Nguyên tắc tuyển chọn hệ thống bài tập hóa học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển chọn xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học phần kim loại dùng bồi dưỡng học sinh giỏi trung học phổ thông (Trang 27)

2.1. Nguyên tắc tuyển chọn và xây dựng bài tập hoá học

2.1.1. Nguyên tắc tuyển chọn hệ thống bài tập hóa học

2.1.1.1. Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính chính xác, khoa học đó là sự chuẩn mực kiến thức, đảm bảo tính khoa học về thời lượng, phân bố, phù hợp trình độ HS.

2.1.1.2. Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính hệ thống, đa dạng, logic chặt chẽ đó là

hệ thống đảm bảo logic hệ thống, đa dạng kiến thức, tính liên tục của kiến thức.

2.1.1.3. Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính phù hợp với mức độ nhận thức

Hệ thống bài tập được tuyển chọn dựa trên cơ sở phù hợp với mức độ phát triển tâm sinh lí, mức độ nhận thức của học sinh, những nội dung kiến thức của BTHH phải đảm bảo để học sinh có thể sử dụng được, khơng mang tính đánh đố.

2.1.1.4. Hệ thống bài tập nhằm mở rộng kiến thức cho học sinh

Hệ thống bài tập vừa cung cấp những kiến thức trong sách giáo khoa vừa mở rộng kiến thức giúp học sinh có cái nhìn tồn diện hơn về nội dung chương trình.

2.1.1.5. Hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực nhận thức và kĩ năng hóa học cho học sinh giúp học sinh có được những năng lực nhận thức như tóm tắt, phân tích, mơ tả, suy luận, diễn đạt, khái quát hóa… những kĩ năng tốn học, kĩ năng thực hành…

2.1.1.6. Hệ thống bài tập tăng cường khả năng tự học, sự sáng tạo của học sinh

Hệ thống bài tập là nguồn tư liệu giúp học sinh nâng cao khả năng tự học, qua việc giải quyết hệ thống bài tập nhất là những bài tập có nhiều lời giải, những bài tập liên quan đến thực tiễn, lao động, sản xuất…giúp cho học sinh nâng cao năng lực sáng tạo, say mê môn học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển chọn xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học phần kim loại dùng bồi dưỡng học sinh giỏi trung học phổ thông (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)