mây tre đan của Việt Nam giai đoạn 2016-2021
2.1.1. Tình hình sản xuất của các doanh nghiệp trong nước
Mây tre đan là mặt hàng thủ cơng mỹ nghệ có nguồn gốc lâu đời, thương hiệu mây tre đan của Việt Nam ngày càng được mở rộng và nâng cao vị thế. Hiện nay, cả nước có 723 làng nghề chế biến mây, tre đan và hơn 1,000 doanh nghiệp tham gia sản xuất và xuất khẩu mặt hàng này, thu hút 350,000 lao động với các làng nghề SX nổi tiếng như: Phú Nghĩa, nón Chng, làng Vát, Chàng Sơn, Phú Túc, nón Huế... Trong đó khu vực phía Bắc và miền Trung tập trung nhiều về các sản phẩm mây tre lá và cói, cịn khu vực Tây Nam Bộ tập trung nhiều các sản phẩm về bèo tây, lá bng. Tuy có nhiều tiềm năng, lợi thế để trồng và phát triển tre nứa, luồng, song mây nhưng hiện Việt Nam vẫn phải nhập khẩu nhóm nguyên liệu này cho sản xuất chế biến từ một số nước trong khu vực Nguồn nguyên liệu được xuất phát từ những địa bàn có rừng ở miền núi phía Bắc ( Hịa Bình, Sơn La, Tun Quang, Thái Ngun,..); miền Trung (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,…); Tây Nguyên (Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng,…); Đơng Nam Bộ (Đồng Nai, Bình Dương) v.v. Ngồi ra, nguồn nguyên liệu nhập khẩu là nguồn cung cấp nguyên liệu bổ sung cho sự thiếu hụt của nguyên liệu trong nước, chiếm khoảng 10% tổng nhu cầu về nguyên liệu, chủ yếu là các nguyên liệu như mây, song, giang,… để làm các sản phẩm mây tre đan cao cấp. Nguyên liệu được nhập khẩu từ Lào, Campuchia, Indonesia,… sau đó tập kết hàng tại kho bãi của các cơng ty rồi vận chuyển về các làng nghề có sử dụng mây tre đan, các cơ sở sản xuất mây tre đan ở khắp cả nước, nổi bật là một số làng nghề mây tre đan truyền thống của Hà Nội như Phú Nghĩa, Ninh Sở hay Phú Túc. Hiện có Dự án “Phát triển bền vững chuỗi giá trị nghêu và tre tại Việt Nam” trị giá 4,3 triệu Euro do EU và Oxfarm đồng tài trợ được thực hiện trong 4 năm (2018 – 2022) tại 5 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Bến Tre, Trà Vinh và Tiền Giang. Dự án đang mang lại lợi ích cho 150 nhóm sản xuất trồng tre với 35,000 thành viên và 60 doanh nghiệp chế biến mây tre vừa và nhỏ.
Tình hình SX thu mua mây tre của các doanh nghiệp, hợp tác xã của Việt Nam là rất lớn. Đây cũng là cơ hội cũng như thách thức trong khâu thu mua nguyên liệu SX, nhưng hơn hết để gia nhập vào thị trường quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam
cần chủ động tìm nguồn cung ổn định và phải chiếm thị phần lớn trong khâu xuất khẩu hơn nữa để cạnh tranh và phát triển đất nước bền vững.
Với hơn 5,000 làng nghề và làng có nghề trên cả nước đã tạo việc làm cho khoảng 11 triệu lao động nông thôn. Các sản phẩm làng nghề của cả nước đã xuất khẩu sang khoảng 160 quốc gia, vùng lãnh thổ, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,7 tỷ USD/năm. Điều này đã tạo thêm “lực đẩy” để phát triển các mặt hàng TCMN của làng nghề, có ý nghĩa quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng thơn, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
2.1.2. Tình hình xuất khẩu mây tre đan giai đoạn 2016-2021
Các ngành nghề mây, tre đan, lá, thêu dệt, gốm sứ mỹ nghệ trong nhưng năm gần đây đã có những bước phát triển, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội ở nông thơn theo định hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Tuy trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 nhưng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này vẫn tăng cao.
Bảng 2.1: Tình hình xuất khẩu mặt hàng TCMN mây tre đan Việt Nam ra thị trường thế giới giai đoạn 2016-2021
Năm Kim ngạch XK ra thế giới (triệu USD)
2016 262,8 2017 271,9 2018 347,7 2019 483,6 2020 610,7 2021 878,5
Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng TCMN mây tre đan Việt Nam ra thị trường thế giới giai đoạn 2016-2021
( Nguồn: Tởng cục thống kê)
Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng TCMN mây tre đan Việt Nam ra thị trường thế giới giai đoạn 2016-2021 trung bình đạt gần 476 triệu USD và có xu hướng tăng lên qua từng năm. Kim ngạch XK từ năm 2016 đến năm 2018 đạt mức trung bình khoảng 295 triệu USD và có sự tăng nhẹ một cách ổn định qua từng năm nhưng khơng đáng kể. Ngun nhân có thể do vẫn cịn tồn đọng nhiều hạn chế trong việc xuất khẩu mặt hàng TCMN mây tre đan truyền thống của Việt Nam ra thị trường thế giới và do chưa áp dụng một cách hiệu quả TMĐT vào xuất khẩu mặt hàng này. Năm 2019, kim ngạch XK đạt hơn 483 triệu USD, tăng mạnh 39% so với kim ngạch XK của năm 2018. Cuối năm 2019 đầu năm 2020, đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, kim ngạch XK mặt hàng này năm 2020 đạt mức kỷ lục hơn 610 triệu USD hay tăng 26.3% so với năm 2019 bất chấp dịch bệnh Covid-19 hoành hành. Năm 2021, mặc dù dịch Covid- 19 bùng phát mạnh, nhiều tỉnh, thành phố phải giãn cách xã hội kéo dài, nhưng xuất khẩu sản phẩm mây, tre đan của Việt Nam vẫn tăng trưởng mạnh. Kim ngạch XK mặt hàng này năm 2021 đạt 878,5 triệu USD, tăng 43.9% so với năm 2020. Sự tăng trưởng này có thể do xu hướng sử dụng sản phẩm làm từ nguyên liệu tự nhiên, thân thiện với môi trường của người tiêu dùng thay thế cho các sản phẩm làm từ nhựa. Cùng với đó là các cơ sở sản xuất đã khắc phục những hạn chế, khó khăn và từng
3.5 27.9 39.1 26.1 43.9 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 2017 2018 2019 2020 2021 % Tốc độ tăng trưởng
bước áp dụng TMĐT vào hoạt động xuất khẩu mặt hàng truyền thống TCMN mây tre đan Việt Nam.
Việc thực thi các hiệp định thương mại tự do (FTA) như: EVFTA, CPTPP, RCEP… đang mở ra rất nhiều cơ hội xuất khẩu cho các sản phẩm mây, tre, cói, thảm, nhất là tại thị trường có sức tiêu thụ lớn trên thế giới như châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản...
Sản phẩm mây, tre, đan của Việt Nam có khả năng chiếm lĩnh được 10 – 15% thị phần trên thị trường thế giới. Dự báo, xuất khẩu mây, tre đan của Việt Nam trong năm 2022 sẽ tăng khoảng 20 – 30% so với năm 2021, vượt mức kim ngạch 1 tỷ USD.
Biểu đồ 2.2: Top 5 quốc gia nhập khẩu mặt hàng TCMN mây tre đan từ Việt Nam 2020-2021 (triệu USD)
(Nguồn: Tổng cục thống kê )
Theo biểu đồ 2.2, Hoa Kỳ là quốc gia dẫn đầu trong việc nhập khẩu mặt hàng mây tre cói, thảm Việt Nam năm 2020-2021 với kim ngạch XK từng năm lần lượt là 228,5 và 373,9 triệu USD. Đứng thứ 2 là Nhật Bản với kim ngạch XK đạt 67,8 triệu USD năm 2021, tăng 11 % so với năm 2020. Tiếp theo đó là thị trường Đức (41,6 triệu USD), Anh (40,1 triệu USD) và Úc (25,9 triệu USD) lần lượt đứng vị trí thứ ba, thứ tư và thứ 5. Nhìn chung, kim ngạch XK mây tre đan ở thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Anh và Úc năm 2021 đều tăng lên lần lượt là 63.6%, 11%, 12.1%, 56.4% và 2.0% so với kim ngạch XK năm 2020. Trong những năm gần đây, nhu cầu về mặt
228,5 61,1 37,1 25,7 25,4 373,9 67,8 41,6 40,2 25,9 0 50 100 150 200 250 300 350 400
Hoa Kỳ Nhật Bản Đức Vương quốc Anh Ô-xtrây-li-a
hàng mây tre đan của Việt Nam ở thị trường Hoa Kỳ tăng lên một cách chóng mặt. Đây chính là cơ hội cho Việt Nam vì tiềm năng ở thị trường Hoa Kỳ là rất lớn, doanh nghiệp và chính phủ cần có những biện pháp để đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng mây tre đan sang thị trường Hoa Kỳ trong những năm tiếp theo, khi mà nền kinh tế thế giới phục hồi sau khủng hoảng đại dịch Covid-19.
2.2. Giới thiệu về thị trường mây tren đan Hoa Kỳ và thực trạng xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ mây tre đan Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ
2.2.1. Giới thiệu chung về thị trường Hoa Kỳ
Kinh tế - Chính trị
Hoa Kỳ là một cường quốc kinh tế hàng đầu trên thế giới. Thị trường Hoa Kỳ là một thị trường đầy hấp dẫn với bất kì doanh nghiệp nào. Nền kinh tế Hoa Kỳ là nền kinh tế lớn nhất thế giới với nền công nghiệp hùng mạnh, nông nghiệp hiện đại và là trung tâm thương mại, tài chính của thế giới.
Kinh tế Hoa Kỳ có quy mô lớn nhất thế giới, phát triển nhờ nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có, hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển đồng bộ và năng suất lao động cao, GDP danh nghĩa đạt 22,93 nghìn tỉ USD trong năm 2021. Đây là một nền kinh tế hỗn hợp, nơi mà các cơng ty, các tập đồn lớn và các cơng ty tư nhân là những thành phần chính của nền kinh tế vi mơ, ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế của Hoa Kỳ. Năm 2021, kinh tế Hoa Kỳ cũng duy trì được năng suất lao động cao, GDP bình quân đầu người cao, khoảng 69,000 USD, mặc dù chưa phải cao nhất trên thế giới. Kinh tế Hoa Kỳ có mức độ tăng trưởng kinh tế vừa phải (2.2%), tỉ lệ thất nghiệp thấp (3.5%), trình độ khoa học kỹ thuật, cơng nghệ, khả năng nghiên cứu, và đầu tư vốn cao. Các mối quan tâm chính trong nền kinh tế Hoa Kỳ gồm nợ quốc gia, nợ nước ngoài, nợ của người tiêu dùng, tỉ lệ tiết kiệm thấp, và sự thâm hụt tài chính lớn.
Hoa Kỳ là một quốc gia đa đảng, đa văn hóa và đa sắc tộc, vì vậy tiềm năng của thị trường này là rất lớn. Trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát ở Hoa Kỳ, Tổng thống Donald Trump có nhiều lợi thế trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng nhiệm kỳ thứ hai, tốc độ phát triển của nền kinh tế Hoa Kỳ có những tiến triển đáng kể, tỷ lệ thất nghiệp ở Hoa Kỳ giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 50 năm. Tuy nhiên, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, khiến những thành quả từ đầu nhiệm kỳ của ông Trump trong hai lĩnh vực này bị xóa nhịa. Khi đại dịch Covid-19 xảy ra, các biện pháp khẩn cấp cần thiết đã làm gia tăng mức thâm hụt liên bang. Hành động quyết liệt của Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) mặc dù đã giúp thị trường chứng khoán phục hồi, nhưng tỷ lệ thất nghiệp ở Hoa Kỳ vẫn khơng có dấu hiệu giảm (6,7%). Ngoài tỷ lệ thất nghiệp tăng cao và tăng trưởng GDP đi xuống, nền kinh tế Mỹ được
cảnh báo có thể rơi vào một đợt suy thối sâu và tăng trưởng âm trong quý I-2021. Các thách thức khác như bất bình đẳng xã hội ngày càng trầm trọng, nợ quốc gia tăng, quan hệ thương mại quốc tế xấu đi… cũng gây sức ép rất lớn đối với chính quyền của Tổng thống Joe Biden.
Sức mạnh phục hồi kinh tế của Hoa Kỳ phụ thuộc vào mức độ hiệu quả của công tác phịng, chống và kiểm sốt dịch bệnh Covid-19 và vấn đề quan trọng là phải tạo niềm tin cho người dân về sự an tồn của việc khơi phục các hoạt động kinh tế - xã hội. Đảng Dân chủ và Tổng thống Joe Biden đã đưa ra chính sách và có kế hoạch phục hồi kinh tế, hy vọng phục hồi nước Hoa Kỳ sau thảm họa kinh tế; đồng thời, đưa đất nước bước sang giai đoạn chuyển biến căn bản trong những thập niên tới.
Chính sách thương mại
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, khi Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (Mỹ) đã mang lại những kết quả tốt đẹp trong quan hệ thương mại của hai nước và đặc biệt khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO, hàng hóa của Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội hơn tại thị trường Hoa Kỳ. Tuy nhiên để đạt được những mục tiêu đã đặt ra địi hỏi phải có sự cố gắng rất nhiều từ phía các cơ quan Nhà nước, Chính phủ và từ phía các doanh nghiệp, chúng ta cần phải hiểu mình đang đứng ở vị trí nào, và đứng ở đâu tại thị trường này, từ đó mới có thể đưa ra những định hướng phát triển trong những giai đoạn tới.
Trong những năm gần đây, quan hệ giữa hai nước phát triển theo chiều hướng tích cực, tuy nhiên trên thực tế mối quan hệ này vẫn đang phải chịu rất nhiều tác động chủ quan và khách quan. Vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam phải thực hiện liên kết với nhau về mặt sản xuất thậm chí sát nhập để có thể trở thành đối tác sản xuất chiến lược lâu dài ổn định của các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ.
Dung lượng thị trường
Hoa Kỳ là một thị trường có sức hấp dẫn khơng nhỏ với tất cả các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Theo số liệu của Bộ Công thương, quý 4/2021, ngành mây tre đan Việt Nam xuất khẩu được 101 triệu USD. Thị trường chính vẫn là Hoa Kỳ, Nhật Bản và châu Âu. Đáng chú ý là giá trị xuất khẩu sang các thị trường này đều tăng, trong đó thị trường Hoa Kỳ tăng cao nhất.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói, thảm trong tháng 12/2020 đạt mức cao kỷ lục, đạt 68,69 triệu USD, tăng 34.4% so với tháng 12/2019. Tính trong năm 2020, xuất khẩu thảm sang thị trường Hoa Kỳ chiếm tới 44% tổng kim ngạch xuất khẩu thảm của cả nước, tăng 140,0% so với năm 2019 và hiện đang dẫn đầu về lượng nhập khẩu hàng TCMN mây tre đan nước ta.
Tập quán và thị hiếu tiêu dùng
Nhu cầu của thị trường Hoa Kỳ đối với hàng thủ cơng mỹ nghệ nói chung, hàng mây tre đan nói riêng cịn rất lớn và đa dạng, hàng rào về hành vi và thói quen tiêu dùng cũng rất đa dạng, phong phú nhưng nhìn chung là yêu cầu cao về chất lượng, vẫn tồn tại xu hướng đánh giá thấp hàng nhập khẩu từ các quốc gia đang phát triển.
Năm 2020 là thời điểm thị trường thủ cơng mỹ nghệ có sự phát triển mạnh. Để giải tỏa căng thẳng và áp lực từ ảnh hưởng bởi đại dịch toàn cầu, người tiêu dùng Hoa Kỳ đã bắt đầu quan tâm đến ngơi nhà của mình nhiều hơn. Họ trang trí hoặc cải thiện không gian tổ ấm bằng nhiều loại đồ thủ công khác nhau. Dẫn đến việc gia tăng sự phổ biến đối với các mặt hàng TCMN.
Có thể thấy người Hoa Kỳ u thích trang trí cho ngơi nhà của mình, họ ưa chuộng những sản phẩm độc lạ để thể hiện lên nét cá tính bản thân. Hiểu được nhu cầu của thị trường sẽ giúp cho các doanh nghiệp có một chiến lược kinh doanh phù hợp, chuẩn bị cho việc sản xuất và xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Tại thị trường Hoa Kỳ, người tiêu dùng tin vào các nguồn thơng tin được cơng bố chính thức, đầy đủ, họ cũng thường xuyên cập nhật, nắm bắt thơng tin về tình hình x́t nhập khẩu của nước mình. Người tiêu dùng Hoa Kỳ khá hiện đại và thực tế. Họ luôn quan tâm đến mẫu mã, nguồn gốc sản phẩm, chất lượng sản phẩm cũng như giá trị sử dụng, độ bền, tính nghệ thuật và thẩm mỹ của sản phẩm. Vấn đề chủ yếu của hàng TCMN mây tre đan là chưa phù hợp với thị hiếu của người Hoa Kỳ. Các chuyên gia khuyến cáo rằng nhiều nhà sản xuất ở Việt Nam hay nhấn mạnh đến tính dân tộc hoặc văn hóa của sản phẩm, nhưng những đặc tính này có thể có giá trị đối với dân tộc hoặc nền văn hóa này, song lại khơng có ý nghĩa gì đối với một dân tộc hoặc nền văn hóa khác.
Vì vậy mà các chun gia nghiên cứu đã khuyên nhà sản xuất Việt Nam nên nghiên cứu giá trị nghệ thuật và đặc tính văn hóa của các dân tộc ở Hoa Kỳ để lồng