Những thách thức trong việc ứng dụng thương mại điện tử của các doanh

Một phần của tài liệu Ứng dụng thương mại điện tử trong xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ mây tre đan việt nam vào thị trường hoa kỳ (Trang 50 - 51)

doanh nghiệp Việt Nam vào xuất khẩu mặt hàng mây tre đan sang thị trường Hoa Kỳ

2.4.1. Đối thủ cạnh tranh

Khi tham gia các sàn thương mại điện tử quốc tế, như Amazon, Alibaba, điều này tạo cuộc canh tranh lớn về giá, nhất là khi hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam phần lớn là hàng giá trị thấp, chưa có thương hiệu so với thế giới.

Hiện nay các sản phẩm TCMN mây tre đan Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ đang gặp sự cạnh tranh quyết liệt đến từ các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia… So với mặt hàng tương tự của các đối thủ cạnh tranh, nhất là Trung Quốc, chúng ta đang yếu thế về chất lượng sản phẩm cũng như giá thành sản phẩm. Chưa kể đến, giá thành vận chuyển hàng hóa của Trung Quốc rẻ hơn Việt Nam rất nhiều do là họ có lợi thế vận chuyển hàng hóa.

2.4.2. Hạn chế về luật pháp

Hiện nay, để quản lý TMĐT, đã có hàng loạt quy định được xây dựng trong Luật Giao dịch TMĐT, Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về TMĐT, Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng, Luật An ninh mạng, Luật Quản lý thuế… Tuy nhiên, các quy định này chưa đầy đủ, chưa đồng bộ nên các bên tham gia hoạt động TMĐT, các cơ quan quản lý nhà nước, trực tiếp là Bộ Cơng Thương và Bộ Tài chính gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai thực hiện. Việt Nam chưa có các quy định riêng đối với hàng hóa TCMN mây tre đan được xuất khẩu theo các giao dịch TMĐT.

2.4.3. Vấn đề về giao hàng

Việc giao hàng cũng cực kì phức tạp và liên quan tới hai vấn đề chính là chi phí vận chuyển và thời gian giao hàng. Đối với khách hàng trong nước thì việc vận chuyển có chi phí khơng đáng kể nhưng đối với những khách hàng nước ngồi thì chi phí vận chuyển nhiều khi còn cao hơn cả giá trị của mặt hàng mà họ cần mua. Với các đối tác nước ngoài cũng vậy, làm như thế vơ hình chung đã đẩy giá của sản phẩm lên một mức cao hơn và giá trị thu lại không được bao nhiêu. Trong thời gian giao hàng cũng rất khơng hơp lí, phải thúc đẩy thời gian giao hàng để có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh nhất.

2.4.4. Hệ thống thanh toán

Các doanh nghiệp bán hàng trực tuyến cũng chưa thể tiến hành mở các tài khoản thu tiền thanh toán từ thẻ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Do đó người tiêu dùng Việt Nam và cả nước ngoài chưa thể sử dụng thẻ tín dụng để thanh tốn cho các sản phẩm mua tại các website bán hàng của Việt Nam. Chính vì thế mà các hình thức

mở một tài khoản tại các tổ chức thanh toán quốc tế làm đơn vị trung gian hay chuyển khoản qua ngân hàng, chuyển khoản qua máy ATM, gửi tiền qua bưu điện hay thậm chí thanh tốn bằng tiền mặt là hình thức thanh tốn chủ yếu hiện nay tại Việt Nam khi ứng dụng Thương mại điện tử. Vấn đề này nếu không được giải quyết sẽ là một rào cản cho sự phát triển của các mơ hình Thương mại điện tử tại Việt Nam đặc biệt là mơ hình bán lẻ (B2C).

Một phần của tài liệu Ứng dụng thương mại điện tử trong xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ mây tre đan việt nam vào thị trường hoa kỳ (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)