Nhà nước cùng doanh nghiệp tăng cường đầu tư về vốn, về khoa học, công nghệ và xúc tiến thương mại để đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng TCMN mây tre đan Việt Nam. Bên cạnh đó, nhà nước cần có hành lang pháp lý tốt hơn để giúp cho việc giao dịch mua bán xuất khẩu mặt hàng TCMN mây tre đan được diễn ra một cách đảm bảo và thuận lợi hơn.
Chính phủ Việt Nam cần tạo điều kiện hơn nữa về thủ tục về vốn, có các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu, giúp các doanh nghiệp nâng cao cơ sở vật chất sản xuất; thợ thủ công nâng cao tay nghề, đồng thời chọn lọc, đảm bảo nguồn cung nguyên liệu và áp dụng công nghệ đổi mới chế biến, xử lý, bảo quản sản phẩm từ đó giúp chất lượng sản phẩm xuất khẩu cải thiện hơn.
Tăng cường đào tạo về trình độ chun mơn, quản lý và cung cấp các nguồn tín dụng với lãi suất ưu đãi cho các chủ cơ sở, doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng mây tre đan. Thông qua các lớp học và trao đổi thông tin để tăng cường kiến thức về chuyên môn, ngoại ngữ và tin học cũng như các kỹ năng trong quản trị sản xuất kinh doanh cho các học viên.
Trong thời gian qua, thị trường hàng hóa trong nước và thế giới đều chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, các hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại bị hạn chế, những chuỗi cung ứng trên thế giới bị đứt gãy dẫn đến nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh và xuất khẩu. Hoạt động xúc tiến thương mại cũng bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng khi các phương thức XTTM truyền thống bị huỷ hoặc hoãn trên hầu hết các thị trường x́t khẩu lớn. Trước tình hình đó, Bộ Cơng Thương đã chỉ đạo Cục XTTM tập trung nghiên cứu, triển khai và điều chỉnh nhiều hoạt động cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Trong đó, hoạt động XTTM thông qua môi trường TMĐT được triển khai đã và đang đóng vai trị ngày càng quan trọng, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước.
Cục XTTM và Alibaba.com đã bắt đầu hợp tác từ cuối năm 2020. Hai bên đã phối hợp, triển khai chương trình gồm chuỗi sự kiện huấn luyện, đào tạo cho DN nhằm tư vấn trực tiếp và kết nối DN với mạng lưới dịch vụ hỗ trợ được thiết kế riêng. Qua đó, hoạt động đã thu được các kết quả đáng khích lệ với hàng ngàn DN đăng ký đào tạo, hơn 300 DN tham gia tư vấn XK, nâng cao năng lực TMĐT và hơn 50 DN tiềm năng sẽ lên sàn thành công.
Cán bộ từ các tổ chức XTTM, hiệp hội ngành hàng, các tổ chức hỗ trợ thương mại cũng nên được tham gia các hoạt động huấn luyện, nâng cao năng lực về TMĐT. Ngoài ra, các kế hoạch dài hơi mang tính chiến lược trong quan hệ hợp tác hai bên liên quan đến chuyển đổi số, xây dựng thương hiệu DN và thương hiệu sản phẩm, nâng cao nhận thức, hỗ trợ tư vấn DN lên sàn Alibaba.com sẽ cần được lên kế hoạch và triển khai đồng bộ.
Các cơ quan chuyên môn của nhà nước tăng cường hỗ trợ các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh mây tre đan giới thiệu sản phẩm với khách hàng trong và ngồi nước trên các trang website, phịng trưng bày giới thiệu sản phẩm truyền thống, hội trợ, triển lãm,... ở trong nước và nước ngoài để việc Marketing và quảng bá thương hiệu hàng TCMN mây tre đan diễn ra một cách mạnh mẽ hơn.
Nhằm hỗ trợ các hộ sản xuất, làng nghề của Hà Nội trong công tác xúc tiến, quảng bá, Sở Công Thương Hà Nội đã và đang tổ chức các triển lãm chuyên đề các sản phẩm thủ công mỹ nghệ ngành mây tre đan-sừng mỹ nghệ và các sản phẩm
OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2021 tại Điểm trưng bày, giới thiệu và quảng bá sản phẩm OCOP Thủ đô.
Với sự tham gia của 16 nghệ nhân tiêu biểu ngành thủ công mỹ nghệ TP. Hà Nội trưng bày, giới thiệu trên 110 tác phẩm phẩm mây tre đan - sừng mỹ nghệ tiêu biểu. Triển lãm không chỉ trưng bày giới thiệu các tác phẩm/sản phẩm mây tre đan- sừng mỹ nghệ đương đại, sản phẩm OCOP và các sản phẩm tiêu biểu khác của các nghệ nhân, thợ giỏi, nhà thiết kế, cơ sở sản xuất TP. Hà Nội mà đến đây, khách thăm quan sẽ được trải nghiệm quy trình sản xuất nghề mây tre đan-sừng mỹ nghệ; tham gia các hoạt động quảng bá kết nối giao thương các sản phẩm mây tre đan-sừng mỹ nghệ và các sản phẩm tiêu biểu khác.
Ngồi sự cố gắng nỗ lực của chính bản thân doanh nghiệp thì cần phải có sự hỗ trợ về mặt pháp lí và kĩ thuật của nhà nước. Một hành lang pháp lí chắc chắn và thơng thống sẽ giúp cho TMĐT được diễn ra tốt hơn. Khơng cịn những rào cản hay e ngại khi giao dịch với đối tác nước ngoài với khối lượng sản phẩm lớn. Hàng TCMN khơng chỉ cần nhìn là có thể mua ngay, mà với các trang web cần có các thơng tin chính xác, khơng để xảy ra tình trạng lừa khách hàng. Một hệ thống pháp lí tốt để có thể giúp cho người mua và cả người bán giao dịch thuận tiện hơn.
Tóm lại, ngành nghề mây tre đan ở Việt Nam đã có truyền thống lâu đời, tạo ra nhiều loại sản phẩm có chất lượng và đã có thương hiệu để xuất khẩu. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây các làng nghề mây tre đan đang gặp nhiều khó khăn về nguồn nguyên liệu, vốn, công nghệ, quản lý và tổ chức sản xuất, khó khăn trong vấn đề tiếp cận và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm. Chính vì vậy, cần có sự phối hợp của các cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng để có những định hướng mới phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội trong và ngoài nước. Cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và có chính sách phù hợp để hỗ trợ bảo tồn và thúc đẩy sản xuất, kinh doanh của ngành nghề mây tre đan phát triển bền vững trong thời gian tới.
KẾT LUẬN
Sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử và công nghệ thông tin đã đóng góp một phần rất lớn trong sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt nam. Kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN mây tre đan trong những năm qua tuy khơng lớn nhưng có vai trị quan trọng trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, là ngành nghề thu hút nhiều lao động tham gia làm hàng xuất khẩu, góp phần xóa đói giảm nghèo ở nơng thơn. Ngồi ra kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này mang lại giá trị gia tăng lớn có thể coi là ngành hàng mũi nhọn để tập trung phát triển xuất khẩu trong các năm tới. Cho đến nay hàng thủ công mỹ nghệ mây tre đan Việt Nam đã có mặt trên 120 quốc gia và vùng lãnh thổ. Thị trường Hoa Kỳ hiện đang dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu mây tre đan của Việt Nam và có xu hướng tăng lên qua từng năm. Tuy nhiên tiềm năng của thị trường Hoa Kỳ vẫn còn rất lớn. Mặc dù nền kinh tế bị ảnh hưởng đại dịch covid-19, việc ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động xuất khẩu mặt hàng này đã đạt được một số thành tựu nhất định. Song, vẫn có một số những nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng một cách hiệu quả như là sự nhận thức về TMĐT và công nghệ thông tin của nguồn nhân lực, hạ tầng cơ sở thông tin và truyền thông, hành lang pháp lý chưa chặt chẽ và lo ngại tính bảo mật thơng tin.
Hiện nay, doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghê mây tre đan chủ yếu tham gia vào sàn TMĐT theo mơ hình B2B và B2C là Alibaba và Amazon trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, tiềm năng xuất khẩu mặt hàng TCMN sang Hoa Kỳ qua các kênh thương mại điện tử này còn rất lớn, doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự đầu tư nghiên cứu kỹ lưỡng và phát triển tương xứng với khả năng của mình. Ngồi ra, ngành mây, tre đan cũng mong muốn nhận được sự trợ giúp để thúc đẩy xúc tiến thương mại một cách hiệu quả bằng việc nhà nước cần phân bổ ngân sách để thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, đồng thời xây dựng các chương trình quảng bá thương hiệu để tăng giá trị sản phẩm. Các doanh nghiệp TCMN mây tre đan Việt Nam cần cố gắng nỗ lực, phối hợp cùng với nhà nước thực hiện giải pháp tăng cường ứng dụng TMĐT vào hoạt động xuất khẩu mây tre đan sang thị trường Hoa Kỳ. Về phía doanh nghiệp, cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã; đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực để phục vụ tốt hơn cho khách hàng; cập nhật sản phẩm mẫu mã mới thường xuyên trên các trang thương mại điện tử. Về phía nhà nước, cần xây dựng một hệ thống luật đầy đủ và tiện lợi, an toàn cho các bên tham gia và cần có nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ mây tre đan để hoàn thành mục tiêu hiện tại và đạt được định hướng xuất khẩu trong tương lai xa. Ngoài ra cần nâng cao năng lực cho đội ngũ thực thi pháp luật về thương mại điện tử (thanh tra, quản lý thị trường, cơng an, viện kiểm sát, tịa án) tại các địa phương thông qua việc thường xuyên tổ chức bồi dưỡng kiến thức và
kỹ năng thương mại điện tử, trang bị các phương tiện hiện đại để hỗ trợ việc theo dõi, giám sát, giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm các hoạt động thương mại điện tử trên môi trường trực tuyến.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Trần Văn Hịe, 2015, Giáo trình Thương mại điện tử căn bản, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.
2. Hoàng Thị Huế, 2011, Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất hàng mây tre
đan xuất khẩu tại xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội, Luận văn
Thạc sĩ, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội
3. Lê Thị Khánh Huyền, 2019, Thực trạng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mây
tre đan trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội, Hà Nội
4. Nguyễn Tiến Sơn, 2004, Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường
Hoa Kỳ: Thực trạng và giải pháp, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà
Nội
Tài liệu từ Internet
5. A.N.T shipping, 2021, Thủ tục xuất khẩu các mặt hàng mây tre đan (thủ công
mỹ nghệ). [online] Truy cập: https://www.tthqsaigon.info/2020/05/thu-tuc-xuat- khau-cac-mat-hang-may-tre [ngày truy cập: 06/05/2022]
6. Công ty thiết kế website chuyên nghiệp ADC Việt Nam, Thiết kế website thương mại điện tử. [online] Truy cập: https://www.adcvietnam.net/thiet-ke-web- site-thuong-mai-dien-tu [ngày truy cập: 06/05/2022]
7. Nguyễn Xuân Hoản, 2020, Bảo tồn và phát triển nghề mây tre đan ở Hà Nội. [online] Truy cập: https://sonnptnt.hanoi.gov.vn/cat141/2052/Bao-ton-va-phat-trien-
nghe-may-tre-dan-o-Ha-Noi [ngày truy cập: 06/05/2022]
8. Nguyễn Hiền, 2020, Khai thác tiềm năng của hàng thủ công mỹ nghệ Việt
Nam tại thị trường quốc tế. [online] Truy cập: https://haiquanonline.com.vn/khai- thac-tiem-nang-cua-hang-thu-cong-my-nghe-viet-nam-tai-thi-truong-quoc-te [ngày
truy cập: 12/05/2022]
9. Nguyễn Hương, 2019, Xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói xếp thứ 4 về kim
ngạch tăng trưởng. [online] Truy cập: https://vinanet.vn/thuong-mai-cha/xuat-khau-
san-pham-may-tre-coi-xep-thu-4-ve-kim-ngach-tang-truong [ngày truy cập: 13/05/2022]
10. Chu Khôi, 2020, Xuất khẩu mây tre tăng trưởng mạnh. [online] Truy cập:
https://vnbusiness.vn/thi-truong/xuat-khau-may-tre-tang-truong-manh [ngày truy
cập: 15/05/2022]
11. Magenet.com, 2021, Dự đoán tương lai của thương mại điện tử và xu hướng
lai-cua-thuong-mai-dien-tu-va-xu-huong-phat-trien-cua-toan-the-gioi/ [ngày truy
cập: 15/05/2022]
12. Việt Nga - Hoàng Lan, 2021, Thương mại điện tử xuyên biên giới: Xu hướng
nhiều lợi ích. [online] Truy cập: https://congthuong.vn/thuong-mai-dien-tu-xuyen- bien-gioi-xu-huong-nhieu-loi-ich [ngày truy cập: 18/05/2022]
13. tapchitaichinh.vn, 2017, Bài toán định giá xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, Tạp chí Tài chính kỳ 2, số tháng 3/2017. [online] Truy cập:
https://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/bai-toan-dinh-gia-xuat-khau-hang-thu- cong-my-nghe-125311.html [ngày truy cập: 18/05/2022]
14. Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương, 2021,
Năm 2020, xuất khẩu mây, tre, cói thảm tăng mạnh. [online] Truy cập:
http://www.bifa.vn/tin-tuc/tin-nganh/nam-2020-xuat-khau-may-tre-coi-tham-tang- manh [ngày truy cập: 18/05/2022]
MỘT SỐ TRANG WEB
15. Website Tổng cục thống kê, https://www.gso.gov.vn/ 16. Webite Tổng cục Hải quan, https://customs.gov.vn/ 17. International Trade Centre (ITC), trademap.org