Thiết kế giáo án thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lí thuyết liên văn bản vào dạy học đoạn trích đất nước (trích trường ca mặt đường khát vọng) của nguyễn khoa điềm (Trang 96 - 113)

ĐẤT NƢỚC

(Trích “Mặt đƣờng khát vọng”) - Nguyễn Khoa Điềm A. Mục tiêu bài học

* Về kiến thức: Giúp học sinh

- Hiểu thêm một cái nhìn mới mẻ về Đất Nước qua cách cảm nhận của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm – cách nhìn mới mẻ về một đề tài khơng mới. Đất Nước trong cách nhìn của Nguyễn Khoa Điềm là sự hội tụ, kết tinh bao công sức và khát vọng của nhân dân. Nhân dân là người làm ra Đất Nước, giữ gìn và bảo vệ Đất Nước qua trường kỳ lịch sử.

- Hiểu được một số nét đặc sắc về nghệ thuật: Giọng thơ trữ tình – chính luận, sự vận dụng sáng tạo nhiều yếu tố của văn hóa và văn học dân gian làm sáng tỏ

thêm tư tưởng “Đất Nước của nhân dân”.

- Huy động kiến thức liên văn bản với văn hóa dân gian, văn học dân gian Việt Nam, văn học trung đại và những tác phẩm văn học hiện đại cùng đề tài.

* Về kỹ năng:

- Rèn kỹ năng đọc hiểu bài thơ trữ tình hiện đại giai đoạn 1945 – 1975. Đặc biệt là kỹ năng đọc hiểu một bài thơ viết bằng thể thơ tự do theo khuynh hướng trữ tình – chính luận.

- Tích hợp các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết.

* Về thái độ:Giáo dục, bồi đắp cho học sinh:

- Tình yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào về vẻ đẹp truyền thống của Đất nước; có ý thức xây dựng, gìn giữ, bảo vệ quê hương, Đất Nước.

- Tự hào, biết ơn các thế hệ cha anh đi trước đã đấu tranh anh dũng cho nền độc lập dân tộc, cho sự bền vững của Đất Nước Việt Nam.

B. Thiết kế bài học

I. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên:

1.1. Phương tiện dạy học: SGK, SGV, chuẩn kiến thức kỹ năng, bài soạn, máy

chiếu, tranh ảnh, tài liệu minh họa, câu hỏi và bài tập kiểm tra đánh giá.

1.2. Phương pháp, biện pháp, kỹ thuật dạy học:

a. Phương pháp: Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình, bình giảng,

đặt câu hỏi, đối thoại

b. Biện pháp dạy học: Sử dụng các chiến thuật đọc hiểu: Đánh dấu ghi chú bên lề, cuộc

giao tiếp văn học, câu hỏi kết nối tổng hợp, mối quan hệ hỏi – đáp.

c. Kỹ thuật dạy học: Kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật khăn trải bàn

2. Chuẩn bị của học sinh:

Đọc và soạn bài ở nhà, làm việc với sách giáo khoa theo từng bước, từng giai đoạn - Bước 1: Học sinh nắm được tên tác phẩm, tên tác giả và đọc phần tiểu dẫn. - Bước 2: Đọc sơ bộ văn bản tác phẩm, xuất phát từ cảm nhận ban đầu để phát hiện cảm hứng chung của tác phẩm.

- Bước 3: Đọc chú thích để hiểu, bổ sung những kiến thức khó trong nhận thức. - Bước 4: Học sinh đọc lại phần Kết quả cần đạt để so sánh với cảm nhận ban

đầu mình có được sau khi đọc tác phẩm, có sự định hướng đúng cho cảm nhận ở bước sau.

- Bước 5: Đọc chậm, đọc kĩ lại một hay nhiều lần nhằm phát hiện về nội dung, nghệ thuật, các tầng ý nghĩa trong tác phẩm.

- Bước 6: Dựa vào văn bản trả lời hệ thống câu hỏi chuẩn bị bài của sách giáo khoa.

- Bước 7: Đọc văn bản lần cuối để kiếm tìm những cảm nhận sâu hơn về một vấn đề cụ thể nào đó có trong tác phẩm.

Ngồi ra, HS cần: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sưu tầm những bài thơ liên quan đến chủ đề đất nước (những tác phẩm văn học trung đại đã học và những tác phẩm cùng thời kì; khuyến khích học sinh tìm thêm những bài thơ ngồi chương trình)

- Tìm hiểu thể loại trường ca và những tác phẩm viết theo thể trường ca.

* HS chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi (trang 71 – 72)

Ngoài ra, để đảm bảo việc tự đọc tự học của học sinh, khắc phục tình trạng học sinh chép bài soạn, soạn bài chống đối, giáo viên soạn mẫu phiếu bài tập theo chiến thuật Tổng quan về

văn bản để học sinh chuẩn bị trước ở nhà. (Mẫu phiếu học tập số 1 – trang 64)

GV dẫn vào bài mới: Nhà thơ Chế Lan Viên từng viết:

“Tôi yêu Việt Nam đẹp, Việt Nam thơ bát ngát câu Kiều, bờ tre, mái rạ Mái đình cong cong như em gái giữa đêm chèo

Cánh cò Việt Nam trong hơi mát xẩm xoan cò lả Cái đơn hậu nhân tình trong nét chạm chùa Keo”

Từ thuở ấu thơ, ta đã được dạy hai chữ “Việt Nam” và gọi đó là Đất Nước. Ta mơ hồ chưa hiểu chỉ biết rằng đó là thứ rất lớn lao, quý báu. Trải qua bao năm tháng ác liệt của bom đạn chiến tranh, hai tiếng thiêng liêng ngày ấy càng thấm thía. Càng trải qua đau thương thử thách, đất nước ta “càng tươi thắm vô ngần”. Bởi vậy Đất Nước, Tổ quốc là đề tài, cảm hứng bất tận của thi ca nghệ thuật. Và văn học với sự mệnh thiêng liêng đã khắc tạc vĩnh viễn vào lòng người đọc hình tượng đẹp đẽ ấy. Hịa vào dịng chảy đó, Nguyễn Khoa Điềm đưa lại một cách nhìn mới về một đề tài khơng mới bằng trích đoạn “Đất Nƣớc” trong trường ca “Mặt đƣờng khát vọng”.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT HOẠT ĐỘNG 1: Hƣớng dẫn HS tìm hiểu phần Tiểu dẫn và định hƣớng tiếp cận ban đầu. GV gọi HS đọc phần tiểu dẫn trong SGK Phần này GV đã cho HS chuẩn bị ở nhà theo hệ thống câu hỏi và phiếu bài tập:

Mẫu phiếu bài tập số 1 (trang 64) GV lựa chọn phiếu bài tập tốt cho HS trình bày và chốt kiến thức. I. Tiểu dẫn 1. Tác giả a. Tiểu sử

- Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943 - Quê quán: Thừa Thiên Huế

- Xuất thân: trong gia đình trí thức có truyền thống yêu nước và cách mạng.

- Quá trình trưởng thành:

+ Năm 1955 ông ra Bắc học tập.

+ Năm 1964 sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội ông về Nam hoạt động trong phong trào Học sinh – Sinh viên tại thành phố Huế, xây dựng cơ sở cách mạng, làm thơ và viết báo.

+ Sau 1975 ơng tiếp tục hoạt động chính trị và văn nghệ tại Thừa Thiên Huế.

+ Tham gia Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam.

b. Sự nghiệp văn học

- Tác phẩm chính: Đất ngoại ơ (thơ, 1972); Mặt đường khát vọng (trường ca, 1974); Ngơi nhà có ngọn lửa ấm

(thơ, 1986); Cõi lặng (thơ, 2007)... - Là thế hệ những nhà thơ chống Mỹ

- Đặc sắc thơ ca Nguyễn Khoa Điềm: Kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước và con người Việt Nam, chất trữ tình chính luận hài hịa.

2. Tác phẩm “Mặt đƣờng khát vọng”

- Sáng tác: năm 1971 tại chiến khu Bình Trị Thiên khi cuộc chiến đấu của nhân dân miền Nam chống đế quốc Mỹ đang ở thời kỳ cam go, ác liệt.

- Thể loại: trường ca

- Nội dung: Bản trường ca viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ các thành thị vùng bị tạm chiếm ở miền Nam trước năm 1975. Nhân rõ bộ mặt xâm lược của đế quốc Mĩ, hướng về nhân dân, đất nước, ý thức được sứ mệnh của thế hệ mình, họ đứng dậy xuống đường đấu tranh hịa nhập với cuộc chiến của toàn dân tộc.

- Bố cục: gồm 9 chương: Lời chào, Báo động, Giặc Mỹ,

Tuổi trẻ không yên, Đất Nước, Áo trắng và mặt đường, Xuống đường, Khoảng lớn âm vang, Báo bão.

3. Đoạn trích “Đất Nƣớc”

- Vị trí: Đoạn trích thuộc phần đầu của chương V của trường ca “Mặt đường khát vọng”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bố cục: 3 phần

+ Đoạn 1: Từ đầu đến “Đất nước có từ ngày đó…” Lý

giải về cội nguồn Đất Nước.

+ Đoạn 2: “Đất là nơi anh đến trường … Làm nên Đất Nước muôn đời” Lý giải câu hỏi “Đất Nước là gì?” và

mối quan hệ giữa cá nhân con người và Đất Nước.

+ Đoạn 3: “Những người vợ nhớ chồng… Gợi trăm màu

trên trăm dáng sông xuôi” Lý giải tư tưởng “Đất Nước

của Nhân dân”.

HOẠT ĐỘNG 2: Hƣớng dẫn HS đọc hiểu văn bản theo hƣớng tiếp cận liên văn bản

Đoạn trích được viết theo thể trường ca, một thể thơ tự do, nên khi đọc cần thể hiện được

II. Đọc – hiểu chi tiết văn bản

sự linh hoạt với nhịp thơ dài, rộng như văn xuôi, với giọng đọc trầm lắng, trang trọng, chiêm nghiệm.

2.1. Hướng dẫn HS tìm hiểu đoạn 1: Những lý giải của Nguyễn Khoa Điềm về cội nguồn Đất Nước

GV tổ chức hướng dẫn HS đọc hiểu bằng chiến thuật đánh dấu và ghi chú bên lề theo mẫu phiếu học tập số 2

(trang 64 - 65); liên văn

bản với văn hóa và văn học dân gian Việt Nam. 1. Đất Nước bắt đầu từ khi nào?

2. Đất Nước gắn liền với những hình ảnh nào?

3. Câu hỏi liên văn

bản: Những hình ảnh đó có gợi cho em liên tưởng nào về văn hóa và văn học dân gian khơng?

2. Tìm hiểu chi tiết văn bản

2.1. Đoạn 1: Những lý giải của Nguyễn Khoa Điềm về cội nguồn Đất Nước

- Thời gian: có rồi, có trong, bắt đầu, lớn lên, có từ ngày đó => Đất Nước có từ rất xa xưa, lâu đời, khơng có mốc thời gian cụ thể.

- Đất Nước có cội nguồn từ: (phát hiện chi tiết, kết hợp liên

văn bản)

+ Nền văn minh lúa nước lâu đời với hai yếu tố quan trọng: Đất và Nước, văn hóa mơi trường sơng nước.

+ cái ngày xửa ngày xưa – mở đầu những câu chuyện cổ tích + miếng trầu – tục ăn trầu, văn hóa giao tiếp của người Việt + trồng tre đánh giặc – cây tre là biểu tượng cho làng quê và con người Việt Nam, gắn với truyền thuyết Thánh Gióng

+ Tục bới tóc: hình ảnh người mẹ Việt Nam

+Gừng cay muối mặn: những câu ca dao yêu thương tình nghĩa

4. Câu hỏi liên văn bản: Từ sự lí giải về cội

nguồn Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm, em thấy có điều gì mới mẻ trong nhận thức của nhà thơ so với các sáng tác cùng đề tài đất nước trong văn học trung đại và văn học hiện đại? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2. Hướng dẫn HS tìm hiểu đoạn 2: Lí giải “Đất Nước là gì” và mối quan hệ giữa cá nhân với Đất Nước.

a. Lí giải “Đất Nước là

+ Hạt gạo: nền nông nghiệp lúa nước

=> Đất Nước có từ rất lâu đời, cội nguồn của Đất Nước gắn liền với những phong tục tập quán, văn hóa và văn học dân gian, giản dị và gần gũi.

*Liên văn bản

- Trong văn học trung đại, các tác giả thường trang trọng hóa

hình ảnh đất nước: với Lý Thường Kiệt, đất nước là “đế cư”,

“thiên thư”...; với Nguyễn Đình Chiểu, đất nước là “một mối xa

thư đồ sộ”, “hai vầng nhật nguyệt chói lịa”... => đất nước

thiêng liêng nhưng có vẻ xa vời, tạo ra cái nhìn ngưỡng vọng. - Nguyễn Khoa Điềm đã bình dị hóa Đất Nước, khiến Đất Nước trở nên gần gũi, giản dị không quá trang trọng xa vời: Đất Nước bắt nguồn từ những gì nhỏ bé, bình dị nhất. Điều này đồng thuận với các sáng tác của văn học hiện đại như:

Trần Đăng Khoa:“Mái tranh ơi hỡi mái tranh/Ngấm bao

nhiêu nắng mà thành quê hương”

Thanh Thảo:“Dân tộc tôi khi đứng dậy làm người

Là đứng theo dáng mẹ

Địn gánh tre chín rạn hai vai”.

=> Với những chất liệu văn hóa, văn học dân gian, đoạn thơ thể hiện một cái nhìn, sự suy ngẫm sâu sắc. Khám phá mới mẻ của nhà thơ về Đất Nước gợi một Đất Nước gần gũi, thân thương đã thấm sâu vào tâm hồn con người từ rất lâu đời.

2.2. Đoạn 2: Lý giải “Đất Nước là gì” và mối quan hệ giữa cá nhân con người và Đất Nước

gì?”

GV gọi HS đọc lại đoạn thơ từ “Đất là nơi

anh đến trường....Làm nên Đất Nước muôn đời”

GV tổ chức hướng dẫn HS đọc hiểu bằng chiến thuật mối quan hệ hỏi đáp và liên văn bản

với văn hóa và văn học dân gian Việt Nam.

Câu hỏi:

- Nhận xét về hình thức của đoạn thơ?

- Tìm những hình ảnh, chi tiết nhà thơ lí giải về bản chất của Đất Nước?

Câu hỏi liên văn bản:

Nguyễn Khoa Điềm đã lí giải bản chất của Đất Nước được gợi ra từ những yếu tố nào liên quan đến văn hóa và văn học dân gian?

- Hình thức câu thơ định nghĩa, thao tác phân tích: lý giải, tách khái niệm Đất Nước thành “Đất” và “Nước” để soi chiếu, cụ thể hóa nó ở nhiều khía cạnh rồi lại tập hợp nâng lên ở một tầm cao mới toàn diện, sâu sắc.

+ Chi tiết “Đất”:

 Là nơi anh đến trường (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Là nơi con chim phượng hồng bay về hịn núi bạc  Là nơi Chim về

+ Chi tiết “Nước”:  Là nơi em tắm

 Là nơi con cá ngư ơng móng nước biển khơi  Là nơi Rồng ở

+ “Đất Nước”:

 Là nơi ta hò hẹn

 Là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm  Là nơi dân mình đồn tụ

- Nhận xét ý nghĩa biểu hiện:

+ Đất Nước – một khái niệm rất lớn lao, thiêng liêng… nhưng lại rất gần gũi, thân thiết với mỗi con người, thậm

b. Mối quan hệ giữa cá nhân con người và Đất Nước

Tác giả đã gợi ra mối quan hệ giữa cá nhân và Đất Nước như thế nào?

Từ mối quan hệ giữa cá nhân và Đất Nước như thế, Nguyễn Khoa Điềm đã gợi lên trách nhiệm và nghĩa vụ của thế hệ trẻ với Đất Nước ra sao?

Câu hỏi liên văn bản:

Cũng như Nguyễn Khoa Điềm, nhiều tác

chí là những không gian rất đỗi riêng tư: nơi anh đến trường, nơi em tắm, nơi ta hò hẹn, nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ.

+ Đất Nước đồng thời cũng là những không gian rộng lớn, mênh mông là núi sông, rừng, bể: núi bạc, biển khơi.

+ Đất Nước là nơi dân ta ngàn đời sinh sống, nơi ta sinh ra và mất đi: nơi dân mình đồn tụ, những ai đã khuất, những ai bây giờ, yêu nhau và sinh con đẻ cái.

+ Đất Nước gắn liền với những truyền thuyết, phong tục tập quán thiêng liêng, đẹp đẽ của người Việt: Truyền thuyết con Rồng cháu Tiên, tập quán giỗ tổ Hùng Vương, Lạc Long Quân và Âu Cơ..., gắn với nền văn minh nông nghiệp lúa nước mà hài yếu tố Đất và Nước là quan trọng nhất.

b. Mối quan hệ giữa cá nhân con người và Đất Nước Anh, em

(Cá nhân)

Hai đứa cầm tay

(Cá nhân + cá nhân) Ta cầm tay mọi người (Cá nhân + tập thể) Một phần Đất Nước Đất Nước hài hòa nồng thắm Đất Nước vẹn tròn, to lớn

=> Đất Nước là máu xương của mỗi người, tồn tại trong chính mỗi con người

=> Đất Nước là sự gắn bó máu thịt giữa số phận cá nhân và vận mệnh dân tộc; hạnh phúc cá nhân đặt trong sự hài hịa với tình u Đất Nước => Gắn bó giữa cái riêng với cái chung

- Trách nhiệm và nghĩa vụ của thế hệ trẻ: + Phải biết gắn bó và san sẻ:

 Đoàn kết, yêu thương giữa người với người, gắn bó với Đất Nước bằng tình u tha thiết.

giả cũng đề cập đến đến vai trò, trách nhiệm của thế hệ trẻ với Đất Nước như Hồ Chí Minh, Chế Lan Viên, Tố Hữu... Em hãy tìm và ghi lại những câu thơ, câu văn thể hiện điểu đó. Từ quan niệm của các tác giả, hãy nêu lên suy nghĩ của bản thân em về trách nhiệm của thế hệ trẻ với Đất Nước? GV tổ chức hướng dẫn HS trả lời câu hỏi liên văn bản bằng chiến thuật cuộc giao tiếp văn

học nhằm giúp học sinh

có thể đối thoại liên văn bản – văn bản và tạo sự giao tiếp giữa HS với văn bản, HS với GV, HS với HS về trách nhiệm của thế hệ trẻ với đất nước bằng việc sử dụng Mẫu phiếu học tập số 3 (trang 65)

 Hòa cái riêng với cái chung, san sẻ với cộng đồng

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lí thuyết liên văn bản vào dạy học đoạn trích đất nước (trích trường ca mặt đường khát vọng) của nguyễn khoa điềm (Trang 96 - 113)