Nam vào xuất khẩu mặt hàng mây tre đan sang thị trường Hoa Kỳ
2.5.1. Những thành tựu
Đơn giản hóa trùn thơng và thay đổi các mới quan hệ
Thương mại điện tử giúp rút ngắn khoảng cách giữa nhà sản xuất mặt hàng TCMN với người tiêu dùng cuối cùng. Đa số các giao dịch được thực hiện theo hình thức trực tiếp từ người bán tới người mua thông qua phương tiện điện tử giúp cho nhà sản xuất Việt Nam có thể hiểu người tiêu dùng Hoa Kỳ hơn vì các thơng tin truyền đi rất nhanh chóng. Với thương mại điện tử thì khơng cịn biên giới trong việc trao đổi và mua bán hàng hóa. Nhờ thế người tiêu dùng có thể nêu ra ý kiến của mình, phản hồi thơng tin tới nhà sản xuất một cách nhanh nhất để nhà sản xuất có thể điều chỉnh cho phù hợp. Nhờ đặc tính về khả năng lan truyền thông qua mạng truyền thông của mình mà thương mại điện tử đã làm thay đổi các mối quan hệ thương mại. Đưa đến sự đơn giản, tiện lợi cho người mua và giúp ích rất nhiều cho người bán.
Nắm được thông tin phong phú
Việc nắm được thơng tin phong phú là lợi ích của thương mại điện tử mang đến cho cả người mua và người bán.
- Đối với người mua Hoa Kỳ thì họ khơng chỉ được tiếp xúc với một người bán duy nhất mà với rất nhiều người bán Việt Nam. Họ có thể sử dụng những thông tin về giá cả, chất lượng, mẫu mã, dịch vụ của doanh nghiệp Việt Nam này so sánh với doanh nghiệp Việt Nam khác cùng cung ứng sản phẩm tương tự. Hoặc có thể so sánh sản phẩm giữa các quốc gia với nhau. Ví dụ có thể so sánh hàng TCMN mây tre đan của Việt Nam với hàng TCMN mây tre đan của Trung Quốc. Mạng truyền thơng tồn cầu đã giúp người tiêu dung có thêm nhiều thơng tin vượt ra ngoài biên giới của quốc gia và có thêm sự lựa chọn. Mặt khác, người tiêu dùng cịn có thể biết thêm nhiều thơng tin của nhà sản xuất hàng TCMN mây tre đan về chất lượng sản phẩm, uy tín, khả năng tài chính... Những điều đó chỉ có thương mại điện tử mới đem lại một cách nhanh chóng được. Thơng tin phong phú về thị trường giúp ích cho người mua nhưng bên cạnh đó cịn có những thơng tin khơng chính xác cho nên khi đọc thơng tin cần tìm đến các nguồn đáng tin cậy.
- Với nhà sản xuất thì qua thương mại điện tử họ có thể nhận biết được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. Người tiêu dùng, khách hàng là những người quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Họ là người trả lương và nuôi sống doanh nghiệp. Chỉ khi đáp ứng được nhu cầu của họ nhà sản xuất mới có thể đứng vững và tiếp tục cạnh tranh trên thị trường. Có thể sử dụng các phương tiện marketing qua mạng với việc giới thiệu hình ảnh độc đáo, cuốn hút người mua. Với hệ thống website của mình họ có thể thu thập thơng tin một cách nhanh nhất với các bảng thăm dò ý kiến khách hàng.
Giảm chi phí sản xuất
Việc giảm chi phí sản xuất là mục tiêu của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm nói chung và với sản phẩm TCMN mây tre đan nói riêng. Giảm chi phí sản x́t sẽ giảm được giá bán hàng hóa và thu hút được nhiều khách hàng hơn. Nhờ thương mại điện tử mà các doanh nghiệp có thể tối thiểu hóa các chi phí đầu vào của mình. Thơng qua TMĐT doanh nghiệp tìm ra được các nguồn thay thế phù hợp. Sẽ không phải chi quá nhiều tiền cho việc dự trữ và lưu kho.
TMĐT còn giúp doanh nghiệp giảm chi phí văn phịng. Các văn phịng khơng giấy tờ chiếm diện tích nhỏ hơn rất nhiều, chi phí tìm kiếm, chuyển giao tài liệu giảm nhiều lần. Trong đó khâu in ấn gần như được bỏ hẳn. Điều quan trọng hơn là các nhân viên có năng lực được giải phóng khỏi nhiều cơng đoạn, giúp họ có thể tập trung vào nghiên cứu phát triển, sẽ đưa đến lợi ích lâu dài cho kinh doanh nếu nhìn từ góc độ chiến lược.
Giảm chi phí bán hàng và tiếp thị
Với các doanh nghiệp sản xuất họ phải tối ưu hóa các yếu tố đầu vào giảm thiểu các chi phí để cạnh tranh. Bán hàng và tiếp thị là khâu quan trọng quyết định sự sống còn của doanh nghiệp trên thương trường. Với việc hình thành cửa hàng ảo trên mạng thì doang nghiệp khơng cần xây dựng thêm mạng lưới bán hàng và giảm được chi phí bán hàng. Bên cạnh đó trước đây tiếp thị là phải lên mặt báo, ti vi, mở những chương trình lớn thì nay với thương mại điện tử với cách sử dụng tốt điện tử vào thương mại sẽ giảm được chi phí tiếp thị.
Số tiền lập website và duy trì hoạt động của nó là khơng đáng kể so với lợi ích mà nó mang lại. Nhưng cần phải có những ý tưởng hay để làm mới và thu hút khách hàng. Lượng nhân cơng tham gia vào các q trình bán hàng và tiếp thị sẽ được giảm một cách đáng kể. Như thế sẽ giúp doanh nghiệp giảm được chi phí bán hàng và tiếp thị bên cạnh đó sẽ có thêm tiền để đầu tư vào đổi mới cơng nghệ làm mới sản phẩm.
Giảm chi phí giao dịch
- Đối với người mua: thay vì đến các cửa hàng để mua bán thì giờ đây họ có thể ngồi nhà và giao dịch qua điện thoại, fax, email. Không tốn thời gian giao dịch, mặc cả, đi lại và các vấn đề liên quan. Không phải giao dịch qua người thứ ba nên mọi thắc mắc được giải đáp một cách nhanh chóng và thỏa đáng hơn. Trong thời gian diễn ra giao dịch họ có thể kiếm ra được nhiều tiền và thời gian khơng bị lãng phí.
- Đối với người bán: cũng không phải tốn đến các chi phí liên quan đến giao dịch, khơng cần tiền thuê nhân viên bán hàng và nhân viên phục vụ khách hàng trực tiếp. Một người có thể làm cùng một lúc được nhiều cơng việc. Với những giao dịch lớn sẽ đỡ tốn chi phí đi lại, chi phí ăn ở để tìm hiểu thị sát tình hình. Hiện nay trên thế giới đã có những cuộc giao dịch và đàm phán dẫn tới viếc kí kết những hợp đồng lớn mà các đối tác không trực tiếp gặp măt nhau. Họ dùng các phương tiện điện tử hiện đại để giao dịch làm ăn với nhau. Có nhiều hợp đồng lớn cũng đã được kí thơng qua những cuộc giao dịch như vậy. Chính việc rút ngắn khoảng cách giữa biên giới quốc gia đã giúp cho TMĐT giảm được chi phí giao dịch.
Tạo điều kiện sớm tiếp cận kinh tế số
TMĐT theo nghĩa hẹp là việc sử dụng các phương tiện điện tử để mua, bán, trao đổi hàng hóa. Như vậy, muốn có TMĐT phải có các phương tiện điện tử, cơ sở hạ tầng công nghệ. Với sự phát triển của cơng nghệ thơng tin như hiện nay thì thời kỳ số hóa đang đến gần. Nền kinh tế số là nền kinh tế đang phát triển và sẽ phát triển tới đỉnh cao. Với xu hướng chung của thế giới như thế thì Việt Nam cũng đang dần tiến bộ. Và TMĐT đã và đang tạo điều kiện cho chúng ta sớm tiếp cận nền kinh tế số - nền kinh tế của một tương lai không xa.
2.5.2. Những hạn chế
Hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu hàng TCMN mây tre đan đã có website để giới thiệu sản phẩm. Tuy nhiên, nhìn chung số lượng website giới thiệu sản phẩm thì rất nhiều nhưng hiệu quả chưa cao. Đó là do thương mại điện tử chưa trở thành hình thức giao dịch mua bán phổ biến ở nước ta. Nên mức độ am hiểu và sự tin tưởng vào thương mại điển tử là còn hạn chế. Các doanh nghiệp chưa thực sự áp dụng TMĐT vào việc xuất khẩu mặt hàng TCMN mây tre đan này. Đầu tư vào công nghệ một cách hời hợt, làm theo phong trào và theo một xu hướng chứ chưa định hướng lâu dài và thực sự chưa coi trọng TMĐT. Hàng TCMN Việt Nam có khả năng phát triển rất lớn và chúng ta đang gặp những khó khăn về quảng bá hình ảnh, thay đổi mẫu mã, kiểu dáng. Hiện chúng ta chủ yếu thiết kế theo tính chất truyền thống, làm các mặt hàng đã có q trình sử dụng từ trước theo kinh nghiệm chứ chưa tiếp cận hay hấp thụ được các yêu cầu sử dụng của thị trường thế giới. Hiện đa phần các làng nghề chỉ sản xuất gia công theo mẫu thiết kế của nước ngồi. Chỉ có một số ít DN đầu tư cho thiết kế
và hoàn thiện một sản phẩm từ khâu đầu tiên cho đến khâu cuối cùng, mang thương hiệu của mình. Mà những điều đó lại dễ dàng được khắc phục nhờ TMĐT. Do tính tồn cầu của mình nên TMĐT có thể giới thiệu các măt hàng ra phạm vi tồn thế giới, có thể tìm hiểu từng thị trường mà doanh nghiệp muốn và chi phí cho những việc đó khơng đáng kể. Vậy mà, vào website giới thiệu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam một lần và sau đó hơn nửa năm sau vào xem lại thì hình ảnh vẫn thế. Các website thành lập xong thì bỏ lại đó, khơng chăm sóc và cung cấp thơng tin thường xun. Chính doanh nghiệp cũng khơng coi trọng nguồn lực của mình chắc chắn người xem cũng chỉ lướt qua và không bao giờ quay lại.
Giới thiệu, trao đổi, mua bán hàng TCMN qua mạng không được phát triển một phần là do đặc thù của ngành hàng: người mua hàng muốn tự tay cầm và tận mắt chiêm ngưỡng sản phẩm hơn là những hình ảnh có thể đã được chỉnh sửa và đưa lên mạng. Nhưng điều quan trọng hơn là do mức độ tin tưởng của người dân, thói quen tiêu dung và TMĐT cịn có nhiều bất cập đối với người sử dụng, đó là việc đặt hàng thì dễ nhưng thanh tốn và giao hàng thì khó: Việc đặt hàng chỉ cần vào website và lựa chọn một mặt hàng hoặc giỏ hàng cho mình cùng tổng tiền phải trả cho lô hàng đã chọn. Việc đặt hàng là cực kì đơn giản và thuận tiện. Mọi giao dịch về đặt hàng diễn ra rất thuận tiện nhưng để hàng đến tay mình thì phải thanh tốn và giao hàng.
Việc thanh toán ở nước ngồi là một việc diễn ra rất nhanh chóng và khơng gây khó khăn cho người sử dụng nhưng ở Việt Nam việc thanh tốn lại khơng mang tính chất TMĐT. Các doanh nghiệp mới chỉ chấp nhận các loại thẻ thanh tốn quốc tế như Visa, Master card; cịn lại phải chuyển khoản. Và cũng khơng có loại thẻ thanh tốn với mệnh giá nhỏ. Đối với khách hàng quốc tế cũng vậy, những khách hàng lớn và có tài khoản ở những ngân hàng quốc tế thì việc thanh tốn khơng có gì là khó khăn. Nhưng chúng ta đã bỏ qua nhu cầu của những người yêu thích hàng TCMN Việt Nam mà số lượng họ mua khơng nhiều, khơng tập trung. Chính hình thức thanh tốn khó khăn đã làm giảm nhiều lượng khách hàng này. Đây không phải là khách hàng trọng tâm của doanh nghiệp nhưng họ lại là những người giúp cho hàng TCMN Việt Nam được giới thiệu và quảng bá rộng rãi trên thế giới.
Hành lang pháp lý về TMĐT là chưa có. Những vấn đề bất cập khi cung cấp thông tin, tên tuổi, địa chỉ, số thẻ gây cảm giác khơng an tồn cho người sử dụng. Cần phải có một hành lang pháp lý để bảo đảm cho các hoạt động của TMĐT ở Việt Nam diễn ra ít bị vướng mắc, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh phát triển được TMĐT. Khi tham gia TMĐT, các doanh nghiệp nước ngồi khơng được đảm bảo về các điều kiện an tồn, bảo mật thơng tin.
Như vậy, ngành TMĐT ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa phát triển theo kịp trình độ phát triển của khu vực và khả năng phát triển của chính mình. Đó chính là do lịng
tin của khách hàng vào Internet, giao dịch điện tử chưa cao và doanh nghiệp cũng chưa tạo dựng được niềm tin với khách hàng của mình. Hàng TCMN là một mặt hàng đem lại giá trị lớn khi xuất khẩu. TMĐT đã góp phần giới thiệu hàng TCMN ra nước ngoài nhưng mới chỉ dừng lại ở đó chứ chưa tiến xa hơn được nữa. Ứng dụng TMĐT để phát triển hàng TCMN đang trên đà phát triển, chúng ta có điều kiện phát triển nhưng lại chưa đầu tư xứng đáng để phát triển.
Chương 3: GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ĐỂ ĐẨY
MẠNH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG TCMN MÂY TRE ĐAN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ GIAI ĐOẠN 2022-2027