Vai trò của việc tổ chức dạy học đoạn văn nghị luận trong nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn nghị luận ở lớp 10 trung học phổ thông (Trang 30 - 32)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.4. Vai trò của việc tổ chức dạy học đoạn văn nghị luận trong nhà

trường THPT

Tổ chức dạy học hiểu biết một cách khái quát là việc sắp xếp, bố trí, làm những gì cần thiết để tiến hành hoạt động dạy văn hố theo những chương trình nhất định nhằm mang lại hiệu quả cao.

Văn nghị luận là thể loại văn: “Viết về những vấn đề nóng bỏng thuộc nhiều lĩnh vực đời sống khác nhau: chính trị, kinh tế, triết học, văn hóa… Mục đích của văn nghị luận là bàn bạc, thảo luận, phê phán hay truyền bá tức thời một tư tưởng, một quan điểm nào đó nhằm phục vụ trực tiếp cho lợi ích của một tầng lớp, một giai cấp nhất định… Đặc trưng cơ bản của văn nghị luận là tính chất luận thuyết – khác với văn học nghệ thuật, văn chương nghị luận trình bày tư tưởng và thuyết phục người đọc chủ yếu bằng lập luận, lý lẽ…(Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên) - Từ điển thuật ngữ Văn học – NXB Đại học Quốc gia, 4, 1999).

Về cơ bản văn nghị luận là sản phẩm của tư duy lơgíc. Nhưng vẻ đẹp của một áng văn nghị luận không chỉ thể hiện ở những tư tưởng đúng đắn, sâu sắc, nó cịn thể hiện ở hình thức lập luận phong phú, lý lẽ đanh thép, giọng điệu thuyết phục cùng sự cuốn hút bởi nhiệt tình và thái độ của mỗi tác giả trước vấn đề nghị luận.Vì thế dạy văn nghị luận cần lưu ý những yêu cầu sau:

- Nắm được yêu cầu chung của một bài văn nghị luận:

+ Nội dung: phải nêu rõ được sự việc, hiện tượng có vấn đề; phân tích mặt đúng, mặt sai, mặt lợi, mặt hại của nó; chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến nhận định của người viết

+ Hình thức: bố cục phải mạch lạc, có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, phép lập luận phù hợp, lời văn chính xác, sinh động, thuyết phục.

- Cần phát hiện được những luận điểm mới mẻ, độc đáo ở mỗi tác phẩm: Luận điểm là tư tưởng, quan điểm của người viết đối với vấn đề nghị luận trong bài văn. Nó thường được thể hiện dưới hình thức tiêu đề bài văn hoặc những câu văn có tính chất khẳng định hay phủ định. Luận điểm phải đúng đắn, sáng rõ, tập trung, mới mẻ, đáp ứng địi hỏi của thực tế thì mới có sức thuyết phục người đọc, người nghe.

- Phân tích được cái hay cái đẹp trong nghệ thuật lập luận của mỗi tác giả, tác phẩm.

Trên cơ sở cho học sinh tiếp cần những văn bản nghị luận là cơ sở cho học sinh nắm được các kỹ năng cơ bản của việc viết văn bản nghị luận. Từ đó giúp học sinh biết cách triển khai một vấn đề trong văn nghị luận.

Để giúp học sinh lĩnh hội và hoàn thành các tri thức cũng như kỹ năng thực hành viết đoạn văn nghị luận thì người giáo viên có vai trị quan trọng. Giáo viên phải tìm ra cách thức tổ chức dạy học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí, hồn cảnh, trình độ của học sinh để đem lại hiệu quả cao. Quá trình dạy học gồm hai hoạt động có quan hệ hữu cơ: Hoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh. Người giáo viên là chủ thể của hoạt động dạy với hai chức năng là truyền đạt và và chỉ đạo tổ chức. Người học sinh là đối tượng của hoạt động dạy nhưng lại là chủ thể của hoạt động học tập với hai chức năng là tiếp thu và tự chỉ đạo, tự tổ chức [5].

Trên tinh thần cơ bản của đổi mới phương pháp dạy học thì yêu cầu trọng tâm là dạy cách học, dạy tự học. Giáo viên chỉ là người hướng dẫn, tổ chức học sinh hoạt động nhằm khám phá, chiếm lĩnh tri thức, hình thành kỹ năng viết đoạn văn và tạo lập văn bản. Giáo viên có thể dựa vào SGK, nhưng khơng lệ thuộc, cần đưa thêm những bài tập hay, những mẫu ngữ liệu khác nhau tạo khơng khí sinh động cho giờ học. Tuy nhiên đối với giờ dạy học viết đoạn văn nghị luận thì giáo viên khơng chỉ làm một việc đơn giản là đưa ra

một đề bài mà còn rất cần phải làm cho học sinh huy động sự hiểu biết của bản thân, nhìn nhận vấn đề nghị luận một cách khách quan, khoa học, soi chiếu từ nhiều góc độ để vấn đề bàn luận trở nên lôgic, chặt chẽ, thuyết phục người nghe, người đọc.

Giáo viên cần lưu ý học sinh kết quả cần đạt như là mục tiêu phải đi đến, là tiêu chí tự kiểm tra, đánh giá. Tuỳ từng đối tượng học sinh cụ thể mà giáo viên vận dụng các phương pháp, cách thức khác nhau. Có thể tổ chức thảo luận nhóm, nêu vấn đề, … trong tổ chức dạy học mang lại hiệu quả cao.

Sách giáo khoa cũng dành nhiều khoảng trống cho học sinh bộc lộ những suy nghĩ độc lập, sáng tạo của mình. Đấy là cơ hội để giáo viên có thể khuyến khích học sinh đưa ra những ý kiến, những tìm tịi phát hiện riêng. Giáo viên tuyệt đối không áp đặt học sinh phải suy nghĩ, diễn đạt giống như mình. Nếu học sinh có ý kiến sai sót, giáo viên cần uốn nắn kịp thời, nhưng phải làm sao để các em không mất đi sự hào hứng, sự tự tin trong luyện tập.

Tóm lại muốn làm tốt đoạn văn, bài văn nghị luận, học sinh phải nắm chắc được bản chất, đặc điểm, phương pháp, cách xây dựng đoạn văn nghị luận. Thể loại văn nghị luận các em đã được tiếp cận từ lớp 7 và sẽ còn nối tiếp lên đến lớp 12 của THPT và cịn cao hơn nữa. Trong phân mơn Làm Văn thì văn nghị luận chiếm phần nhiều hơn so với các thể loại văn khác, điều đó cho thấy vị trí và vai trị quan trọng của văn nghị luận trong đời sống nói chung, trong nhà trường nói riêng. Dạy văn nghị luận ,trước hết giáo viên phải giúp học sinh xác định được vấn đề cần nghị luận, biết cách tạo lập văn bản, sau nữa có thể vận dụng kiểu văn bản này trong học tập và cuộc sống một cách thiết thực, có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn nghị luận ở lớp 10 trung học phổ thông (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)