CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.3.1. Thực trạng việc sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong dạy học chương Cảm ứng và chương Sinh sản Sinh học 11 THPT chương Cảm ứng và chương Sinh sản Sinh học 11 THPT
Để tìm hiểu thực trạng về việc dạy và học kiến thức Cảm ứng và Sinh sản sinh học 11, THPT, chúng tôi sử dụng phiếu điều tra với một số GV và HS của một số trường THPT. Chúng tôi đã gặp gỡ 25 GV dạy Sinh học của một số trường
THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chúng tôi tiến hành khảo sát bằng phiếu với mẫu thiết kế với các nội dung chủ yếu:
+ Khảo sát tình hình sử dụng SGK, tài liệu tham khảo, câu hỏi TNKQ trong dạy học phần Cảm ứng và Sinh sản.
+ Khảo sát việc sử dụng câu hỏi trắc nghiệm dạng MCQ trong các khâu của quá trình dạy học.
+ Khảo sát thái độ, phương pháp học tập của HS (240 HS) khi học phần Cảm ứng và Sinh sản.
Kết quả điều tra có thể tóm tắt như sau:
Bảng 1.1. Kết quả điều tra tình hình sử dụng SGK, tài liệu tham khảo, câu hỏi TNKQ trong dạy học phần Cảm ứng và Sinh sản
STT Nội dung điều tra
Thường xuyên Không thường xuyên Rất ít sử dụng Khơng sử dụng SL % SL % SL % SL % 1. GV hướng dẫn HS dùng SGK trên lớp để:
Tái hiện kiến thức cũ 6 24 10 40 6 24 3 12 Tự học những nội dung
kiến thức đơn giản 18 72 5 20 2 8 0 0 Ghi nhớ sự kiện, khái niệm,
sự kiện đơn giản 21 84 3 12 1 4 0 0 Tóm tắt nội dung kiến thức
trong SGK 12 48 9 36 4 16 0 0 Xử lý thông tin, phân tích
dữ liệu, sơ đồ, hình vẽ, trả lời câu hỏi để lĩnh hội kiến thức 7 28 10 40 8 32 0 0 2. GV hướng dẫn HS
Ơn bài, hồn thành câu hỏi
trong SGK 15 60 7 28 3 12 0 0 Tự đọc trước nội dung mới
dùng SGK ở nhà để:
Nghiên cứu trước nội dung bài mới theo câu hỏi GV
hướng dẫn 1 4 3 12 7 28 14 56 3. GV có sử dụng thêm tài liệu
tham khảo để lấy tư liệu minh họa 3 12 6 24 16 64 0 0 4. PP mà GV sử dụng Thuyết trình 6 24 13 40 8 32 1 4 Giải thích minh họa 18 72 5 20 12 48 0 0 Sử dụng câu hỏi tự luận để
tổ chức hoạt động học tập cho HS 4 16 9 36 12 48 0 0 Sử dụng câu hỏi TNKQ để tổ chức hoạt động cho HS 1 4 2 8 4 16 18 72 * Biện luận
Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy khi vận dụng việc đổi mới phương pháp dạy học môn Sinh học lớp 11 chương Cảm ứng và Sinh sản còn nhiều hạn chế. Cụ thể: GV còn chưa đổi mới trong phương pháp, ít sử dụng tranh, tư liệu minh họa, phần lớn là thuyết trình, nếu có sử dụng câu hỏi TNKQ cịn là tự phát. Khi kiểm tra đánh giá câu hỏi tự luận về lý thuyết chiếm nhiều (65-70%)…
- Nhìn chung đại bộ phận GV chưa chú ý tới chiến lược dạy học mới. Thời gian các tiết học chủ yếu là GV trình bày, HS ít có cơ hội bộc lộ, tham gia đóng góp ý kiến của mình. Điều này sẽ làm cho HS ngày càng ỷ lại, lười phát biểu, khả năng vận dụng kiến thức vào các tình huống mới hay vào thực tế sẽ gặp nhiều khó khăn. Đơi khi dự giờ, chúng tôi nhận thấy nhiều giờ học GV không sử dụng phương tiện tranh ảnh, tư liệu…minh họa cho bài giảng, HS hầu như khơng có các hoạt động trong giờ nên hiệu quả giờ học chưa cao, cịn mang nặng tính lý thuyết.
- Phần lớn GV sử dụng SGK để hướng dẫn HS học bài cũ , hoàn thành các câu hỏi bài tập trong SGK, tự đọc trước bài mới. Rất hiếm khi GV chuẩn bị hệ thống câu hỏi để hướng HS nghiên cứu trước nội dung bài mới. Trên lớp, SGK chủ yếu được HS dùng để đọc, nhớ lại kiến thức cũ, ghi nhớ định nghĩa, khái niệm, sự
kiện, số liệu. SGK chưa được GV yêu cầu HS xử lý số liệu, phân tích thơng tin, sơ đồ, hình vẽ, trả lời các câu hỏi của GV theo ý đồ dạy học.
- Ngoài SGK và sách giáo viên, GV hầu như chưa hoặc rất ít khi sử dụng các tài liệu tham khảo làm tư liệu minh họa cho bài giảng.
- Về nội dung kiểm tra thì phần lý thuyết chiếm nội dung tương đối nhiều (khoảng 65 % - 70%), các câu hỏi vận dụng và liện hệ thực tiễn cũng chưa nhiều. Phần nội dung bài tập đôi khi chưa ăn nhập với mục tiêu bài học. Hình thức kiểm tra đa số được GV áp dụng là tự luận, đặc biệt những GV có thâm niên cơng tác. Một số GV trẻ, mới ra trường đã áp dụng câu hỏi TNKQ, tuy nhiên các câu hỏi TNKQ đôi khi chưa đảm bảo độ khó, độ giá trị…
Trong đề tài này, chúng tơi đã tìm hiểu thực tế việc sử dụng câu hỏi TNKQ trong các khâu của quá trình dạy học, đặc biệt trong khâu dạy kiến thức mới và KTĐG kết quả học tập của HS của 25 GV ở các trường THPT đã chọn. Kết quả cụ thể trình bày ở bảng sau:
Bảng 1.2. Kết quả điều tra việc sử dụng câu hỏi TNKQ trong các khâu của quá trình dạy học
Các hình thức sử dụng câu hỏi
Câu hỏi tự luận Câu hỏi TNKQ Thường xuyên Đôi lúc Không bao giờ thường xuyên Đôi lúc Không bao giờ SL % SL % SL % SL % SL % SL % 1.Trong khâu dạy kiến
thức mới 23 92 2 8 0 0 2 8 5 20 18 72 2.Trong khâu ơn tập,
củng cố, hồn thiện kiến thức
10 40 15 60 0 0 5 20 7 28 13 52 3.Trong khâu KTĐG 19 76 6 24 0 0 5 20 10 40 10 40
* Biện luận
Kết quả điều tra cho thấy việc sử dụng câu hỏi TNKQ trong các khâu của q trình dạy học cịn hạn chế. Đa số giáo viên vẫn sử dụng câu hỏi tự luận trong các khâu dạy kiến thức mới, củng cố ơn tập và KTĐG. Có trên 70% GV khơng áp
dụng câu hỏi TNKQ trong mỗi khâu dạy học. Chỉ có khoảng 20 % GV sử dụng câu hỏi TNKQ trong khâu KTĐG.
Bên cạnh việc khảo sát, trao đổi, dự giờ GV, chúng tơi cịn tiến hành điều tra thái độ học tập của HS thông qua 250 HS lớp 11 của các trường THPT khảo sát bằng phiếu số 3, kết quả thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1.3. Kết quả khảo sát thái độ học tập của HS phần Cảm ứng và Sinh sản
Nội dung điều tra
Mức độ Thường
xuyên (%)
Đôi lúc (%) Không bao giờ (%)
1. Chuẩn bị bài ở nhà 5 35 60
2. Chú ý tập trung trong giờ học 35 60 5 3. Học thuộc bài cũ bằng cách học
thuộc lòng 80 20 0
4. Tìm hiểu các tài liệu, sách tham khảo
môn sinh học 5 2 93
* Biện luận:
- Phần đơng học sinh chưa có ý thức tìm hiểu bài trước khi tới lớp.
- Có khoảng 35% HS chú ý nghe giảng để lĩnh hội kiến thức, phần lớn HS chú ý nghe giảng vì sợ GV ghi sổ đầu bài.
- Đa số HS cho rằng việc chuẩn bị bài cũ ở nhà chỉ là học thuộc lòng, trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Có rất ít HS tìm hiểu các tài liệu hay sách tham khảo về môn sinh.
1.3.2. Nguyên nhân của thực trạng trên
1.3.2.1. Về phía giáo viên
- Cơng tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng GV về mặt lí luận và các kĩ năng tổ chức dạy học bằng phương pháp tích cực cịn yếu. Việc vận dụng các phương pháp dạy tích cực cịn hạn chế, một số lý thuyết GV cịn chưa chính xác hóa, sự thay đổi SGK cũng là một trở ngại…
- Hầu hết GV chưa nắm vững về các lí thuyết xây dựng và sử dụng các loại câu hỏi, nên thường sử dụng những câu hỏi có sẵn trong SGK vào q trình dạy học mà chưa có sự thay đổi, sáng tạo câu hỏi cho phù hợp với từng đối tượng HS.
1.3.2.2. Về phía HS
- Do tâm lý HS đa số các em cịn coi mơn Sinh học là mơn phụ, vì thế khơng dành nhiều thời gian và cơng sức cho việc học tập môn này, việc học tạp chỉ mang tính đối phó.
- Phần lớn các em vẫn học theo cách thụ động, chưa tích cực, chủ động trong việc tìm tịi kiến thức mới và các thơng tin liên quan tới nội dung bài học. Các em chỉ học thuộc lịng chứ khơng thấy rõ bản chất của vấn đề mình đang nói tới dẫn tới khi gặp các tình huống vận dụng các em cịn lúng túng, đa phần bỏ qua khơng làm, không suy nghĩ.
- Các câu hỏi của GV đưa ra cịn chưa địi hỏi tư duy HS, khơng kích thích sự sáng tạo của các em, hạn chế sự tổng hợp, phán đốn, đánh giá… nên HS khơng có thói quen tự học, tự tư duy.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Qua điều tra, thống kê, phân tích các tài liệu thu được, chúng tơi nhận thấy hầu hết các cơng trình nghiên cứu trong và ngoài nước về sử dụng câu hỏi TNKQ tập trung ở khâu ơn tập, củng cố kiến thức, cũng có những cơng trình nghiên cứu sử dụng câu hỏi TNKQ để kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Sinh học nhưng chủ yếu dành cho đối tượng sinh viên các trường đại học, cao đẳng và học sinh THPT. Cịn ít tài liệu nghiên cứu sử dụng câu hỏi TNKQ trong khâu dạy kiến thức mới và KTĐG chương Cảm ứng và Sinh sản - Sinh học 11, THPT.
Việc KTĐG kết quả học tập chương Cảm ứng và Sinh sản - Sinh học 11 chưa có một bộ câu hỏi đúng chuẩn, chưa bao quát được toàn bộ kiến thức.
Việc sử dụng câu hỏi TNKQ vào các khâu của quá trình dạy học đặc biệt là khâu dạy kiến thức mới và KTĐG cịn chưa được quan tâm đúng mức, cịn mang tính tự phát của GV. Vì thế việc nghiên cứu xây dựng và sử dụng câu hỏi TNKQ dạng MCQ trong dạy học nhằm phát huy tính tích cực chủ động của HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy môn Sinh học ở các trường THPT là một việc làm thiết thực.
CHƢƠNG 2
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN DẠY HỌC CHƢƠNG II: CẢM ỨNG VÀ CHƢƠNG IV: SINH SẢN
SINH HỌC 11, TRUNG HỌC PHỔ THƠNG 2.1. Tiêu chí của câu hỏi trắc nghiệm khách quan
2.1.1. Tiêu chí định lượng [17], [19]
- Độ khó trong khoảng 25% đến 75%. - Độ phận biệt từ 0,2 trở lên.
- Độ tin cậy từ 0,6 trở lên.
- Nội dung các câu hỏi phải bao phủ 100% các mục tiêu và nội dung cần đánh giá.
2.1.2. Tiêu chí định tính
- Tiêu chuẩn về nội dung khoa học:
+ Tính giá trị: Phải đánh giá được đúng điều cần đánh giá, đo lường được cái mà nó dự kiến đo lường.
+ Tính tin cậy: Kết quả phải được lặp lại trong cùng điều kiện.
+ Tính khả thi: Phải thực hiện được trong điều kiện thực tiễn ở trường phổ thông.
+ Tính định lượng: Kết quả phải biểu diễn được bằng số đo.
+ Tính lý giải : Kết quả phải giải thích được những điều cần nhận định. + Tính chính xác: Các kiến thức được trắc nghiệm phải có tính chính xác và đúng đắn.
+ Tính cơng bằng: Tồn bộ HS có cơ hội như nhau để tiếp cận với các kiến thức được trắc nghiệm.
+Tính đơn giản, dễ hiểu: Đảm bảo sự rõ ràng của ngơn ngữ trình bày.
+ Tính hệ thống, logic: Nội dung các câu hỏi phải nằm trong hệ thống kiến thức nhất định, bao phủ được khối lượng kiến thức đủ rộng trong mục tiêu KTĐG.
+ Tính kinh tế: Triển khai ít tốn kém. - Tiêu chuẩn về mặt sư phạm:
+ Tính giáo dục: Bồi dưỡng năng lực trí tuệ cho HS, tạo được sự hào hứng trong học tập, tăng cường khả năng tự học, tự KTĐG, tự nghiên cứu.
+ Tính phù hợp: Phải có sự phù hợp về mặt tâm lý, trình độ nhận thức của đối tượng được KTĐG.
+ Tính linh hoạt và mềm dẻo: Bài trắc nghiệm phải được gia công sư phạm để dùng vào nhiều mục đích khác nhau trong q trình dạy học.
2.2. Một số nguyên tắc xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạng MCQ
2.2.1. Các nguyên tắc xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan
Nguyên tắc 1: Câu hỏi cần phải tuân thủ đúng những nguyên tắc về mặt lí luận và bám sát vào nội dung của chương trình cần KTĐG. Nguyên tắc này là nhân tố cần thiết đảm bảo cho tính chính xác và khoa học của các câu hỏi TNKQ khi được xây dựng để đánh giá kết quả học tập của HS trong nhà trường.
Nguyên tắc 2: Cần phải đưa ra các mệnh đề chính xác về mặt cú pháp. Đây là quy tắc chuẩn cho quá trình xây dựng tất cả các loại câu hỏi trong KTĐG. Đảm bảo chính xác về mặt cú pháp cũng là cơ sở đảm bảo cho sự chính xác và khoa học của đáp án, tránh gây sự tranh cãi, hiểu nhầm của HS trong quá trình hiểu câu hỏi và lựa chọn các đáp án.
Nguyên tắc 3: Không được đưa ra các thuật ngữ không rõ ràng nhằm mục đích đánh đố tư duy HS. Câu trắc nghiệm nhằm mục đích kiểm tra kiến thức trên cơ sở nhận thức và tư duy khoa học của các em chứ không nhằm đánh đố HS bằng những thủ thuật của từ ngữ. Hiện tượng này thường xảy ra khi xây dựng các câu điền thế.
Nguyên tắc 4: Tránh các hình thức câu phủ định (cả về mặt cú pháp lẫn ngữ nghĩa) và việc đặt nhiều mệnh đề phủ định trong câu hỏi. Sự xuất hiện nhiều mệnh đề phủ định sẽ gây phức tạp cho HS khi trả lời câu hỏi. Việc tích tụ nhiều mệnh đề phủ định có thể gây khả năng hiểu nhầm trong việc lựa chọn các câu trả lời.
Nguyên tắc 5: Cần phải tách biệt rõ ràng phần dữ kiện và phần câu hỏi trong câu. Cần tránh trường hợp dùng từ nối giữa phần hỏi và phần dữ kiện trả lời, hoặc các phần dữ kiện với nhau.
2.2.2. Các nguyên tắc biên soạn liên quan đến việc cân đối câu hỏi trắc nghiệm với các mục đích hỏi
Nguyên tắc 1: Phải xác định nội dung cần kiểm tra trước khi xây dựng câu hỏi. Đây chính là nhân tố cơ bản nhất để đảm bảo hiệu quả của việc KTĐG. Nội
dung kiểm tra chính là những kiến thức cơ bản HS cần phải nắm thông qua các bài đã học. Hay nói cách khác các câu hỏi phải đại diện cho nội dung cần KTĐG, đảm bảo tính vừa sức và phân hố được HS trong một mơi trường đánh giá.
Nguyên tắc 2: Câu hỏi trắc nghiệm phải gắn liền với mục đích kiểm tra và phù hợp với cách đánh giá. Như vậy tuỳ theo trường hợp mà chúng ta lựa chọn loại câu hỏi cho phù hợp với nội dung cần đánh giá. Ví như khi đánh giá các kiến thức mang tính chất tổng quát có thể sử dụng loại câu điền thế dưới hình thức điền đầy đủ thơng tin vào bảng cho sẵn theo những yêu cầu nhất định.
Nguyên tắc 3: Các yếu tố gây ra sự sao nhãng trong câu hỏi cần phải chỉ rõ các lỗi hoặc các lối tư duy khơng chính xác của HS. Đây chính là một trong những hình thức giáo dục tốt nhất giúp HS tránh dần được những lỗi chủ quan của mình, rèn luyện một khả năng tư duy chắc chắn. Do đó GVcần phải có sự lựa chọn kĩ càng các phương án lựa chọn sao cho HS phải thực sự là người nắm chắc chắn kiến thức mới có thể trả lời đúng. Cần tránh trường hợp đưa ra những câu lựa chọn mà học sinh có thể dễ dàng nhìn thấy được sự khác nhau giữa đáp án đúng và các phương án còn lại.
2.2.3. Một số nguyên tắc trong việc biên soạn các giải pháp trả lời
Nguyên tắc 1: Các phương án trả lời phải độc lập với nhau về mặt ngữ pháp. Nguyên tắc này đòi hỏi mỗi phương án là một câu hoàn chỉnh hoặc chưa hoàn