân hận, không nuối tiếc. Nguyễn Khoa Điềm đã đi xuyên suốt thời gian lịch sử 4000 năm, với 4000 lớp người, chính là 4000 thế hệ nhân dân vô danh đã dựng xây đất nước, thế hệ này ngã xuống, thế hệ khác lại đứng lên.

Đặc biệt, tác giả đã chuyển dịch vai trò của nhân dân trong lịch sử vào vai trò của nhân dân trong việc sáng tạo, giữ gìn truyền thống văn hóa: truyền hạt lúa là truyền lại nền văn minh lúa nước, văn hóa nơng nghiệp; chuyền lửa, truyền giọng điệu, truyền cho thế hệ sau truyền thống yêu nước đánh giặc... Những cơng việc rất bình dị, quen thuộc, nhỏ bé, khiên nhường nhưng được kết hợp với điệp từ họ đặt ở đầu mỗi câu thơ tạo nên hình ảnh về nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lí thuyết liên văn bản vào dạy học đoạn trích đất nước (trích trường ca mặt đường khát vọng) của nguyễn khoa điềm (Trang 83 - 96)