Một số nguyên tắc xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạy học chương II cảm ứng và chương IV sinh sản sinh học 11, trung học phổ thông luận văn ths sinh học 60 14 10 (Trang 32)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.2. Một số nguyên tắc xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan

2.2.1. Các nguyên tắc xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan

Nguyên tắc 1: Câu hỏi cần phải tuân thủ đúng những nguyên tắc về mặt lí luận và bám sát vào nội dung của chương trình cần KTĐG. Nguyên tắc này là nhân tố cần thiết đảm bảo cho tính chính xác và khoa học của các câu hỏi TNKQ khi được xây dựng để đánh giá kết quả học tập của HS trong nhà trường.

Nguyên tắc 2: Cần phải đưa ra các mệnh đề chính xác về mặt cú pháp. Đây là quy tắc chuẩn cho quá trình xây dựng tất cả các loại câu hỏi trong KTĐG. Đảm bảo chính xác về mặt cú pháp cũng là cơ sở đảm bảo cho sự chính xác và khoa học của đáp án, tránh gây sự tranh cãi, hiểu nhầm của HS trong quá trình hiểu câu hỏi và lựa chọn các đáp án.

Nguyên tắc 3: Không được đưa ra các thuật ngữ không rõ ràng nhằm mục đích đánh đố tư duy HS. Câu trắc nghiệm nhằm mục đích kiểm tra kiến thức trên cơ sở nhận thức và tư duy khoa học của các em chứ không nhằm đánh đố HS bằng những thủ thuật của từ ngữ. Hiện tượng này thường xảy ra khi xây dựng các câu điền thế.

Nguyên tắc 4: Tránh các hình thức câu phủ định (cả về mặt cú pháp lẫn ngữ nghĩa) và việc đặt nhiều mệnh đề phủ định trong câu hỏi. Sự xuất hiện nhiều mệnh đề phủ định sẽ gây phức tạp cho HS khi trả lời câu hỏi. Việc tích tụ nhiều mệnh đề phủ định có thể gây khả năng hiểu nhầm trong việc lựa chọn các câu trả lời.

Nguyên tắc 5: Cần phải tách biệt rõ ràng phần dữ kiện và phần câu hỏi trong câu. Cần tránh trường hợp dùng từ nối giữa phần hỏi và phần dữ kiện trả lời, hoặc các phần dữ kiện với nhau.

2.2.2. Các nguyên tắc biên soạn liên quan đến việc cân đối câu hỏi trắc nghiệm với các mục đích hỏi

Nguyên tắc 1: Phải xác định nội dung cần kiểm tra trước khi xây dựng câu hỏi. Đây chính là nhân tố cơ bản nhất để đảm bảo hiệu quả của việc KTĐG. Nội

dung kiểm tra chính là những kiến thức cơ bản HS cần phải nắm thông qua các bài đã học. Hay nói cách khác các câu hỏi phải đại diện cho nội dung cần KTĐG, đảm bảo tính vừa sức và phân hố được HS trong một mơi trường đánh giá.

Nguyên tắc 2: Câu hỏi trắc nghiệm phải gắn liền với mục đích kiểm tra và phù hợp với cách đánh giá. Như vậy tuỳ theo trường hợp mà chúng ta lựa chọn loại câu hỏi cho phù hợp với nội dung cần đánh giá. Ví như khi đánh giá các kiến thức mang tính chất tổng quát có thể sử dụng loại câu điền thế dưới hình thức điền đầy đủ thơng tin vào bảng cho sẵn theo những yêu cầu nhất định.

Nguyên tắc 3: Các yếu tố gây ra sự sao nhãng trong câu hỏi cần phải chỉ rõ các lỗi hoặc các lối tư duy khơng chính xác của HS. Đây chính là một trong những hình thức giáo dục tốt nhất giúp HS tránh dần được những lỗi chủ quan của mình, rèn luyện một khả năng tư duy chắc chắn. Do đó GVcần phải có sự lựa chọn kĩ càng các phương án lựa chọn sao cho HS phải thực sự là người nắm chắc chắn kiến thức mới có thể trả lời đúng. Cần tránh trường hợp đưa ra những câu lựa chọn mà học sinh có thể dễ dàng nhìn thấy được sự khác nhau giữa đáp án đúng và các phương án còn lại.

2.2.3. Một số nguyên tắc trong việc biên soạn các giải pháp trả lời

Nguyên tắc 1: Các phương án trả lời phải độc lập với nhau về mặt ngữ pháp. Nguyên tắc này đòi hỏi mỗi phương án là một câu hoàn chỉnh hoặc chưa hoàn chỉnh nhưng giữa các câu không được sử dụng các từ nối như “và”, “bên cạnh”, “cùng với”...Sự liên hệ về ngữ pháp vừa vi phạm tính khoa học của một câu trắc nghiệm đồng thời không thể nào giúp HS chọn ra được một câu đúng nhất.

Nguyên tắc 2: Các giải pháp đưa ra phải độc lập với nhau về mặt ngữ nghĩa. Người biên soạn ít kinh nghiệm hoặc khơng để ý thường vi phạm nguyên tắc này, nhất là trong việc đưa ra các chỉ số, mốc thời gian hoặc các đặc điểm.

Nguyên tắc 3: Không được đưa ra những phương án khơng có nghĩa phù hợp với nội dung câu hỏi để đánh lạc hướng người trả lời.

Nguyên tắc 4: Tránh dùng chung từ cho phần câu hỏi và phần giải pháp trả lời.

Nguyên tắc 5: Không được biên soạn câu trả lời đúng một cách chi tiết và đầy đủ nhất còn các phương án khác qua loa sơ sài. Các giải pháp trả lời phải có độ phức tạp như nhau.

Nguyên tắc 6: Các dữ kiện trong phần câu hỏi phải có cùng mức độ tổng quát. Các từ như “tất cả”, “ln ln”, “khơng bao giờ”... mang tính chất tuyệt đối và dứt khoát. Đây là những trường hợp thường được HS đề phòng và tránh lựa chọn những giải pháp có sử dụng các loại từ trên. Tâm lí HS thường chọn những câu có các từ ở mức độ vừa phải như “đôi khi”, “một vài”, “có thể là”... Chính vì thế các giải pháp phải có mức độ phức tạp như nhau mới có thể gây nhiễu hiệu quả .

Nguyên tắc 7: Trong một bài kiểm tra cần lưu ý không để cho câu dẫn của câu hỏi này là gợi ý đúng cho giải pháp lựa chọn của câu hỏi khác. Trong ngân hàng câu hỏi có thể có những câu như thế, những khi lựa chọn để sắp xếp các câu hỏi trong một đề kiểm tra thì GV phải lưu ý tránh vi phạm quy tắc này.

2.3. Các bƣớc cơ bản để xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm MCQ [17]

2.3.1. Bước 1: Xác định mục tiêu kiểm tra đánh giá

Giai đoạn đầu tiên và quan trọng nhất là xác định các mục tiêu dưới dạng những hành vi, cử chỉ, kiến thức, thái độ chúng ta mong HS đạt được hay thể hiện được vào cuối một bài, một chương hay một chương trình giảng dạy. Chú ý rằng điều quan trọng nhất là HS biết gì, có thể làm gì, nghĩ gì, giải quyết gì chứ khơng phải GV hay người khác muốn gì. Xác định và phát biểu mục tiêu của chương trình giảng dạy là một điều khó nhưng tối cần thiết trong công việc soạn một bài trắc nghiệm. Bộ câu hỏi phải đo được những điều cần đo - những điều xác định trong mục tiêu mơn học để đảm bảo tính giá trị của một bài trắc nghiệm.

2.3.2. Bước 2: Phân tích nội dung để xây dựng bảng trọng số

* Phân tích nội dung mơn học: Nhằm tìm ra những nội dung chính của chương trình, bao gồm chủ yếu cơng việc xem xét và phân biệt 4 loại nội dung học tập. Đó là:

- Những thơng tin mang tích chất sự kiện mà HS phải nhớ, nhận ra - Những khái niệm và ý tưởng mà HS phải giải thích hay minh họa - Những ý tưởng phức tạp cần giải thích hay giải nghĩa

vào một tình huống hay hồn cảnh mới.

Để làm được điều này cần phải nghiên cứu kỹ cấu trúc chương trình sinh học phổ thơng nói chung và chương trình Sinh học lớp 11 nói riêng, đặc biệt là chương II và chương IV. Trước tiên phải xác định mục tiêu chung của chương trình Sinh học 11, nghiên cứu nội dung từng chương, từng bài, chủ đề của từng bài, nội dung kiến thức chủ yếu của từng chủ đề để từ đó xây dựng câu hỏi bám sát với thực tiễn nội dung dạy học. Tóm lại việc phân tích nội dung mơn học gồm 4 cơng việc chính:

+ Tìm những ý tưởng chủ yếu của mơn học, ví dụ như các nguyên lý, các mối liên hệ, các điều khái quát hóa…

+ Lựa chọn từ, nhóm từ, kí hiệu mà HS phải giải nghĩa được. HS cần hiểu rõ khái niệm và mỗi liên hệ giữa các khái niệm.

+ Phân loại thơng tin trình bày trong mơn học thành 2 hạng: Hạng thơng tin nhằm mục đích giải nghĩa hay minh họa và những khái niệm quan trọng của môn học.

+ Lựa chọn một số thông tin và ý tưởng địi hỏi HS phải có khả năng ứng dụng những điều đã biết để giải quyết trong những tình huống mới.

* Xây dựng bảng trọng số:

Bảng trọng số thể hiện mục tiêu của từng phần và của toàn bài trắc nghiệm. Đối với bài trắc nghiệm thành quả học tập, để phân bổ trọng số cần dựa vào mục tiêu môn học và xác định rõ phần kiến thức nào là cốt lõi, phần nào bổ trợ, phần nào chỉ là nhắc lại, phần kiến thức nào dùng để tiếp thu các môn học sau, phần nào chỉ dùng để mở rộng…

2.3.3. Bước 3: Tuyển chọn và xây dựng các câu hỏi trắc nghiệm

Việc thiết kế và tuyển chọn các câu hỏi cần bám sát mục tiêu, dựa vào phần phân tích nội dung và bảng trọng số để xây dựng các câu hỏi trắc nghiệm. Để có được những câu hỏi với số lượng dự định, thì việc tuyển chọn và xây dựng phải nhiều hơn. Vì việc kiểm định chất lượng câu hỏi qua thực nghiệm sẽ giúp ta lựa chọn được những câu hay nhất, đạt yêu cầu nhất và loại bỏ những câu không đạt yêu cầu mà vẫn đảm bảo tính hệ thống của nội dung đánh giá.

2.3.4. Bước 4: Thực nghiệm kiểm định các câu hỏi

Khi các câu hỏi trắc nghiệm đã được viết ra và tập hợp thành các đề thử nghiệm thì bước quan trọng tiếp theo là trắc nghiệm thử. Để thực hiện công việc này, các đề trắc nghiệm được đưa cho các nhóm mẫu đã được chọn, các nhóm này cần có đặc điểm giống với đặc điểm của nhóm HS dự kiến sẽ tiến hành trắc nghiệm chính thức sau này.

Khi phân tích các câu hỏi chúng ta cần xem có khuyết điểm trong chính câu hỏi hay trong phương pháp giảng dạy bằng cách thảo luận với HS sau khi kiểm tra những câu hỏi đáng ngờ. Nếu lối hành văn hoặc từ dùng trong câu sai thì cần chỉnh sửa lại hoặc loại bỏ. Còn trong trường hợp câu hỏi tạm ổn, nhưng nội dung dạy trên lớp có vấn đề nào chưa rõ, chưa kỹ thì chúng ta phải chỉnh lại phương pháp dạy.

Để xác định giá trị của câu nhiễu, chúng ta dựa vào số HS chọn phương án nhiễu. Nếu có nhiều HS của nhóm kém chọn câu nhiễu hơn so với nhóm giỏi thì đó là các câu nhiễu hay. Nếu chỉ có ít HS trong nhóm kém chọn câu nhiễu và khơng người nào trong nhóm giỏi lựa chọn thì cần thảo luận với HS xem xét độ khó của câu hỏi, hoặc vì lý do nào mà HS có thể đốn được đáp án đúng.

* Thực nghiệm để xác định các chỉ số đo:

Để xác định chính xác mức độ đạt theo từng chỉ tiêu của các câu hỏi, xem câu hỏi có chỗ nào cần sửa chữa hoặc chất lượng của toàn bộ câu hỏi đã xây dựng so với u cầu đặt ra có đạt khơng, đủ tiêu chuẩn để đưa vào kiểm tra, đánh giá hay dạy bài mới hay không, chúng ta cần tiến hành khảo sát trên một nhóm đối tượng sử dụng câu hỏi. Các số liệu thu được như điểm số của từng cá nhân, cách thức lựa chọn mỗi phương án của từng câu hỏi…được sắp xếp và xử lý bằng các cơng thức tốn học thống kê sẽ cho câu trả lời về độ khó (Fv), độ phân biệt (DI), của từng câu hỏi và hệ số tin cậy (r) của bài khảo sát.

Để xác định giá trị của bài trắc nghiệm, cần tiến hành các cơng việc sau: - Phân tích câu hỏi: Chúng ta thường so sánh câu trả lời của HS ở mỗi câu so với điểm số chung của toàn bài. Điều chúng ta mong muốn là có nhiều HS ở nhóm giỏi và ít HS ở nhóm kém trả lời đúng mỗi câu hỏi. Nếu kết quả không như mong muốn, chúng ta cần hoàn chỉnh câu hỏi hoặc vấn đề đó chưa được giảng dạy đúng mức. Khi phân tích, chúng tơi áp dụng các cơng thức thống kê để đánh giá: Mức độ khó của câu hỏi, mức độ phân biệt nhóm giỏi và nhóm kém của mỗi câu hỏi, mức

độ lôi cuốn HS của các câu nhiễu.

- Xác định hệ số tin cậy: Một công cụ đo lường được gọi là hữu hiệu khi nó đáp ứng hai chỉ tiêu là độ giá trị và độ tin cậy. Mức độ phù hợp nhau trong kết quả đo lường ở những thời điểm khác nhau với cùng một dụng cụ có thể được biểu thị bằng một hệ số tương quan giữa các số đo. Đây là hệ số tin cậy của dụng cụ, thường có giá trị từ 0 đến 1. Nếu điểm số của HS ở những lần thi khác nhau của cùng một bài trắc nghiệm phân bố giống hệt nhau, và vị trí mỗi HS trên đường phân bố khơng đổi thì hệ số tương quan sẽ bằng 1,0 và bài trắc nghiệm hoàn toàn tin cậy. Để tránh kết quả của những lần thi ảnh hưởng nhau, chúng ta thường chọn hai bài trắc nghiệm tương đương, đều được chọn ngẫu nhiên trong bộ câu hỏi thay vì chỉ dùng một bài trắc nghiệm.

- Sử dụng những câu đạt vào các mục đích khác nhau trong việc dạy kiến thức mới, KTĐG, …

2.4. Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạng MCQ chƣơng Cảm ứng và chƣơng Sinh sản, sinh học 11 THPT

2.4.1. Nghiên cứu nội dung chương II: Cảm ứng và chương IV: Sinh sản, sinh học 11, THPT học 11, THPT

Để xây dựng bộ câu hỏi TNKQ dạng MCQ có giá trị sử dụng trong các khâu của quá trình dạy học, trước tiên GV cần phân tích được cấu trúc nội dung, kiến thức cơ bản và trọng tâm của bài học. Đồng thời GV phải phân chia được các nội dung cơ bản, trọng tâm ra các đơn vị kiến thức, tiến hành lập dàn ý bài học theo cấu trúc hợp lý.

Trong việc phân tích mục tiêu nội dung kiến thức, chủ yếu phân biệt 4 loại nội dung học tập:

+ Những thơng tin mang tính sự kiện mà HS phải nhớ hay nhận ra. + Những khái niệm và ý tưởng mà HS phải giải thích hay minh họa. + Những ý tưởng phức tạp cần được giải thích hay giải nghĩa.

+ Những thơng tin, ý tưởng và kỹ năng cần được ứng dụng hay chuyển dịch vào một tình huống hay hồn cảnh mới.

Trong chương trình Sinh học 11 - THPT, kiến thức phần Chương II và Chương IV nằm trong chương trình học kỳ II bao gồm 19 bài dạy trong đó có 15

bài lý thuyết, 3 bài thực hành và 1 bài ôn tập.

Bảng 2.1. Cấu trúc nội dung kiến thức phần chương II và chương IV sinh học 11 sinh học 11 Chƣơng II CẢM ỨNG A - CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT Bài 23 Hướng động Bài 24 Ứng động Bài 25 Thực hành B – CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT Bài 26 Cảm ứng ở động vật

Bài 27 Cảm ứng ở động vật (tiếp theo) Bài 28 Điện thế nghỉ

Bài 29 Điện thế hoạt động và sự lan truyên xung thần kinh

Bài 30 Truyền tin qua xinap Bài 31 Tập tính của động vật

Bài 32 Tập tính của động vật (tiếp theo)

Bài 33 Thực hành: Xem phim về tập tính của động vật

Chƣơng IV

SINH SẢN

A – SINH SẢN Ở THỰC VẬT

Bài 41 Sinh sản vơ tính ở thực vật Bài 42 Sinh sản hữu tính ở thực vật

Bài 43 Thực hành: Nhân giống vơ tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép

B – SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT

Bài 44 Sinh sản vơ tính ở động vật Bài 45 Sinh sản hữu tính ở động vật Bài 46 Cơ chế điêu hòa sinh sản

Bài 47 Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người

Bài 48 Ôn tập chương II, III và IV

2.4.2. Nghiên cứu mục tiêu chương II: Cảm ứng và chương IV: Sinh sản, sinh học 11, THPT học 11, THPT

Bảng 2.2. Kết quả phân tích mục tiêu chương II: Cảm ứng và chương IV: Sinh sản

Chƣơng Bài Mục tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạy học chương II cảm ứng và chương IV sinh sản sinh học 11, trung học phổ thông luận văn ths sinh học 60 14 10 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)