THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế câu hỏi, bài tập đánh giá năng lực học sinh trong dạy học chương 2 tính quy luật của hiện tượng di truyền sinh học 12 trung học phổ thông (Trang 80 - 82)

THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm

Thực nghiệm sư phạm được tiến hành để kiểm định các câu hỏi bài tập; đánh giá hiệu quả của việc vận dụng quy trình và các cơng cụ để thiết kế các câu hỏi, bài tập trong tổ chức các hoạt động dạy học, KTĐG chương 2: Tính quy luật của hiện tượng di truyền, Sinh học 12 THPT.

3.2. Nội dung thực nghiệm

Sử dụng bảng hỏi để kiểm định các câu hỏi/bài tập, Sử dụng bộ câu hỏi đã thiết kế để đánh giá NL GQVĐ của HS trong dạy học chương 2: Tính quy luật của hiện tượng di truyền, SH 12 THPT ở trường THPT Tống Văn Trân, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định, năm học 2015- 2016.

Tiến hành kiểm định các câu hỏi/bài tập thông qua bảng hỏi GV môn Sinh học của trường THPT Tống Văn Trân, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định, năm học 2015- 2016.

Sử dụng bảng kiểm để đánh giá NL GQVĐ của HS thông qua hệ thống các tiêu chí đánh giá NL GQVĐ đã xây dựng.

Do giới hạn thời gian của thực nghiệm nên chúng tôi chỉ thiết kế bảng kiểm đánh giá NL GQVĐ của HS qua kết quả làm bài kiểm tra.

3.3. Phƣơng pháp thực nghiệm

3.3.1. Chọn đối tượng thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm với hai đối tượng:

Về phía GV: chúng tơi chọn tồn bộ GV Sinh học tại trường THPT Tống văn Trân với tổng số 7 GV

Về phía HS: chúng tôi chọn thực nghiệm tại lớp 12A10, 12A11, 12A12 với tổng số 122 HS. Đây là các lớp thuộc ban cơ bản, HS có mức độ nhận thức tương đối đồng đều và học chương trình Sinh học 12 – Chương trình cơ bản.

Chúng tơi kiểm tra và lấy kết quả đánh giá dựa trên các tiêu chí đánh giá NL GQVĐ qua các giai đoạn thực nghiệm làm cơ sở khẳng định tính khả thi của giả thuyết đề tài.

3.3.2. Bố trí thực nghiệm

Lớp thực nghiệm do hai cô giáo Nguyễn Thị Huế, Trương Thị Liên giảng dạy, theo nội dung chương trình của nhà trường, được đánh giá bởi cùng một hệ thống tiêu chí ở các giai đoạn (trước, giữa và sau) của thực nghiệm.

3.3.3. Cách tiến hành và đánh giá thực nghiệm

3.3.3.1. Giai đoạn đầu thực nghiệm

Bước 1: Chúng tôi tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ Sinh học với tồn bộ 7 GV bộ mơn Sinh học và 122 HS 3 lớp thực nghiệm để thảo luận về NL GQVĐ (khái niệm, cấu trúc), đánh giá NL GQVĐ ( khái niệm, công cụ đánh giá NL GQVĐ). Giải đáp các thắc mắc của GV, HS và chốt lại các vấn đề GV, HS cần lưu ý trong quá trình thực nghiệm.

Bước 2: Hướng dẫn trải nghiệm để GV, HS tự rút ra các bước của quy trình thiết kế câu hỏi, bài tập đánh giá NL GQVĐ.

Bước 3: Cùng GV, HS xây dựng, hồn chỉnh quy trình thiết kế câu hỏi, bài tập đánh giá NL GQVĐ.

Bước 4: Giao bảng ma trận, bộ câu hỏi và bảng hỏi [xem bảng hỏi – phụ lục 3] cho GV hoàn thành trong 5 buổi sinh hoạt nhóm chun mơn của 4 tuần tháng 9 và tuần đầu tháng 10 năm 2015.

Bước 5: GV đánh giá từng câu hỏi trong bộ câu hỏi đã thiết kế theo từng chuyên đề.

3.3.3.2. Giai đoạn giữa thực nghiệm

Bước 1: Giao bài kiểm tra số 1 [xem Bài kiểm tra số 1 - phụ lục 4] cho HS hoàn thành ngay tại lớp.

Bước 2: Tổ chức trả bài kiểm tra số 1, GV cung cấp bảng kiểm tự đánh giá các tiêu chí của NL GQVĐ thơng qua kết quả bài kiểm tra số 1 cho HS tiến hành đánh giá NL GQVĐ theo bảng kiểm đã thiết kế.

Bước 3: GV tổ chức HS trao đổi, thảo luận từ đó HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau → GV phân tích đánh giá kết quả.

Bước 4: GV giao bài kiểm tra số 2 [xem bài kiểm tra số 2 - phụ lục 4] và Bảng kiểm tự đánh giá các tiêu chí của NL GQVĐ cho HS.

3.3.3.3. Giai đoạn kết thúc thực nghiệm

Bước 1: Tổ chức trả bài kiểm tra số 2 để HS thấy được kết quả đạt được của mình.

Bước 2: GV đánh giá NL GQVĐ của HS thông qua các mức độ của các tiêu chí đánh giá. Tiếp tục cung cấp một số CH, BT cho HS tiến hành đánh giá NL GQVĐ theo bảng kiểm đã thiết kế.

Bước 3: Tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận từ đó HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau → GV phân tích đánh giá kết quả.

Bước 4: GV giao Bài kiểm tra số 3 [xem bài kiểm tra số 3 - phụ lục 4] và bảng kiểm tự đánh giá cho HS, yêu cầu HS làm bài và tự đánh giá theo các nội dung trong bảng để thể hiện mức độ NL đạt được trong suốt thời gian đánh giá.

Cuối cùng chúng tôi đánh giá mức độ đạt được các tiêu chí của NL GQVĐ thơng qua kết quả đánh giá ba bài kiểm tra và ba lần tự đánh giá trong phiếu tự đánh giá NL GQVĐ của HS. Kết hợp với phỏng vấn nhỏ, chúng tơi phân tích định lượng và định tính, rút ra một số kết luận khẳng định tác dụng, ý nghĩa của việc thiết kế câu hỏi, bài tập đánh giá NL GQVĐ cho HS trong việc nâng cao hiệu quả học tập chương 2: Tính quy luật của hiện tượng di truyền, Sinh học 12 THPT.

3.3.4. Thu thập và xử lý kết quả thực nghiệm

Nội dung đánh giá là chất lượng các câu hỏi đã thiết kế; sự biểu hiện NL GQVĐ của HS.

Công cụ sử dụng là bảng hỏi GV; các bài kiểm tra, phiếu phỏng vấn, bảng kiểm vào các giai đoạn trước, giữa và sau thực nghiệm.

Tính tỉ lệ % các mức độ đạt được của các tiêu chí đánh giá ở các giai đoạn.

Chúng tôi sử dụng cùng một loại phiếu đánh giá, phỏng vấn nhỏ ở 3 lần đánh giá tại thời điểm: trước, giữa và sau thực nghiệm. Phiếu đánh giá gồm các tiêu chí đánh giá NL GQVĐ đã thiết kế như phần 2.4 ở trên.

Tổng hợp kết quả thu được từ các phiếu thể hiện mức độ đạt được của HS ở mỗi tiêu chí. Số liệu được thống kê và xử lý bằng phần mềm Microsoft Office Excel 2007.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế câu hỏi, bài tập đánh giá năng lực học sinh trong dạy học chương 2 tính quy luật của hiện tượng di truyền sinh học 12 trung học phổ thông (Trang 80 - 82)