Quy trình thiết kế câu hỏi, bài tập kiểm tra, đánh giá năng lực giải quyết vấn đề trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế câu hỏi, bài tập đánh giá năng lực học sinh trong dạy học chương 2 tính quy luật của hiện tượng di truyền sinh học 12 trung học phổ thông (Trang 47)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.2. Quy trình thiết kế câu hỏi, bài tập kiểm tra, đánh giá năng lực giải quyết vấn đề trong

trong dạy học chƣơng 2: Tính quy luật của hiện tƣợng di truyền, Sinh học 12 THPT.

Dựa theo quy trình thiết kế chuyên đề dạy học của tác giả Phan Thị Thanh Hội và Lê Thanh Oai (2015), chúng tơi đề xuất quy trình thiết câu hỏi/bài tập đánh giá NL HS dựa vào xây dựng các chuyên đề trong dạy học phần Di truyền học – Sinh học 12 THPT như sau:

Quy trình chung

Bước 1: Phân tích cấu trúc nội dung chương 2: Tính quy luật của hiện tượng di truyền – Sinh học 12 THPT để xác định các chuyên đề

Bước 2: Xác định mục tiêu chuyên đề (mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ và các năng lực hướng tới)

Bước 3: Xác định mạch kiến thức của chuyên đề

Bước 4: Thiết kế ma trận các yêu cầu cần đạt của chuyên đề

Bước 5: Thiết kế các câu hỏi/bài tập đánh giá dựa theo bảng ma trận của chuyên đề.

Bước 6: Kiểm định các câu hỏi, bài tập  Giải thích các bước trong quy trình

Bước 1: Phân tích cấu trúc nội dung chương 2: Tính quy luật của hiện tượng di truyền – Sinh học 12 THPT để xác định các chuyên đề

Để thiết kế câu hỏi bài tập đánh giá NL cần xác định được chuyên đề - tương ứng với một đơn vị kiến thức tương đối trọn vẹn. Bởi vì, NL GQVĐ của HS khơng thể hình

thành được trong một tiết học mà cần phải có q trình và tiếp thu kiến thức chỉ là phụ, còn vận dụng kiến thức trong thực tiễn mới là vấn đề quan trọng. Song cấu trúc nội dung SGK phân chia thành các bài, vì vậy các đơn vị kiến thức ở nhiều chương, phần chưa được sắp xếp theo cùng một chuyên đề, thiếu tính logic.

Chương 2: Tính quy luật của hiện tượng di truyền – Sinh học 12 THPT gồm 6 bài lí thuyết nhưng có thể được chia thành 5 đơn vị kiến thức tương ứng với 5 chuyên đề: Quy luật Men đen; Quy luật tương tác gen và tác động đa hiệu của gen; Quy luật liên kết gen và hoán vị gen; Quy luật di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngồi nhân; Ảnh hưởng của mơi trường lên sự biểu hiện của gen.

Bước 2: Xác định mục tiêu chuyên đề (mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ và các năng lực hướng tới)

Để đánh giá NL người học là rất khó khăn, vì NL là một khái niệm tương đối trừu tượng, vì vậy từ các NL hướng tới cần xác định các kiến thức, kĩ năng, thái độ cần hướng tới, đặc biệt nhấn mạnh về mặt kĩ năng người học cần đạt được để đánh giá.

Từng câu hỏi tự luận trong bài kiểm tra tự luận cần rõ mục tiêu đo lường cụ thể: Đó có thể là sự thơng hiểu khái niệm; đó có thể là khả năng vận dụng bậc thấp; đó có thể là khả năng vận dụng bậc cao.

Đối với cấp THPT, các NL của HS cần được đánh giá bao gồm các NL chung, NL chuyên biệt cho bộ môn. Tuy nhiên mỗi chuyên đề có thể hướng tới các NL khác nhau. Vì vậy, việc xác định đúng được các NL cần hướng tới cho từng chun đề đóng vai trị quan trọng.

Do đó, cần phải rà sốt lại chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ và chuẩn năng lực của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát hành, so sánh với bước 2 để có thể bổ sung, điều chỉnh.

Bước 3: Xác định mạch kiến thức của chuyên đề

Để đánh giá được NL phát hiện và GQVĐ của học sinh, mạch kiến thức của mỗi chuyên đề cần đảm bảo tính logic cao. Thực tế, bố cục nội dung trong SGK được trình bày theo từng bài, vì vậy mạch kiến thức của một số chuyên đề còn bị gián đoạn bởi các bài khác nhau, hoặc các đề mục trong mỗi bài chưa sắp xếp theo tính logic của mạch kiến

thức của chuyên đề. Vì vậy, để xác định đúng nội dung, công cụ KTDG cho từng chuyên đề cần phải xác định được mạch kiến thức của chun đề đó.

Từ việc phân tích nội dung chương 2 chúng tơi xác định chương này có các chuyên đề, mỗi chuyên đề có mạch kiến thức (nội dung) theo bảng 2.4 như sau:

Bảng 2.3: Tên chuyên đề và mạch nội dung chuyên đề trong chương Tính quy luật của hiện tượng di truyền

Tên chuyên đề Các bài trong chương Mạch nội dung chuyên đề

Quy luật Menđen Bài 8: Qui luật Menden

-Qui luật phân li

Bài 9: Qui luật Menden – Qui luật PLĐL

I. Phương pháp nghiên cứu di truyền học của Men đen

II. Hình thành giả thuyết khoa học III. Cơ sở tế bào học của quy luật phân li IV. Thí nghiệm lai hai tính trạng và quy luật PLĐL

V. Cơ sở tế bào học của quy luật PLĐL VI. Ý nghĩa của các quy luật Menđen Quy luật tương tác gen

và tác động đa hiệu của gen

Bài 10: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen

I. Tương tác gen

II. Tác động đa hiệu của gen Quy luật liên kết gen và

hoán vị gen

Bài 11: Liên kết gen và hoán vị gen

I. Liên kết gen II. Hoán vị gen

III. Ý nghĩa của hiện tượng liên kết gen và hoán vị gen

Quy luật di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngồi nhân

Bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân

I. Di truyền liên kết với giới tính II. Di truyền ngồi nhân

Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen

Bài 13: Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen

I. Mối quan hệ giữa gen và tính trạng II. Sự tương tác giữa KG và môi trường III. Mức phản ứng của KG

Một vấn đề quan trọng trong bước này đó là việc tạo ra sự phù hợp giữa nội dung giảng dạy và các chuẩn chương trình, giữa nội dung KTĐG và nội dung giảng dạy để đảm bảo rằng chương trình sẽ được giảng dạy và những nội dung giảng dạy sẽ được kiểm tra. Điều này về cơ bản là một vấn đề về sự công bằng cũng như cân xứng giữa đánh giá và kết quả học tập của HS. Do vậy, đối với mỗi chuyên đề cần xem xét các nội dung có thể làm cơ sở để xây dựng các câu hỏi để đánh giá và xác định các dạng câu hỏi, bài tập có thể thiết kế. Mỗi dạng câu hỏi, bài tập cần xác định các mức độ đạt được: nhận biết; thông hiểu; vận dụng; vận dụng cao. Từ ma trận đã thiết kế làm cơ sở cho việc thiết kế các câu hỏi, bài tập tương ứng.

Bước 5: Thiết kế các câu hỏi/bài tập đánh giá dựa theo bảng ma trận của chuyên đề.

Trên cơ sở các mức độ nhận thức cần đạt được và định hướng NL được hình thành trong chuyên đề tiến hành biên soạn câu hỏi/bài tập theo bảng đã mơ tả.

Một chuẩn có thể ra nhiều câu hỏi khác nhau (cả câu hỏi trắc nghiệm khách quan và câu hỏi tự luận). Trong giới hạn đề tài chỉ tập trung thiết kế câu hỏi, bài tập tự luận.

Viết câu hỏi tự luận cần thỏa mãn các yêu cầu sau:

- Mỗi câu hỏi, bài tập chỉ nên dùng để đo một tiêu chí nhất định.

- Phải phù hợp với nội dung, yêu cầu kiến thức, kĩ năng và mức độ tư duy cần đo được xác định trong bảng ma trận của chuyên đề.

- Mỗi câu hỏi phải phù hợp với thời gian tìm hiểu đề bài, tìm tịi lời giải và viết câu trả lời, phù hợp với số điểm dành cho nó trong tương quan với các câu hỏi khác.

- Yêu cầu HS phải thể hiện sự am hiểu, xác định và bảo vệ ý kiến của cá nhân nhiều hơn là việc chỉ cần ghi nhớ sự kiện, định nghĩa, thông tin, …

- Nếu yêu cầu là nêu và chứng minh cho một quan điểm nào đó, thì trong câu hỏi phải nêu rõ: kết quả sẽ được đánh giá dựa trên những lập luận logic đưa ra để chứng minh và bảo vệ quan điểm của mình, chứ khơng chỉ đơn thuần chỉ nêu ra quan điểm.

- Sử dụng độ khó phù hợp với khả năng nhận thức của HS

- Chỉ rõ nhiệm vụ HS cần thực hiện bằng các hướng dẫn cụ thể: mỗi tiêu chí cần đo được thể hiện bởi các động từ hành động thể hiện các kĩ năng cấu thành NL.

Ví dụ, để thiết kế các câu hỏi/bài tập đánh giá dựa theo bảng ma trận của chuyên đề trong chương 2: Tính quy luật của hiện tượng di truyền, sinh học 12 THPT có thể sử dụng các động từ hành động được tóm tắt như sau:

Biết: Với các động từ: nêu, liệt kê, trình bày, kể tên, xác định, tìm, ...

Hiểu: Với các động từ: giải thích, phân biệt, tại sao, vì sao, hãy lí giải, vì sao nói, khái

qt sơ bộ, dự đoán,…

Vận dụng: Với các động từ: xác định, khám phá, dự đoán, thiết lập liên hệ, chứng minh,

giải quyết, vẽ sơ đồ, vẽ đồ thị, phân biệt,…

Vận dụng cao: Với các động từ: nhận xét, đánh giá, rút ra kết luận, liên hệ với thực tiễn,

phân tích, chứng minh, thiết kế,…

Bước 6: Kiểm định các câu hỏi, bài tập

Theo các chuyên gia đánh giá giáo dục (Niko, 2009) có thể sử dụng các câu hỏi sau để kiểm tra, rà soát lại các câu hỏi tự luận đã thiết kế:

- Câu hỏi có đánh giá được những nội dung quan trọng của mục tiêu chương trình giảng dạy (kiến thức, kĩ năng, thái độ và các năng lực cần hướng tới,…) khơng?

- Câu hỏi có phù hợp với tiêu chí đề kiểm tra về phương diện yêu cầu thực hiện, nội dung cần nhấn mạnh và số điểm cho từng câu hỏi hay không?

- Bài luận có địi hỏi HS phải vận dụng kiến thức vào một tình huống mới hoặc một tình huống giả định nào đó hay khơng?

- Xét trong mối quan hệ với các câu hỏi khác, câu hỏi tự luận có thể hiện nội dung và cấp độ tư duy đã nêu rõ trong tiêu chí kiểm tra hay khơng?

- Nội dung câu hỏi có cụ thể khơng? Trong câu hỏi có nêu rõ yêu cầu và hướng dẫn cụ thể hơn là ra một đề bài quá rộng để bất cứ câu trả lời nào cũng có thể đáp ứng được hay không?

- Để đạt điểm cao, HS có địi hỏi phải thể hiện quan điểm của mình hơn là chỉ nhớ lại các khái niệm, thông tin, ý kiến… đã học hay khơng?

- Câu hỏi có được diễn đạt để HS hiểu được yêu cầu về: + Số lượng từ/độ dài của bài luận

+ Tiêu chí đánh giá câu trả lời

- Nếu câu hỏi yêu cầu HS cần nêu ý kiến và chứng minh cho quan điểm của mình về một vấn đề đang gây tranh cãi nào đó, câu hỏi có nêu rõ rằng bài làm của HS sẽ được đánh giá dựa trên những lập luận logic hợp lí cho quan điểm của mình thay vì HS sẽ chọn theo quan điểm nào đó hay khơng?

Nếu một trong số các câu trả lời cho những câu hỏi trên đây là “chưa” hoặc “không” đối với một câu hỏi tự luận nào đó trong đề kiểm tra, thì phải xem xét, viết lại câu hỏi tự luận đó [32, tr. 109 -110].

2.3. Vận dụng quy trình thiết kế câu hỏi, bài tập kiểm tra, đánh giá năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học chƣơng 2: Tính quy luật của hiện tƣợng di truyền, Sinh học 12 THPT.

Vận dụng quy trình thiết câu hỏi/bài tập đánh giá NL HS dựa vào xây dựng các chuyên đề trong dạy học phần Di truyền học – Sinh học 12 THPT được đề xuất trong phần 2.2, chúng tôi đã vận dụng để thiết câu hỏi/bài tập đánh giá NL HS dựa vào xây dựng các chuyên đề trong dạy chương II Tính quy luật của hiện tượng di truyền – Sinh học 12 THPT. Mục 2.2 chúng tơi đã trình bày cụ thể bước 1 và bước 3 trong 6 bước của quy, vì vậy trong mục 2.3 này, chúng tơi xin phép khơng trình bày lại nội dung của các bước 1 và bước 3 tập trung làm rõ nội dung của bước 2, bước 4, bước 5 trong quy trình.

2.3.1. Chuyên đề 1: Quy luật Menđen

2.3.1.1. Xác định mục tiêu chuyên đề (mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ và các năng lực hướng tới)

 Kiến thức:

- Trình bày được phương pháp nghiên cứu di truyền của Men đen. Giải thích được điểm độc đáo trong phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen.

- Phát biểu được nội dung quy luật phân li và giải thích được cơ sở tế bào học của quy luật. Trình bày được hệ quả của quy luật phân li.

- Phát biểu được nội dung quy luật PLĐL và trình bày được cơ sở tế bào học quy luật PLĐL

- Nêu được ý nghĩa các quy luật Menđen.

- Giải thích được những hiện tượng di truyền nghiệm đúng quy luật phân li, quy luật PLĐL.

- Viết được sơ đồ lai giải thích thí nghiệm phép lai 2 tính của Menđen.

- Tính được xác suất kiểu gen, kiểu hình của các bài tập di truyền theo quy luật Menđen. - Giải thích được một số hiện tượng thực tế như tại sao người nông dân không tự để lúa giống? Tại sao luật hơn nhân gia đình lại cấm kết hơn trong vịng 3 thế hệ?,…

 Kĩ năng:

- Kĩ năng tư duy: phân tích, so sánh, tổng hợp, khái qt hóa.

- Kĩ năng học tập: kĩ năng tự học, kĩ năng lập bảng biểu, sơ đồ, quan sát tranh hình thu nhận kiến thức,…

- Kĩ năng khoa học: hình thành giả thuyết, phân tích dữ liệu, thiết thí nghiệm, giải bài tập di truyền,…

 Thái độ

- Củng cố thái độ nghiêm túc trong tự học theo hướng dẫn của GV để lĩnh hội kiến thức - Thái độ nghiêm túc, say mê nghiên cứu khoa học

- Vận dụng đúng các kiến thức về quy luật Menđen vào thực tiễn đời sống.  Các năng lực hướng tới

- Phát hiện và GQVĐ thực tiễn dựa trên hiểu biết về cơ sở di truyền học của quy luật di truyền Menđen.

- Các kĩ năng thành phần: + Giải bài toán

+ Giải thích hiện tượng thực tế.

2.3.1.2. Thiết kế ma trận các yêu cầu cần đạt của chuyên đề

Nghiên cứu nội dung chuyên đề, mạch nội dung chuyên đề và các tài liệu liên quan, chúng tôi thiết kế ma trận các yêu cầu cần đạt của chuyên đề quy luật Men đen theo bảng 2.5 như sau:

Bảng 2.4: Bảng ma trận các yêu cầu cần đạt của chuyên đề Quy luật Menđen

Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao

I. Phương pháp nghiên cứu di truyền học của Menđen - Nêu được các bước trong phương pháp nghiên cứu di truyền học của Menđen. - Phân tích được các bước trong phương pháp nghiên cứu di truyền học của Menđen. - Giải thích được điểm độc đáo trong

phương pháp

nghiên cứu di

truyền học của Menđen.

- Giải thích được tại sao cùng đối tượng thí nghiệm nhưng nhiều nhà di truyền học trước Menđen lại không rút ra được quy luật di truyền.

II. Hình

thành giả

thuyết khoa học

- Phát biểu

được nội dung quy luật phân li.

- Nêu được giả thuyết về nhân tố di truyền và giao tử thuần khiết của Menđen. - Phân tích được các điều kiện để một phép lai một tính có tỉ lệ phân li 3:1. - Xác định được tính trạng trội, lặn ở phép lai một tính đối với sinh vật sinh sản ít. - Viết được sơ đồ lai khi biết KG P.

- Giải thích được phương pháp xác định

chính xác

kiểu gen của một cá thể có kiểu hình trội. III. Cơ sở tế bào học của quy luật phân li - Giải thích được cơ sở tế bào học của quy luật phân li theo thuyết NST.

- Viết được kiểu gen của P khi biết TLKH ở F và ngược lại. - Giải thích được tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế câu hỏi, bài tập đánh giá năng lực học sinh trong dạy học chương 2 tính quy luật của hiện tượng di truyền sinh học 12 trung học phổ thông (Trang 47)