Bộ sách sách giáo viên mơn Tốn THCS – Hàn Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình sách giáo viên môn toán trung học cơ sở theo định hướng phát triển năng lực người học (Trang 54 - 57)

7. Cấu trúc luận văn

2.3. Nghiên cứu sách giáo viên mơn Tốn THCS của một số nƣớc trên thế giới

2.3.1. Bộ sách sách giáo viên mơn Tốn THCS – Hàn Quốc

2.3.1.1. Quan điểm biên soạn sách giáo viên Toán THCS

Hàn Quốc là một nước có CTGD theo định hướng phát triển NL vì vậy cuốn SGK, SGV, SBT được khẳng định là được biên soạn dựa trên định hướng phát triển này này. Mặc dù tất cả giáo viên của Hàn Quốc không bắt buộc phải dạy học theo hướng dẫn của SGV, tuy nhiên, hầu hết các giáo viên đều sử dụng SGV cùng với SHS như là các nguồn tài liệu hướng dẫn chính [20]. SGV sẽ cung cấp cho giáo viên những giải thích chi tiết về CT giảng dạy hiện tại, các PP dạy và học mơn Tốn, cung cấp rất nhiều tài liệu hướng dẫn và ứng dụng của chúng, làm rõ cơ sở lý thuyết về các chủ đề toán học được viết trong SHS, đặc biệt là giải quyết các vấn đề toán học gắn liền với thực tiễn. Khi SGV cùng với SHS và SBT được phát triển từ một CT chuẩn quốc gia, thì lúc đó SGV sẽ có những đặc điểm cụ thể sau để có thể phù hợp với tất cả các tài liệu hướng dẫn dạy học khác:

 SGV phải đề cập các hướng dẫn giảng dạy, những điểm chính của CT hiện tại và đồng thời phải có mối liên hệ chặt chẽ đến các ND trong SHS và SBT.  SGV mơ tả các lời khun hữu ích cho quá trình giảng dạy và ĐG kết quả học

tập, đặc biệt là đối với các chủ đề khó trong SHS khi thực hiện giảng dạy ở các trường THCS.

 SGV đề cập đến các vấn đề để ĐG điều kiện tiên quyết trong quá trình học tập của người học, khơi gợi động lực học của học sinh, liên quan đến mối quan tâm tốn học của chúng, trên cơ sở đó tạo thành một quá trình cuốn hút đối với những học sinh cá biệt.

 SGV được trình bày một cách chi tiết, cụ thể, đủ cho giáo viên hiểu được tầm quan trọng của Toán học và các PP giảng dạy những ND kiến thức được viết trong SHS và SBT.

 SGV cũng nên bao gồm các câu trả lời cùng các PP giải mẫu cho các bài tập trong SHS và SBT.

2.3.1.2. Cấu trúc chung của cuốn sách giáo viên

SGV bao gồm hai phần. Phần đầu tiên đề cập một cách tổng thể các đặc điểm, hướng dẫn, mục đích, ND và các hướng dẫn chung của GD Tốn học THCS. Phần thứ hai bao gồm các bài soạn mẫu phù hợp với mục đích chính của các hướng dẫn như phát triển khái niệm, nguyên tắc-thăm dò, giải quyết vấn đề và kĩ năng tiền tự động. Phần thứ hai sau đó sẽ minh hoạ các khía cạnh tiếp theo của mỗi bài học trong SHS một cách chi tiết.

Phần 1. Những vấn đề chung, trình bày các ND chính: Các tính năng của sự

phát triển trong Toán học và Toán học hiện đại; Các lý thuyết về dạy và học mơn Tốn; Đánh giá trong GD Toán học; Ứng dụng CNTT trong dạy va học mơn Tốn; Các cuộc cải cách của GD Toán học; Tổng quan lịch sử về Chương trình Tốn THCS Hàn Quốc; Cơ sở nền tảng của Chương trình Tốn lần thứ 7; Tổng quan về SHS và SGV; Phân phối chương trình dạy học; Ví dụ dạy học bài học theo tiết; Tài liệu tham khảo.

Phần 2. Những vấn đề cụ thể, gồm: Tổng quan chương: Mục tiêu chương; Kết

nối với các chương khác; Lý thuyết nền tảng cho các ND Toán học của chương; Kế hoạch dạy học của chương; Bài dạy; Nhiệm vụ đánh giá.

2.3.1.3. Cấu trúc của mỗi bài học

Là một chuỗi các chương kiến thức (theo SHS), phản ánh các đặc trưng chính của mỗi bài trong mỗi chương, được trình bày và lựa chọn một cách tường minh hình thức HĐ tương tác giữa giáo viên với các học sinh trong lớp. Phần ND chính của mỗi bài học được thiết kế nhằm hỗ trợ cho giáo viên nhận thức được và đúng các đặc điểm chính về ND mỗi bài cũng như các gợi ý, hướng dẫn giảng dạy cho một chương. Với mỗi bài học sẽ được cấu trúc theo các phần sau:

Tổng quan bài học

Phần này tóm tắt các chủ đề quan trọng nhất của toán học mà học sinh sẽ gặp phải trong mỗi bài. Nó cũng nhấn mạnh các kết nối giữa các ND toán học, cho thấy một mối quan tâm mạnh mẽ về các mối liên kết theo chiều dọc cũng như các kết nối theo chiều ngang một cách rõ ràng và chặt chẽ về các tư duy tích hợp trên mỗi một người học. Ví dụ, trước khi bước vào bài mới, giáo viên phải thực hiện một HĐ gọi là HĐ khởi động để kiểm tra kiến thức và sự nhận thức của học sinh

về ND của những bài học trước có liên quan đến kiến thức trong bài mới mà học sinh sẽ được học, từ đó học sinh có được những sự liên hệ chặt chẽ giữa kiến thức cũ và mới. Chính điều này sẽ tạo điều kiện cho học sinh có thể giải quyết được những bài tập gắn liền với những tình huống phức tạp hay mới lạ khi bị cô lập hoặc tự học một cách có hiệu quả hơn.

Các kế hoạch tổng thể của bài học

Phần này cung cấp một bảng mà giáo viên có thể xem theo từng chủ đề học tập, tầm quan trọng Tốn học và các HĐ chính của mỗi tiết học. Bảng cũng cho thấy số trang cụ thể của của SBT có liên quan đến tiết học trong SHS vì vậy giáo viên có thể hướng dẫn học sinh nhằm phát triển các kĩ năng toán học bằng cách giải quyết các bài tập đã được đưa ra.

Giải thích về các nội dung kiến thức được trình bày trong sách học sinh

Phần này bắt đầu với các lý luận dạy học ND kiến thức đã được đưa ra và chứng minh làm thế nào để sử dụng trang mở đầu minh hoạ về bài học theo cách có thể kích thích được học sinh tích cực học tập. Sau đó tiến hành chi tiết các giải thích và các thủ tục hướng dẫn các HĐ toán học cho mỗi bài, bao gồm làm thế nào để thiết lập và thực hiện chúng, làm thế nào phù hợp với các kiến thức nền tảng toán học.  Hướng dẫn các bài tập trong Sách bài tập

Phần này bổ sung một mô tả ngắn gọn về các nhiệm vụ tốn học của SBT có liên quan, theo sau là câu trả lời và quy trình giải mẫu.

Bổ sung các tài liệu giảng dạy

Phần này cung cấp các bài tập bổ sung sẽ được sử dụng để ĐG sự hiểu biết của học sinh. Nó cũng cung cấp các trị chơi và câu đố mà có thể được sử dụng trong mỗi bài học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình sách giáo viên môn toán trung học cơ sở theo định hướng phát triển năng lực người học (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)