Kết luận khoa học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn nghị luận ở lớp 10 trung học phổ thông (Trang 95 - 109)

Chƣơng 3 : THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

3.3. Kết luận khoa học

Thông qua việc tổ chức thực nghiệm và điều tra, đánh giá một cách nghiêm túc, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

Các giải pháp mà chúng tôi đề xuất bước đầu cho thấy những hiệu quả nhất định. Học sinh viết được đoạn văn nghị luận sâu sắc về tư tưởng tình cảm, mạch lạc, chặt chẽ trong suy nghĩ và trình bày, cách thức lập luận mang tính thuyết phục cao. Nhiều em đã có ý thức và có ý thức viết các đoạn mở bài hay, tạo ấn tượng.

Nếu tiến hành dạy học trên các biện pháp mà người nghiên cứu đã đề xuất, chắc chắn giờ học sẽ trở nên sinh động hơn, thu hút học sinh tham gia vào quá trình nhận thức.

Việc rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn không chỉ được tiến hành thông qua các giờ luyện tập thực hành mà cịn có thể tiến hành qua các giờ lý thuyết, tiết trả bài…

Để minh chứng cho các kết luận trên tơi xin trích dẫn một số đoạn văn của học sinh đã biết vận dụng tốt kỹ năng viết đoạn văn nghị luận:

Đoạn văn 1:

Núi Thái Sơn là núi cao nhất, đồ sộ nhất, vững chãi nhất ở Trung Quốc, cũng như tình cha mạnh mẽ, vững chắc (1). Chính người đã dạy dỗ hướng cho ta về lẽ phải và truyền thêm cho ta sức mạnh để bay vào cuộc sống (2).Và thơng qua hình tượng nước trong nguồn, dòng nước tinh khiết nhất, mát lành nhất, dạt dào mãi chẳng bao giờ cạn, ta cảm nhận ró được tình u của mẹ mới thật ngọt ngào, vô tận và trong lành biết bao nhiêu (3). Từ những hình ảnh cụ thể ấy mà ta có thể thấy được ý nghĩa trừu tượng về cơng cha nghĩa mẹ (4). Cơng ơn đó, ân nghĩa đó to lớn sâu nặng xiết bao; chính vì vậy mà chỉ có những hình tượng to lớn bất diệt của thiên nhiên kì vĩ mới sánh bằng (5). Vì thế mà người xưa mới khuyên nhủ chúng ta phải làm tròn chữ hiếu, để bù đắp phần nào nỗi cực nhọc, cay đắng của cha mẹ đã phải trải qua vì ta”(6).

(Đoạn văn giải thích ý nghĩa của hai câu ca dao : “Cơng cha như núi Thái Sơn – Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”) Đoạn văn 2

Lòng biết ơn là cơ sở của đạo làm người (1). Hiện nay trên khắp đất nước ta đang dấy lên phong trào đền ơn đáp nghĩa đối với thương binh, liệt sĩ, những bà mẹ anh hùng, những gia đình có cơng với cách mạng (2). Đảng và Nhà nước cùng tồn dân thực sự quan tâm, chăm sóc các đối tượng chính sách (3). Thương binh được học nghề, được trợ vốn làm ăn; các gia đình liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng được tặng nhà tình nghĩa, được các cơ quan đoàn thể phụng dưỡng, săn sóc tận tình (4). Rồi những cuộc hành quân về chiến trường xưa tìm hài cốt đồng đội, những nghĩa trang liệt sĩ đẹp đẽ với đài Tổ quốc ghi công sừng

sững, uy nghiêm, luôn nhắc nhở mọi người, mọi thế hệ hãy nhớ ơn các liệt sĩ đã hi sinh anh dũng vì độc lập, tự do…(5) Khơng thể nào kể hết những biểu hiện sinh động, phong phú của đạo lí uống nƣớc nhớ nguồn của dân tộc ta (6). Đạo lí này là nền tảng vững vàng để xây dựng một xã hội thực sự tốt đẹp(7).

( Đoạn văn viết về đạo lí uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta) Đoạn văn 3

Có những tác phẩm tuy đã khép lại nhưng những dư âm, những trăn trở vẫn còn mãi trong lòng người đọc. Nhan đề “Bến quê” phải chăng cũng ẩn chứa một ý nghĩa sâu xa? Bến quê là nơi ghi dấu bao kỉ niệm từ thời thơ ấu cho đến lúc trưởng thành. Ở đó mỗi con người đã được nuôi dưỡng và lớn lên cả về thể chất lẫn tâm hồn. Bến quê là điểm tựa bình yên cho cả một cuộc đời mỗi con người. Được sống trong tình yêu thương của mọi người, được bao bọc trong vẻ đẹp bình dị của quê hương mới thật là hạnh phúc. Đó là “Bến quê” của tâm hồn mỗi chúng ta. Những điều tác giả gửi gắm đến người đọc càng trở nên tự nhiên nhờ sự miêu tả tâm lí tinh tế, nhiều hình ảnh giàu tính biểu tượng. Cách xây dựng tình huống truyện, đặc biệt là trần thuật theo dòng tâm trạng của nhân vật chính. Thật chân thực, gần gũi khi những điều Nguyễn Minh Châu thể hiện lại được bộc lộ qua suy nghĩ, lời nói của nhân vật chính là Nhĩ. Lấy “Bến quê” làm nhan đề truyện ngắn, Nguyễn Minh Châu đã gửi gắm những suy nghĩ, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời, thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị, gần gũi của gia đình, của quê hương.

KẾT LUẬN CHUNG

1. Mục tiêu học tập theo quan điểm dạy học hiện đại ln coi trọng việc hình thành kỹ năng sống cho học sinh. Nội dung học tập các bộ mơn văn hố trong nhà trường phổ thông hiện nay với yêu cầu phải gắn liền với thực tiễn đời sống, phải góp phần làm cho người học ngày càng sống tôt đẹp hơn, hiểu biết thực tế cuộc sống xã hội ngày càng sâu sắc hơn, thực hiện các công việc ngày càng dễ dàng hơn và đạt hiệu quả cao hơn. So với chương trình Văn - Tiếng việt THPT trước đây, những vấn đề xã hội thiết thực (qua các văn bản nhật dụng) được đưa vào chương trình Ngữ Văn hiện hành là một nội dung khá mới mẻ.

Việc nâng cao nhận thức và rèn luyện kỹ năng là một yêu cầu quan trọng đối với hoạt động dạy học phân mơn Làm văn. Chính vì thế các đề kiểm tra học kỳ, học sinh giỏi lớp 9 và thi tuyển vào lớp 10 THPT kể cả thi tốt nghiệp ln có phần u cầu học sinh viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của mình về một hiện tượng trong xã hội hoặc một tư tưởng đạo lí.

Mặt khác trong phân môn Làm văn, văn bản nghị luận là văn bản trọng tâm và chiếm nhiều dung lượng kiến thức nhất trong số các kiểu văn bản khác. Kiểu bài văn nghị luận học sinh được tiếp cận từ THCS và lại được tiếp tục củng cố và nâng cao cho đến các lớp ở THPT. Chính thế việc rèn luyện cho học sinh kỹ năng viết đoạn văn nói chung và văn nghị luận nói riêng là một yêu cầu cần thiết trong quả trình tiếp nhận phân mơn Làm văn để từ đó vận dụng trong học tập và thực tiễn đời sống.

Từ những lí do trên đã khẳng định sự đúng hướng của người viết khi lựa chọn nghiên cứu đề tài này.

2. Ngồi việc tìm hiểu, nghiên cứu cơ sở lý luận, chúng tôi đã quan tâm khảo sát thực tiễn dạy và học, năng lực xây dựng đoạn văn nghị luận của học sinh lớp 10 THPT để đề xuất các cách thức, biện pháp thực hành, luyện tập cho cụ thể, thích hợp. Hệ thống bài tập chúng tơi đưa ra mà trọng tâm là xây dựng cách thức, các bước để học sinh nắm vững kỹ năng giải quyết bài tập,

biến nó thành kỹ năng tạo lập văn bản nghị luận. Bài tập rèn luyện kỹ năng phải đảm bảo tính khoa học, sư phạm; quán triệt mục tiêu giáo dục; đảm bảo tính vừa sức và yêu cầu phát triển của từng đối tượng học sinh; đảm bảo tính đa dạng, hấp dẫn và phải mang tính khả thi. Điều đặc biệt vì đây là thể loại nghị luận nên hệ thống bài tập đưa ra phải xây dựng trên thực tiễn kết hợp hài hoà giữa văn học với đời sống, giúp các em có khả năng lập luận tốt biết trình bày quan điểm của bản thân trước những vấn đề xảy ra xung quanh mình.

Với mục đích nhằm rèn luyện cho học sinh những kỹ năng cơ bản trong việc xây dựng đoạn văn nghị luận, luận văn bước đầu đã cung cấp cho học sinh một hệ thống tri thức lý thuyết cần thiết để hiểu về đoạn văn nghị luận. Trên cơ sở đó, các em có thể vận dụng linh hoạt để giải quyết những vấn đề cụ thể. Phần chính chúng tơi hướng dẫn HS ơn tập, luyện tập, thực hành các thao tác, các bước để rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn nghị luận chặt chẽ về cấu trúc, lôgic về lập luận.

3. Để kiểm tra tính khả thi của các cách thức, biện pháp đề xuất, chúng tôi tiến hành thức nghiệm ở hai trường (THPT Kinh Môn và trường THPT Nhị Chiểu) trên địa bàn huyện Kinh Môn. Kết quả thực nghiệm cho thấy tính khả quan, tính khả thi của các cách thức, biện pháp đề xuất.

Tuy nhiên do hạn chế về thời gian và khả năng thực hiện biện pháp đề xuất chưa được triển khai đồng bộ trên diện rộng ở các trường và các đối tượng học sinh, nên phần nào còn hạn chế hiệu quả của các biện pháp đưa ra. Mơ hình bài tập đưa ra vẫn chưa phong phú, đa dạng so với đặc trưng cơ bản của văn nghị luận. Hơn nữa việc rèn luyện viết đoạn văn không chỉ đơn thuần nắm được “kỹ thuật” mà còn phụ thuộc vào vốn hiểu biết, vốn văn học và khả năng lập luận của học sinh. Bởi vậy để việc rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn nghị luận có hiệu quả, người luyện tập vừa cần phải kiên trì, vừa cần phải liên tục nâng cao vốn hiểu biết của mình. Khi luyện tập từng thao tác, các em cần nhận rõ yêu cầu và cách thực hiện để tự rút kinh nghiệm về phương pháp làm

bài cho bản thân. Điều quan trọng là từng em phải chủ động, sáng tạo để tự hình thành cách thức riêng của bản thân mình.

4. Là người trực tiếp giảmg dạy nên kết quả học tập của học sinh là điều chúng tôi quan tâm. Chúng tôi luôn cố gắng để tìm ra những phương pháp dạy cho phù hợp với từng đối tượng học sinh với mong muốncác em ngày càng yêu mến mơn Ngữ văn. Là một bộ mơn khó, đặc biệt u cầu rèn luyện kỹ năng lại càng khó hơn cho nên địi hỏi phải có sự thống nhất đồng bộ của nhiều nhân tố trong q trình dạy học. Về phía giáo viên cần phân phối thời gian cho hợp lí để dành nhiều thời gian cho giờ luyện tập. Về chương trình sách giáo khoa cần tăng thêm tiết cho giờ luyện tập thực hành. Mặt khác chúng tôi cũng mong muốn phần luyện tập cần đưa ra nhiều dạng bài tập hơn (có thể giảm bớt, bổ sung hoặc thay đổi một số bài tập trong SGK). Về phía nhà trường cần có sự đầu tư về vật chất, phương tiện dạy học hiện đại, cần tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực trong nhóm, tổ, trường, tỉnh. Nhà trường cần tổ chức các giờ ngoại khố góp phần tạo cơ hội cho học sinh giao lưu nhờ vậy mà tăng năng lực lập luận cho học sinh. Về phía học sinh cũng nên chủ động hơn nữa trong quá trình học tập, tránh tình trạng học rụt rè, đối phó…

Cuối cùng chúng tơi hi vọng những biện pháp mà luận văn đề xuất sẽ là những gợi ý có ích cho giáo viên trong việc dạy học rèn luyện kỹ năng Làm văn nói chung và rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn nghị luận nói riêng nhằm

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Nguyễn Trọng Báu, Nguyễn Quang Ninh, Trần Ngọc Thêm (1985),

Ngữ pháp văn bản và việc dạy Làm văn, NxbGD, Hà Nội

2. Đỗ Hữu Châu ( Chủ biên), Đỗ Kim Hồi, Nguyễn Xuân Nam, Nguyễn Quang Ninh, Cao Tiến Đức, Hà Bình Trị (1994), Làm văn lớp 10 (Ban khoa học xã hội), NXB Giáo dục.

3. Đỗ Kim Hồi, Báo cáo khoa học tại hội thảo đổi mới phương pháp dạy học văn ở THPT tháng 4/1990 tại trường ĐHSP HN1

4.Hoàng Đức Huy (2004), Phương pháp Làm văn thuyết minh, nghị luận, Nxb ĐHQG. TPHCM

5. Nguyễn Xuân Lạc (chủ biên) (2009), Giúp em tự học Ngữ Văn 10, NxbGD.

6. Phan Trọng luận (chủ biên) (2006), Thiết kế Ngữ Văn 10, NxbGD 7. Phan trọng Luận (chủ biên) (2000), Phương pháp dạy học Làm văn, Nxb ĐHQG, Hà Nội.

8. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên)(2006) Sách giáo khoa Ngữ Văn 10, Nxb GD, Hà Nội.

9. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2006) Sách giáo viên Ngữ Văn 10, Nxb GD, Hà Nội.

10. Phan Trong Luận (Tổng chủ biên) (2006), Sách bài tập Ngữ Văn 10, Nxb GD, Hà Nội.

11. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực

hiện chương trình SGK Ngữ văn 10 THPT, Bộ Giáo dục và Đào tạo, hà Nội.

12. Nguyễn Đăng Mạnh (2003), Muốn viết bài văn hay, Nxb GD, Hà Nội. 13. Nguyễn đăng Mạnh, Đỗ Ngọc Thống (2003), Văn bồi dưỡng học sinh giỏi THPT, NXB Đại học quốc gia HN

14. Nguyễn Quang Ninh (1984), Dạy học sinh biết viết một đoạn văn. Tài liệu Đại học SP HN

15. Nguyễn Quang Ninh (1994), 150 bài tập rèn luyện kỹ năng dựng đoạn văn, Nxb GD.

16. Nguyễn Quang Ninh, Nguyễn Thị Ban, Trần Hữu phong (2000),

Luyện cách lập luận trong đoạn văn nghị luận cho học sinh phổ thông, Nxb

ĐHQG Hà Nội.

17. Nguyễn Quang Ninh (1981), Một vài suy nghĩ bước đầu dạy cho học sinh kỹ năng viết đoạn văn tài liệu tổng hợp.

18. Nguyễn Quang Ninh (1993), phương pháp đánh giá nội dung bài văn học sinh. Tạp chí nghiên cứu giáo dục.

19. Nguyễn Quang Ninh, Nguyễn Viết Chữ, Nguyễn Thuý Hồng, Dương Tuấn Anh (2005) Tài liệu bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên THPT về đổi mới phương pháp dạy học môn ngữ văn, Viện nghiên cứu sư phạm, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

20. Bảo Quyến (2007), Rèn kỹ năng làm văn nghị luận, NXB Giáo dục 21. Nguyễn Quốc Siêu, Kỹ năng làm văn nghị luận phổ thông, NXB Giáo dục.

22. Lê Xuân Soan (2007), Rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn, Nxb

ĐHQG. TPHCM

23. Trần Đăng Suyền (1984), Từ điển văn học (tập 2), Nxb KHXH, Hà Nội. 24. Trần Đình Sử (2001), Bàn về vấn đề dạy Làm văn trong chương trình sách giáo khoa ở THPT, Tạp chí ngơn ngữ, (16).

25. Hồng Tiến Thịnh (2009), Hướng dẫn tự học nâng cao kỹ năng dựng đoạn và viết văn bản ngắn nghị luận xã hội Chương trình Ngữ văn 9 THCS, Nxb trẻ.

26. Đỗ Ngọc Thống (2001), Đổi mới phương pháp dạy học Làm văn

cấp THPT (tập 1), Nxb Hà Nội.

27. Đỗ Ngọc Thống (Chủ biên), Phạm Minh Diệu, Đỗ Thành Thi (2008) Làm văn (Giáo trình đào tạo giáo viên THCS), NXB Đại học Sư phạm.

28. Lê Thường (2007), Rèn kỹ năng viết đoạn văn trong văn nộc ghị luận, Nxb GD.

29. Nguyễn Trí, Nguyến Trọng Hồn, Đinh Thái Hưng (Tuyển chọn và giưói thiệu một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học văn - Tiếng việt, NXB Giáo dục.

30. Tài liệu tham khảo hướng dẫn dạy tập làm văn cấp III Phổ thông, NXB giáo dục VN (1980).

31. Tuyển tập đề bài làm văn nghị luận xã hội, NXB Giáo dục VN (2010) 32. Nâng cao kỹ năng nghị luận, NXB Giáo dục.

PHỤ LỤC

PHIẾU ĐIỀU TRA ( Dành cho học sinh) Họ và tên :

Trƣờng : Lớp :

Em vui lòng trả lời những câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn vào đáp án phù hợp nhất.

Câu 1. Khi viết đoạn văn em thấy A. Dễ viết

B. Bình thưịng C. Khó viết

Câu 2. Các quy trình, thao tác viết đoạn văn, bản thân em A. Chưa nắm được

B. Nắm được C. Thành thạo

Câu 3. Khi Làm văn, việc lập dàn ý của em như thế nào ? A. Không khi nào

B. Thỉnh thoảng C. Thường xuyên

Câu 4. Khi viết đoạn văn em thường mắc phải những lỗi nào sau đây : A. Lỗi về nội dung

B. Lỗi về hình thức C. Cả hai lỗi trên

Câu 5. Để viết đoạn văn mở bài đúng, hay, em cần phải : A. Nắm được các cách mở bài

C. Viết theo sách giáo khoa, mẫu thầy cô hướng dẫn D. Đọc, học thêm cách viết nhiều sách tham khảo E. Cả A, B, C, D

Câu 6. Theo em hệ thống bài tập trong sách giáo khoa như thế nào? A. Chưa phong phú, đa dạng

B. Cịn ít bài tập hay, phù hợp với đối tượng học sinh C. Phong phú, đa dạng

Câu 7. Mối quan hệ giữa mở bài và kết bài A. Đối lập

B. Thống nhất C. Ý kiến khác

Câu 8. Trong q trình dạy học, thầy cơ dạy theo cách A. Lý thuyết và thực hành riêng

B. Phối hợp giữa lý thuyết và thực hành C. Có tiết dạy riêng

D. Đan xen với các phần khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn nghị luận ở lớp 10 trung học phổ thông (Trang 95 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)