8. Cấu trúc luận văn
2.2. Tích hợp tốn học trong dạy học Sinh học 12
2.2.1. Quy trình dạy học tích hợp
Nhằm phát triển năng lực ở người học , để q trình dạy học tích hợp được hiệu quả, người GV cần có một kế hoạch dạy học cụ thể. Trước tiên, cần xác định rõ mục tiêu tích hợp, tìm vấn đề tích hợp, xác định mức độ tích hợp và chọn thời điểm tích hợp hợp lý.
Về hình thức, tích hợp có thể được thực hiện thơng qua câu hỏi chứa đựng nội dung tích hợp, tích hợp thơng qua bài giảng của GV, tích hợp thơng qua phần củng cố cuối bài học, tích hợp thong qua giao các bài tập cho HS.
2.2.1.1. Xác định mục đích tích hợp
Mục đích dạy học tích hợp các kiến thức thuộc bộ mơn Tốn học vào bài giảng Sinh học nhằm làm sáng tỏ bản chất quá trình Sinh học, các quy luật Sinh học. Kiến thức thuộc các bộ mơn khác nhau có mối quan hệ mật thiết với nhau, có sự bổ sung kiến thức cho nhau. Qua đó người học có thể hiểu rõ hơn bản chất của vấn đề.
2.2.1.2. Tìm các nội dung tích hợp
Tích hợp kiến thức bài học với các kiến thức toán học liên quan là thế mạnh của dạy học tích hợp trong Sinh học vì sinh học là mơn khoa học thực nghiệm có mối quan hệ mật thiết với các bộ môn khác. Tuy nhiên, nội dung tích hợp phải phù hợp và thực sự cần thiết, khơng nên lạm dụng tích hợp làm mất đi đặc trưng của môn học.
2.2.1.3. Xác định mức độ tích hợp
Mức độ tích hợp phải dựa trên nội dung tích hợp. Khi chọn được nội dung tích hợp sẽ xác định được mức độ tích hợp. Khi tích hợp cần tránh sự quá tải, lặp lại kiến thức, mất đi đặc trưng của bộ môn.
2.2.1.4. Tổ chức dạy học theo nội dung tích hợp đã xác định.