8. Cấu trúc luận văn
2.1.1. Quan điểm xây dựng chương trình
Chương trình sinh học 12 được xây dựng trên quan điểm hệ thống, là tiếp tục chương trình sinh học 11. Sinh học 11 đã nghiên cứu thế giới sống ở cấp độ cơ thể, sinh học 12 tiếp tục thế giới sống ở cấp độ cao hơn: cấp quần thể, quần xã và hệ sinh thái.
Chương trình sinh học 12 đề cập đến các hiện tượng di truyền, biến dị và tiến hố, mối quan hệ với mơi trường khơng chỉ ở cấp độ quần thể, quần xã mà giới thiệu cơ sở phân tử, tế bào và cơ thể của các hiện tượng đó trên quan điểm xem thế giới sống là hệ thống có tổ chức cao theo thứ bậc lệ thuộc từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao như một thể thống nhất biện chứng trong nội bộ của hệ cũng như giữa hệ với mơi trường ngồi.
Chương trình sinh học 12 thừa kế chương trình sinh học phổ THCS, một số phần có tính chất ơn lại kiến thức ở cấp THCS, nhưng chủ yếu là nâng cao và khái quát hoá, đi sâu vào các cơ chế và quy luật tác động ở cả cấp độ phân tử, tế bào, cơ thể và chủ yếu là ở cấp độ quần thể, quần xã và hệ sinh thái
Chương trình sinh học 12 mang tính tổng kết những vấn đề quan trọng của sinh học bậc THCS và THPT đồng thời là nội dung chủ yếu để thi tốt nghiệp THPT.
Chương trình sinh học 12 mang tính thực tiễn cao phục vụ cho sản xuất, nông lâm như nghiệp, cho y dược, cho công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên cũng như liên quan nhiều đến con người và xã hội lồi người.
2.1.2. Đặc điểm chương trình Sinh học 12
Chương trình sinh hoc 12 hiện hành khác với chương trình sinh học 12 cũ ở chỗ: phần di truyền học bao gồm cơ sở phân tử, tế bào, cơ thể và
quần thể của di truyền biến dị được xếp thống nhất vào một phần. Phần nguồn gốc và tiến hoá của sự sống (kể cả nguồn gốc và tiến hố của lồi người) được xếp thống nhất vào một phần. Phần cuối cùng là phần sinh thái học được xếp riêng thành một phần. Cách bố trí các phần như vậy ở lớp 12 thể hiện tính thống nhất logic của chương trình mơn Sinh học ở cấp THPT theo quan điểm của Sinh học hiện đại: thế giới sống là thế giới tổ chức theo cấp bậc từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp và được giới thiệu liên thông từ lớp 10 đén lớp 12: lớp 10 sinh học phân tử và tế bào, lớp 11 sinh học cơ thể và lớp 12 sinh học quần thể, quần xã và hệ sinh thái. Sự phân bố chương trình như vậy khơng chỉ phù hợp với tính khách quan của đối tượng nghiên cứu mà còn phù hợp với tính logic của qui luật nhận thức là đi từ thấp đến cao từ đơn giản đến phức tạp làm cho học sinh dễ dàng tiếp thu và vận dụng kiến thức có tư duy chứ khơng máy móc áp đặt.
Chương trình Sinh học 12 tiếp tục chương trình sinh học của cấp THCS, ở cấp THSC học sinh đã được học di truyền, biến dị, tiến hoá và sinh thái học nhưng ở mức độ giới thiệu các hiện tượng và cơ sở vật chất của chúng trên các nhóm đối tượng cơ thể chứ khơng đi sâu vào cơ chế, quy luật chung. Ở bậc THPT các kiến thức này đã được đi sâu thêm, nâng cao đồng thời thể hiện tính khái qt hố về những quy luật đặc trưng nhất cho tồn bộ thế giới sống. Ví dụ: Các quy luật của Menden ở cấp THCS, lớp 9 đã được giới thiệu ở mức đơn giản là trình bày các thí nghiệm của Menden và trình bày nội dung quy luật, nhưng ở lớp12 các thí nghiệm và nội dung quy luật được giới thiệu lại dưới góc độ chi tiết hơn, đi sâu hơn và được nâng cao khái quát hoá ở chỗ đi sâu vào cơ sở tế bào học của chúng. Cũng vì vậy, để thực hiện được những ý đồ đó của chương trình Sinh học 12 là nâng cao, khái qt hố trên cơ sở kiến thức THCS, giáo viên cần lưu ý cho học sinh ôn tập lại kiến thức THCS để có thể tiếp thu được kiến thức mới, tránh tình trạng dạy trùng lặp và gây quá tải cho việc thực hiện chương trình.
Chương trình Sinh học 12 giới thiệu sinh học cấp quần thể, quần xã, hệ sinh thái, nhưng lại có phần di truyền, biến dị và tiến hố là thể hiện tính logic và khái quát hoá ở chỗ; di truyền, biến dị và tiến hoá là những hiện tượng mang tính đặc trưng cho thế giới sống ở mức độ quần thể, quần xã. nếu khơng có di truyền biến dị sẽ khơng có tiến hố và tiến hoá thể hiện ở đơn vị quần thể: biến dị và di truyền trong vốn gen của quần thể (di truyền quần thể). Muốn hiểu được di truyền và biến dị ở cấp độ quần thể phải hiểu được di truyền và biến dị ở cấp độ cá thể (cơ thể), cấp độ tế bào và cấp độ phân tử. Như vậy ta có thể hiểu vì sao ở chương trình lớp 12 lại giới thiệu cơ sở phân tử, tế bào và cơ thể của di truyền biến dị cũng như tiến hố. Đó cũng là thể hiện quan điểm hệ thống sống là hệ tổ chức cao theo cấp bậc lệ thuộc. Điều này cũng được khái quát và thể hiện ở chương trình lớp 12. Ví dụ khi phân tích gen, hệ gen, nhiễm sắc thể (cấp độ phân tử và tế bào) để dẫn tới nguyên tắc kiểu gen quy định kiểu hình (kiểu gen→ kiểu hình→ cấp độ cơ thể) cần phải nêu ngay dưới tác động của môi trường (sinh thái học ở cấp độ cơ thể), dẫn đến vốn gen và biến dị di truyền trong vốn gen (cấp độ quần thể) dưới tác động của các nhân tố sinh thái, địa lý...(sinh thái học quần thể.)
Chương trình Sinh học 12 thể hiện tính cơ bản và hiện đại ở chỗ trình bày tổng kết hệ thống sống như là hệ có tổ chức cao theo cấp bậc lệ thuộc không phải riêng lẻ theo đối tượng sinh vật, theo cấu trúc hay chức năng riêng lẻ mà theo một logic thống nhất: theo thứ tự cấp bậc tổ chức từ phân tử, tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã thông suốt qua các đặc điểm điển hình nhất của sự sống là di truyền, biến dị và tiến hoá trong mối tương quan mật thiết với môi trường sống (sinh thái học).
Chương trình Sinh học 12 thể hiện tính thực tiễn cao ở chỗ các kiến thức đều được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống xã hội thuộc những vấn đề cực kì quan trọng như bảo vệ vốn gen, bảo vệ môi trường và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên.