Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn nghị luận ở lớp 10 trung học phổ thông (Trang 32)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Mục tiêu, nội dung chương trình Ngữ văn 10

Mục tiêu tổ chức dạy học Làm văn nghị luận là hoàn thiện tri thức Làm văn nghị luận, rèn luyện kỹ năng tạo lập văn bản, kỹ năng nghị luận về một vấn đề trong đời sống, trong văn chương, kỹ năng lập luận trong giao tiếp.

1.2.1.2. Chương trình Ngữ văn 10

Trong chương trình giáo dục phổ thơng, môn Ngữ văn được ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ - Bộ Giáo dục - Đào tạo, ngày 05 tháng 05 năm 2006 của Bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo ở bậc THPT, phần Làm văn được học từ lớp 10 đến lớp 12. Phần Làm văn bậc THPT được xây dựng trong mối quan hệ hữu cơ với các phần văn học, Tiếng việt và đảm bảo tính khoa học thiết thực. Cụ thể chương trình được xây dựng trên cơ sở quan điểm tích hợp được phát triển lên từ cấp THCS.

Theo phân phối chương trình, mơn Ngữ văn 10 có tổng số 105 tiết trong một năm học chia đều cho 35 tiết, trong đó Làm văn chiếm 1/3 tổng số tiết (30 tiết/ một năm học). Nội dung chương trình Làm văn 10 chủ yếu tập trung vào việc cung cấp cho học sinh các kiến thức xung quanh ba thể loại: văn tự sự, văn thuyết minh, văn nghị luận. Các thể loại này phân chia theo lơgic của q trình tiếp nhận từ khâu lập dàn ý chi tiết đến luyện viết đoạn văn và cuối cùng thực hành thông qua bài kiểm tra Làm văn.

Nhiệm vụ của Làm văn lớp 10 nói chung và học văn nghị luận nói riêng chủ yếu là ơn tập, hệ thống hố và nâng cao thêm các kiến thức và kỹ năng cho học sinh, tạo điều kiện để mở rộng, nâng cao và hoàn thiện ở các lớp 11,12. Đó cũng là một điều kiện thuận lợi để học sinh có điều kiện rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn nghị luận - một nhân tố quan trọng trong việc viết bài làm văn nghị luận.

1.2.2. Thực trạng dạy và học đoạn văn nghị luận ở trường THPT

1.2.2.1 Khảo sát thực trạng

Khảo sát thực trạng dạy và học đoạn văn nghị luận ở trường THPT để thấy được những ưu điểm và hạn chế, nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, yếu kém để từ đó đề xuất những giải pháp sư phạm nhằm giúp học sinh viết đoạn văn tốt hơn.

- Đối tượng kháo sát

Chúng tôi chọn đối tượng khảo sát là học sinh khối 10 trường THPT Kinh Môn và trường THPT Nhị Chiểu trên địa bàn huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.

- Nội dung khảo sát

Chúng tôi đã tiến hành và tổng hợp 35 phiếu điều tra giáo viên và 186 học sinh lớp 10 của hai trường nhằm tìm hiểu tình hình tổ chức dạy học, chất lượng dạy và học đoạn văn nghị luận.

1.2.2.2. Thống kê các kết quả khảo sát

Bảng 1.1: Bảng kết quả điều tra (dành cho giáo viên)

Câu hỏi Nội dung trả lời Số phiếu %

1 - Nhiều lý thuyết - Nhiều thực hành

- Cân đối giữa lý thuyết và thực hành

21 0 14 60 % 40 % 2 - Hợp lý - Chưa hợp lý - Bình thường 3 11 21 10 % 30 % 60 % 3 - Thiếu tài liệu tham khảo

- Thiếu phương tiện, đồ dùng dạy học - Học sinh ít hứng thú 25 3 7 70 % 10 % 20 % 4 - Tích cực, chủ động - Thụ động

- Nhiệt tình nhưng máy móc

11 6 18 30 % 20 % 50 % 5 - Mở bài trực tiếp 29 80 %

- Mở bài gián tiếp 6 20 % 6 - Rèn viết theo mẫu

- Sửa chữa khắc phục lỗi của mẫu - Từ một vấn đề cụ thể để rèn viết - Cả a,b,c 8 3 3 21 22 % 10 % 10 % 58 % 7 - Chưa nhận thức đầy đủ về cách cấu tạo và

triển khai đoạn văn

- Chưa nắm chắc thể loại, đối tượng văn nghị luận

- Chưa nắm vững các phương tiện liên kết đoạn và các yếu tố tạo nên đoạn văn hay - Cả a,b,c. 26 3 3 3 70 % 10 % 10 % 10 % 8 - Qua giờ thực hành, luyện tập

- Giờ trả bài viết

- Kết hợp trong các tiết dạy Làm văn - Cả a,b,c 6 0 0 29 20 % 80 %

Bảng 1.2: Bảng kết quả điều tra (dành cho học sinh)

Câu hỏi Nội dung trả lời Số phiếu %

1 - Dễ viết - Bình thường - Khó viết 28 58 100 15 % 31,2 % 53,8 % 2 - Chưa nắm được - Nắm được - Thành thạo 36 120 30 19,3 % 64,5 % 14,2 % 3 - Không khi nào

- Thỉnh thoảng - Thường xuyên 36 120 30 19,3 % 64,5 % 14,2 % 4 - Lỗi về nội dung

- Lỗi về hình thức - Cả hai lỗi trên

28 42 116 15 % 22,6 % 62,4 % 5 - Nắm được cách mở bài

- Nắm đước quy trình, thao tác cụ thể từng kiểu bài

- Viết theo sách giáo khoa, mẫu thầy cô hướng dẫn

- Đọc, học thêm nhiều cách viết sách tham khảo - Cả a,b,c,d. 42 24 10 10 100 22,2 % 13 % 5,4 % 5,4 % 54 % 6 - Cịn ít đề bài hay, phù hợp với đối tượng

học sinh

- Chưa phong phú, đa dạng - Phong phú đa dạng 120 30 36 64,5 % 14,2 % 19,3 % 7 - Đối lập 0

- Thống nhất - Ý kiến khác 186 0 100 % 8 - Lý thuyết và thực hành riêng

- Phối hợp giữa lý thuyết và thực hành - Có tiết dạy riêng

- Đan xen với các phần khác

33 100 0 53 17,5 % 54 % 28,5 % 9 - Đoạn mở bài

- Các đoạn thân bài - Đoạn kết bài 100 70 16 54 % 37,6 % 16 %

Bảng 1.3: Bảng thống kê chất lượng bài kiểm tra của học sinh

STT Xếp loại Số lượng %

1 Giỏi 5 10,9 %

2 Khá 16 34,8 %

3 Trung bình 18 39,0 %

4 Yếu 7 16,3 %

Bảng 1.4: Bảng thống kê một số đặc điểm về cách viết đoạn văn

STT Tên gọi Số lượng %

1 Chưa biết cách cấu tạo và triển khai đoạn văn

30 63 %

2 Chưa nắm được vấn đề cần nghị luận 10 21 % 3 Chưa biết sử dụng phương pháp và hình

thức nghị luận cho phù hợp

28 58 %

4 Viết đoạn văn diễn dịch 40 83 %

1.2.2.3. Nhận xét, đánh giá kết quả điều tra * Về phía giáo viên

Nhận thức được tầm quan trọng của đoạn văn và kỹ năng dựng đoạn, nhiều giáo viên đã suy nghĩ, sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng dạy và học; các hình thức luyện tập đoạn văn, phân tích cấu trúc đoạn văn được vận dụng vào quá trình dạy học. Qua điều tra, người viết luận văn nhận thấy hơn 80% giáo viên giảng dạy ở trường THPT hiện nay đã có ý thức tổ chức các biện pháp giúp học sinh viết đoạn văn thông qua giờ thực hành, luyện tập, trả bài viết. Tuy nhiên còn một số hạn chế khiến kết quả giờ học đoạn văn nghị luận chưa cao (xem bảng 1.1).

Thứ nhất trên bình diện lí thuyết đến nay giới nghiên cứu vẫn chưa có sự thống nhất về khái niệm đoạn văn. Điều này cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc giảng dạy của giáo viên. Bên cạnh đó, thời lượng dạy học đoạn văn cũng khơng thực sự tương xứng với vai trị của nó. Gần 90% giáo viên điều tra mà tôi điều tra đều cho rằng cần tăng thời lượng dạy học đoạn văn nghị luận ở trường phổ thông, đặc biệt là các giờ luyện tập, thực hành.

Thứ hai, mặc dù nghị luận là kiểu văn bản đã khá quen thuộc với học sinh nhưng tài liệu hướng dẫn cho học sinh rèn kỹ năng viết đoạn văn nghị luận cịn hạn chế.

Thứ ba, trong q trình tổ chức dạy học việc kết hợp giữa lý thuyết và thực hành của giáo viên chưa cao. Nó bộc lộ hai xu hướng dạy học như sau: Xu hướng thứ nhất, thiên về cung cấp lý thuyết mà xem nhẹ thực hành, các lý thuyết mà giáo viên đưa ra không được minh hoạ một cách rõ ràng, làm cho học sinh cảm thấy mơ hồ, khó hiểu. Xu hướng thứ hai, thiên về luyện tập viết đoạn văn mà không cung cấp cho học sinh cơ sở lý thuyết cơ bản. Hai hướng dạy học này không mang lại kết quả cao trong dạy học viết đoạn văn nghị luận.

Thứ tư, trong quá trình giảng dạy và điều tra thực trạng, chúng tôi nhận thấy, khi dạy các bài thực hành giáo viên chưa linh hoạt trong việc cung cấp kiến thức, hướng dẫn học sinh thực hành, đang cịn giao phó cho học sinh, bài

tập đưa ra thiếu sự phong phú, khiến học sinh uể oải, chưa tích cực luyện tập. Giờ học luyện tập cịn sơ sài, chiếu lệ. Giáo viên chưa có những biện pháp, thao tác cụ thể giúp học sinh rèn kỹ năng viết đoạn văn nghị luận vừa lôgic, vừa chặt chẽ. Nhiều giáo viên chưa quan tâm đến rèn kỹ năng phân tích đề, lập dàn ý, chưa chọn mẫu phù hợp.

Mặt khác, thời gian phân bổ 45 phút cho một bài dạy rèn luyện về kỹ năng quá ít.

* Về phía học sinh

Đa số các học sinh đã xác định được mục đích, động cơ, thái độ học tập, các em tìm cho mình những phương pháp học tập có hiệu quả. Tuy nhiên từ quan sát thực tế, chúng tôi nhận thấy phần hạn chế lớn nhất vè phía học sinh là cịn rất thụ động trong q trình học tập phân mơn Làm văn.

Chúng tôi đã tiến hành tổng hợp từ 186 phiếu tìm hiểu tình hình học tập phần viết đoạn văn nghị luận của học sinh THPT ( xem bảng 1.2 ), chấm trả bài cho học sinh (xem bảng 1.3, bảng 1.4 ) thấy có những hạn chế sau :

Hơn 19,3% các em chưa nhận thức đầy đủ về cách cấu tạo và cách triển khai một đoạn văn. Theo phiếu điều tra có đến 64,5% các em nắm được quy trình thao tác viết đoạn văn. Như vậy nảy sinh thêm một vấn đề giữa việc nắm lý thuyết và việc thực hành của học sinh.

Khi làm văn có đến 64,5% học sinh thỉnh thoảng lập dàn ý, 19,3% học sinh không khi nào lập dàn ý trước khi làm bài. Một số em có lập dàn ý nhưng việc sắp xếp các ý trong đoạn văn chưa hợp lý, trình bày lộn xộn và lan man.

Dung lượng đoạn văn nặng nề, nhiều khi triển khai các ý nhỏ xa rời ý chủ đạo của đoạn văn. Nhiều em chưa nắm vững vấn đề cần nghị luận, các thao tác và kỹ năng dựng đoạn nên viết rườm rà; gần 70% học sinh mắc lỗi về nội dung và hình thức khi viết đoạn văn.

Trả bài kiểm tra chỉ chú trọng đến khâu điểm số, chưa chú trọng đến cách sửa lỗi đoạn văn.

Mặt khác, hầu hết các em chọn khối A - B, ít theo khối C. Đây là thực trạng đáng buồn. Học sinh làm văn để đối phó. Các em khơng nhận thấy được tầm quan trọng của Làm văn.

* Về Sách giáo khoa

Sách giáo khoa của Bộ Giáo dục - Đào tạo năm 2007 - 2008 đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Các bài học được sắp xếp theo hướng tích hợp. Các bài dạy về rèn luyện kỹ năng cho học sinh dược biên soạn khá hợp lý. Ví dụ bài Luyện tập về viết đoạn văn nghị luận, sau khi đã học bài lập dàn ý bài văn nghị luận, học sinh đã tìm hiểu về dàn ý của một đề bài cụ thể. Đến tiết này học sinh có thể lấy những ý của bài lập dàn ý để triển khai viết thành đoạn văn hồn chỉnh. Nhờ vậy quy trình đó mang tính liên tục, khiến các em có điều kiện khắc sâu kiến thức hơn. Tuy nhiên hệ thống bài tập còn chưa nhiều dạng bài khác nhau. Hơn 14,2% học sinh cho rằng hệ thống bài tập chưa phong phú, đa dạng; 64,5% học sinh cho rằng cịn ít bài tập hay, phù hợp với đối tượng của các em (xem bảng 1.2); điều này phần nào giảm bớt sự hứng thú của học sinh trong giờ học.

Thực trạng dạy và học đoạn văn trong nhà trường phổ thông hiện nay được phản ánh rất rõ trong năng lực xây dựng đoạn văn của học sinh. Qua khảo sát bài làm của học sinh (xem bảng 1.3 và bảng 1.4) cũng như nhiều kênh thông tin khác, chúng tôi nhận thấy:

Hơn 60% giáo viên mà chúng tôi khảo sát rằng trong các lỗi về ngơn ngữ thì lỗi về đoạn văn tồn tại một cách phổ biến hơn cả; hơn 70% học sinh mắc lỗi về đoạn văn, trong đó nhiều nhất là lỗi về hình thức (cấu trúc đoạn văn, dung lượng, kết cấu…) và lỗi về nội dung (lỗi về lơgíc, chủ đề).

Qua việc chấm chữa bài chúng tôi nhận thấy: hơn 80% các em mở bài trực tiếp. Với cách mở bài này giúp các em giới thiệu được vấn đề cần nghị luận song vẫn còn chưa nhiều em biết cách mở bài hay, sáng tạo.

Hơn 70% học sinh cho biết có lập dàn ý trước khi viết bài, nhưng hầu như các em không chú ý đến cách triển khai đoạn văn cùng dung lượng cần và đủ cho một đoạn văn. Các câu trong đoạn và các đoạn trong bài thiếu sự liên kết, chưa tập trung làm rõ chủ đề, có những đoạn xuống dịng một cách vơ cớ, chưa diễn đạt đủ một ý.

Gần 60% học sinh chưa biết cách chọn lựa hình thức kết cấu, sử dụng thao tác lập luận cho phù hợp, hay, hấp dẫn và thuyết phục. Có thể nói nhiều học sinh chưa xác định rõ vấn đề cần nghị luận nên còn lúng túng trong cách triển khai.

Thực tế trên có nhiều nguyên nhân. Thứ nhất: Có một số học sinh nắm được lí thuyết nhưng kỹ năng thực hành cịn bất cập nên dẫn tới nhiều sai sót. Những em này chủ quan cho rằng đoạn văn đã viết từ lâu, không cần phải học, luyện tập cách viết nữa. Thứ hai: một số học sinh do không nắm được những quy tắc và yêu cầu trong sử dụng đoạn văn. Vì thế khi yêu cầu viết đoạn văn hay bài văn các em có thói quen lắp ghép các câu lại với nhau mặc dù các câu khơng cùng chủ đề, nội dung.

Tóm lại, thực trạng dạy học Làm văn nghị luận ở trương THPT chưa đáp ứng được mục tiêu dạy học của mơn học. Chính vì thế việc tổ chức dạy học Làm văn nghị luận ở lớp 10 THPT phải xuất phát từ mục tiêu của phân môn Làm văn, thực trạng dạy học viết đoạn văn nghị luận lớp 10 THPT để lựa chọn nội dung, cách thức, biện pháp luyện tập cụ thể, thích hợp.

Từ những thực trạng trên, chúng tôi nhận thấy việc rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn cho học sinh còn nhiều hạn chế và bất cập. Đây là điều khiến giáo viên đứng lớp như chúng tôi quan tâm và lo lắng. Đặc biệt là văn nghị luận một thể loại tuy đã tương đối quen thuộc với các em song lại vô cùng quan trọng trong suốt quá trình học tập của các em thì việc rèn luyện kỹ năng cho học sinh là một việc làm thiết thực và cần thiết.

CHƢƠNG 2

TỔ CHỨC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG XÂY DỰNG

ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN Ở LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2.1 Mục tiêu rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn nghị luận ở lớp 10 THPT

2.1.1. Rèn luyện kỹ năng phải giúp học sinh nhận thức đúng đắn vai trị, vị trí của đoạn văn trong bài văn nghị luận nói riêng và trong giao tiếp nói chung trí của đoạn văn trong bài văn nghị luận nói riêng và trong giao tiếp nói chung

Việc rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn nói chung và viết đoạn văn nghị luận nói riêng là một yêu cầu cần thiết trong giao tiếp. Học sinh cần nắm vững vị trí của việc rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn đối với kiểu bài nghị luận để có những đoạn văn thực sự thuyết phục.

Thực tế cho thấy, một bài làm văn hồn chỉnh, có sức thuyết phục chính là kết quả của sự sắp xếp nghệ thuật giữa các từ, câu, đoạn văn với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn nghị luận ở lớp 10 trung học phổ thông (Trang 32)