Đánh giá thực trạng chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường mầm non quận hoàng mai hà nội (Trang 59 - 91)

TT Nội dung tiêu chí Mức độ đánh giá Điểm

TB

Thứ bậc Tốt Khá TB Yếu

1 Xây dựng tổ, khối chuyên môn vững

mạnh. 95 74 68 36 2.84 2

2 Tạo động lực, khuyến khích tinh

thần làm việc cho giáo viên. 76 72 81 44 2.66 5

3 Ra quyết định và thi hành quyết định 100 86 58 29 2.94 1 4

Bố trí, sắp xếp nhân sự hợp lý; điều phối và hướng dẫn thực hiện công việc.

63 83 85 42 2.61 6

5 Kiểm tra, đánh giá vì sự phát triển

của giáo viên. 85 78 63 47 2.74 3

6 Công tác thi đua, khen thưởng trong

tổ CM và nhà trường. 80 83 63 47 2.7 4

Tổng 2.75

Nhận xét: 6 nội dung chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn đều được các khách thể nhận thức là cần thiết cho công tác chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn ở các trường mầm non quận Hoàng Mai. Song mức độ thực hiện đánh giá chưa cao, mức độ trung bình, khá chiếm tỷ lệ cao. Điều này cho thấy Hiệu trưởng chưa đưa ra các biện pháp quản lý chỉ đạo Hoạt động tổ chun mơn hợp lí, nên việc thực hiện chỉ đạt ở mức trung bình và yếu. Thể hiện ở điểm TB dao động từ: 2.61 -> 2.94.

2.3.2.4. Thực trạng việc kiểm tra, đánh giá hoạt động tổ chuyên môn

Bảng 2.5: Thực trạng việc kiểm tra, đánh giá hoạt động của tổ chun mơn

TT Nội dung tiêu chí Mức độ đánh giá Điểm TB

Thứ bậc Tốt Khá TB Yếu

Nội dung kiểm tra

1 Kiểm tra xây dựng kế hoạch và hoạt

động của tổ chuyên môn. 75 80 60 58 2.63 6

2 Kiểm tra hoạt động giảng dạy và tự bồi

dưỡng của giáo viên 85 90 63 35 2.82 3

3 Kiểm tra sinh hoạt chuyên đề, chuyên

môn của tổ 80 80 60 53 2.68 5

4 Kiểm tra làm và sử dụng đồ dùng dạy học. 90 96 58 29 2.9 1 5 Kiểm tra sổ sách, kế hoạch giáo án của

giáo viên 80 85 54 52 2.69 4

6 Kiểm tra đánh giá xếp loại giáo viên 90 96 58 29 2.9 1

Tổng cộng 2.77

Hình thức kiểm tra

1 Hiệu trưởng KT trực tiếp 108 100 43 22 3.1 1 2 Hiệu trưởng ủy quyền cho các tổ trưởng

CM KT chéo 80 75 64 54 2.66 2

Tổng cộng 2.88

Cách thức kiểm tra

1 Kiểm tra toàn diện 80 85 54 52 2.69 3 2 Kiểm tra xác xuất 85 78 63 47 2.74 2 3 Kiểm tra đột xuất 85 90 63 35 2.82 1 4 Kiểm tra có báo trước 75 80 47 71 2.57 4

Tổng cộng 2.7

Thực tế công tác kiểm tra kế hoạch hoạt động chung của tổ chuyên môn trong trường mầm non của Hiệu trưởng vẫn được thực hiện thường xuyên, liên tục. Thể hiện ở điểm trung bình của nội dung kiểm tra = 2.77.

Tuy nhiên hình thức kiểm tra còn chưa linh hoạt, chủ yếu là Hiệu trưởng kiểm tra trực tiếp chứ chưa mạnh dạn ủy quyền cho các tổ trưởng chuyên môn kiểm tra chéo. Hiệu trưởng kiểm tra trực tiếp có điểm TB = 3.1, Hiệu trưởng ủy quyền cho các tổ trưởng chun mơn kiểm tra chéo có điểm TB = 2.66.

gặp nhiều bất cập. Hiệu trưởng phải quản lý nhiều mảng, nhiều hoạt động. Nếu hoạt động nào Hiệu trưởng cũng trực tiếp kiểm tra thì sẽ mất rất nhiều thời gian mà đôi khi không hiệu quả. Trong việc kiểm tra kế hoạch hoạt động chung của các tổ chuyên môn hiệu quả nhất là phối hợp 2 hình thức kiểm tra này. Trước tiên Hiệu trưởng nên ủy quyền cho các tổ trưởng chuyên môn kiểm tra chéo. Đây là hình thức trao đổi và bổ sung cho nhau những hạn chế trong kế hoạch của tổ mình để kịp thời bổ sung và sửa đổi. Sau đó Hiệu trưởng là người kiểm duyệt cuối cùng, như vậy sẽ tốn ít thời gian mà hiệu quả đem lại sẽ cao hơn.

Cách thức kiểm tra rất cũng rất đa dạng, mỗi trường Hiệu trưởng kiểm tra theo một cách khác nhau. Nhưng cách thức mà nhiều trường sử dụng hơn cả là “Hiệu trưởng kiểm tra đột xuất” với điểm TB = 2.82. Cách thức mà ít Hiệu trưởng sử dụng để kiểm tra trong q trình quản lý là “Kiểm tra có báo trước” có điểm TB = 2.57. Điều đó hồn tồn hợp lý bởi kiểm tra đột xuất

nhà quản lý sẽ nhìn thấy thực tế giáo viên họ thường thực hiện như thế nào vì họ khơng biết sẽ bị kiểm tra để chuẩn bị. Hơn nữa, người Hiệu trưởng hoàn toàn chủ động về thời gian. Tuy nhiên, Hiệu trưởng cũng cần có kế hoạch kiểm tra định kỳ để tạo dựng nề nếp làm việc cho đội ngũ giáo viên.

2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động của tổ chuyên môn

Qua điều tra ở 9/21 trường mầm non cơng lập trên địa bàn quận Hồng Mai chúng tơi thấy việc quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường mầm non trong quận đã đạt được những thành công và thể hiện những hạn chế sau đây:

2.4.1. Điểm mạnh

Việc xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn đã đi vào nề nếp hàng năm trước khi bước vào năm học mới, đã chú ý đến tính thiết thực của nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn. Nề nếp sinh hoạt tổ chuyên môn trong các nhà trường đã bước đầu có sự cải tiến, nội dung và hình thức sinh hoạt cũng thay đổi phong phú hơn.

Trong quá trình quản lý hoạt động tổ chun mơn ở các trường mầm non luôn bám sát mục tiêu của ngành về giáo dục mầm non.

Hoạt động chuyên môn trong các nhà trường luôn bám sát nội dung chương trình được phân phối theo các độ tuổi. Tổ chuyên môn chỉ đạo hoạt động của mình thực hiện nghiêm túc theo phân phối chương trình đã quy định.

Tinh thần tự học, tự bồi dưỡng của đội ngũ giáo viên đã chuyển biến tích cực. Phong trào đổi mới hình thức tổ chức dạy học ở các trường mầm non rất sôi nổi và đã đạt được một số kết quả nhất định làm cho chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ được nâng cao.

Quản lý sử dụng cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho việc chăm sóc và giáo dục trẻ trong các nhà trường đã có nhiều tiến bộ.

2.4.2. Hạn chế

Bên cạnh đó cịn có một số hạn chế bộc lộ qua khảo sát thực trạng hoạt động tổ chuyên môn ở các trường mầm non trên địa bàn quận Hoàng Mai:

Việc kiểm tra kế hoạch hoạt động chung của tổ chun mơn cịn chưa linh hoạt, một số đồng chí Hiệu trưởng còn chưa mạnh dạn giao việc, ủy quyền cho cán bộ cấp dưới. Công tác tổ chức thực hiện kế hoạch tổ chuyên mơn có nơi, có lúc cịn hạn chế. Phân công, phân nhiệm và xây dựng cơ chế phối hợp hoạt động chưa thật sự có hiệu quả như mong muốn. Chưa xây dựng được chiến lược lâu dài trong công tác quản lý tổ chuyên môn của nhà trường. Kế hoạch quản lý tổ chuyên môn của nhà trường chưa thật chi tiết, chưa thật đầy đủ để có thể thực hiện nghiêm túc có hiệu quả cao.

Công tác quản lý của Hiệu trưởng về việc sử dụng đồ dùng dạy học hiện đại và đồ dùng dạy học truyền thống của tổ chuyên môn chưa hiệu quả, do vậy giáo viên vẫn cịn tình trạng dạy chay, ngại sử dụng đồ dung dạy học.

Tổ trưởng CM chưa đáp ứng đầy đủ vai trò của người “thợ cả”, chưa được đào tạo bài bản về kỹ năng quản lý, năng lực quản lý, phương pháp tổ chức tổ CM. Vì vậy, tổ chức các buổi sinh hoạt chun mơn vẫn cịn mang tính hình thức, nội dung sinh hoạt nghèo nàn, khơng phát huy được sức mạnh của tập thể.

Việc đổi mới phương pháp dạy học còn chậm, ở một bộ phận giáo viên vẫn cịn tình trạng dạy chay, khơng có đồ dùng dạy học, các hình thức tổ chức dạy học cịn nghèo nàn khơng gây được hứng thú ở trẻ, khơng khuyến khích được trẻ tham gia hoạt động.

Công tác tự học, tự bồi dưỡng chuyên mơn của giáo viên cịn lơ là, chưa thật sự chú trọng nên không hiệu quả.

Việc đánh giá chuyên môn, thi đua hàng kỳ, hàng năm, đã cụ thể mang tính định lượng nhưng chưa tạo được khơng khí sơi nổi, tự giác trong cán bộ, giáo viên.

2.4.3. Nguyên nhân thành công

Sự thành công trong công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường mầm non là sự huy động tổng hợp của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan:

- Sự chỉ đạo sát sao của phịng Giáo dục và Đào tạo quận Hồng Mai. Có quy định cụ thể về hồ sơ quản lý của tổ chuyên môn. Duyệt kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn vào cuối tháng 9, có đánh giá, kiểm tra, thanh tra trong các đợt thanh kiểm tra của nhà trường.

- Đội ngũ cán bộ, quản lý từ Ban giám hiệu đến các tổ trưởng chuyên môn đều nhận biết vai trò của tổ chuyên môn, trách nhiệm của từng thành viên trong việc thực hiện nhiệm vụ. Do đó tự giác tích cực và có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ của từng thành viên.

- Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo và năng lực sư phạm. Có ý thức tu dưỡng phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, đồng thời có trách nhiệm giảng dạy cũng như thực hiện nhiệm vụ của người giáo viên.

- Được sự quan tâm của chính quyền các cấp, đầu tư trang bị cơ sở vật chất, phục vụ và chăm sóc giáo dục trẻ nên đã đáp ứng được yêu cầu hoạt động chăm sóc ni dưỡng và giáo dục trong trường mầm non của Quận, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường.

Việc duyệt kế hoạch theo dõi và kiểm tra kế hoạch trong suốt năm của Hiệu trưởng chưa thường xuyên và thành nề nếp. Cơng việc này địi hỏi trước hết sự quan tâm của Hiệu trưởng trực tiếp duyệt. Phải có định hướng cho tổ chun mơn, hiện nay do công việc nên Hiệu trưởng thường uỷ quyền cho phó Hiệu trưởng nên dẫn đến việc Hiệu trưởng nhiều khi không sát sao và chỉ đạo kém hiệu quả.

Do việc uỷ quyền từ Hiệu trưởng - phó Hiệu trưởng - tổ trưởng chuyên môn, nên chất lượng sinh hoạt chun mơn của tổ cịn hạn chế. Do đó, Hiệu trưởng cần có phương hướng quản lý phù hợp, để có thể sâu sát hơn, có sự tham gia chỉ đạo trực tiếp hoạt động chuyên môn sâu hơn.

Tiểu kết chƣơng 2

Từ thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn của Hiệu trưởng ở các trường mầm non trên địa bàn quận Hồng Mai, có thể thấy rằng: Cán bộ quản lý và giáo viên ở các trường mầm non quận Hoàng Mai đã nhận thức đầy đủ và đánh giá cao tầm quan trọng hoạt động tổ chuyên ở các trường mầm non. Tuy nhiên mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả mới chỉ đạt mức trung bình và yếu. Hiệu trưởng các trường mầm non đã áp dụng các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn như lập kế hoạch, tổ chức hoạt động, chỉ đạo và kiểm tra hoạt động tổ chuyên môn với nhiều nội dung biện pháp cụ thể. Cán bộ quản lý và giáo viên đã nhận thức khá cao về các biện pháp quản lý chỉ đạo, song mức độ thực hiện được đánh giá ở mức độ trung bình, việc thực hiện cịn nhiều hạn chế. Phân công, phân nhiệm và xây dựng cơ chế phối hợp hoạt động chưa thật sự có hiệu quả như mong muốn. Trong tổ chuyên môn, người tổ trưởng vẫn chưa phát huy được khả năng và thể hiện vai trị quản lý của mình do họ chưa được tin tưởng uỷ quyền, giao việc.

Thực tế ấy do các nguyên nhân như đã phân tích trong nội dung chương 2, thời gian thường xuyên dành cho quản lý hoạt động tổ chuyên môn của Hiệu trưởng, nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động tổ chuyên môn, năng lực quản lý của tổ trưởng chuyên môn, nề nếp sinh hoạt theo tổ, nhóm của giáo viên cịn nhiều hạn chế.

Đây chính là cơ sở thực tiễn quan trọng dẫn đến việc đề xuất những biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường mầm non quận Hồng Mai góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường.

CHƢƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN CÁC TRƢỜNG MẦM NON QUẬN HOÀNG MAI 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Đảm bảo tính đồng bộ

Yêu cầu này cho thấy các biện pháp phải xuất phát từ quá trình quản lý của người Hiệu trưởng, trong đó tập trung vào việc lập kế hoạch, chỉ đạo hoạt động, sinh hoạt tổ chuyên môn, tổ chức hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn, điều hành các hoạt động của tổ và các hoạt động khác phục vụ cho hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường. Các hoạt động này nhằm tạo ra kỷ cương, nề nếp, phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường, tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục của trường mầm non. Đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp phải chú ý đến các điều kiện thực hiện như: đội ngũ giáo viên nhân viên, tổ trưởng chuyên mơn, mơi trường chăm sóc giáo dục, phối hợp các tổ chức trong nhà trường, gia đình và cộng đồng, các nguồn tài chính. Chỉ khi thực hiện đồng bộ các biện pháp thì mới phát huy thế mạnh của từng biện pháp trong quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường mầm non.

3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn

Các biện pháp phải thể hiện và cụ thể hoá đường lối, quan điểm chỉ đạo về phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước, tuân thủ các chính sách phát triển của địa phương, phù hợp với điều kiện thực tế của từng nhà trường. Nhằm phát huy những điểm mạnh, khắc phục hoặc hạn chế các điểm yếu, đồng thời tận dụng các cơ hội vượt qua thách thức, khơi gợi nội lực của tập thể, để nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non. Đặc biệt các biện pháp phải thể hiện sự linh hoạt, mềm dẻo để thực hiện phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, đặc điểm văn hoá vùng miền khác nhau của từng trường.

3.1.3. Đảm bảo tính khả thi

Yêu cầu này đòi hỏi các biện pháp phải xuất phát từ điều kiện thực tế của địa phương, có khả năng áp dụng thực tiễn hoạt động quản lý của người Hiệu trưởng một cách thuận lợi, trở thành hiện thực và đem lại hiệu quả trong việc thực hiện các chức năng của mình. Các biện pháp phải được kiểm chứng, khảo sát một cách có căn cứ, khách quan, có khả năng thực hiện rộng rãi và điều chỉnh ngày càng hoàn thiện. Để đạt được điều này, khi xây dựng biện pháp, phải đảm bảo tính khoa học trong quy trình với các bước tiến hành cụ thể, chính xác.

3.1.4. Đảm bảo tính khoa học

Quản lý giáo dục là một khoa học tổng hợp, do đó đảm bảo tính khoa học trong quản lý giáo dục là một địi hỏi tất yếu. Đó là u cầu về chất của công tác quản lý giáo dục.

Để đảm bảo tính khoa học trong quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong trường mầm non, người quản lý giáo dục phải nắm vững và biết vận dụng các quy luật khách quan, quy luật giáo dục, các tri thức khoa học quản lý vào quá trình tổ chức điều hành quản lý các hoạt động này. Làm tốt công tác dự báo, biết phân tích tổng hợp các sự kiện, hiện tượng giáo dục, các tác động qua lại, phát hiện ra xu hướng phát triển của chúng để có sự điều chỉnh, tác động phù hợp.

3.1.5. Đảm bảo tính hiệu quả

Chất lượng hoạt động tổ chuyên môn trong trường mầm non phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả các biện pháp quản lý hoạt động này. Hiệu quả quản lý giáo dục được tính trên cơ sở thực hiện các mục tiêu với những chi phí nhất định về các nguồn lực cho phép (nhân lực, vật lực, tài lực, tin lực, thời lực) sao cho đạt kết quả cao nhất với mức chi phí thấp nhất.

Dựa trên các nội dung nghiên cứu của đề tài, tác giả tập trung đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường mầm non quận hoàng mai hà nội (Trang 59 - 91)