Quan điểm giao tiếp với việc xác định các kĩ năng sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lý thuyết hoạt động giao tiếp vào dạy học các bài phong cách học lớp 10 trung học phổ thông (Trang 35 - 36)

Việt cần rèn luyện cho học sinh

Khi học phân môn Tiếng Việt, học sinh cần luyện cả hai kĩ năng tiếp nhận lời nói (đọc, nghe) và kĩ năng sản sinh lời nói (nói, viết). Dưới đây là những kĩ năng sử dụng lời nói mà học sinh cần luyện tập, nhìn từ quan điểm giao tiếp.

2.3.1. Kĩ năng tiếp nhận lời nói

2.3.1.1. Kỹ năng nghe

Kĩ năng nghe - phát hiện vấn đề chính trong văn bản, không phát hiện

được cốt lõi vấn đề cần trình bày, người nghe dễ bị sa vào những chi tiết bề ngồi mà khơng phát hiện được bản chất của vấn đề, từ đó dẫn đến những nhận thức sai lầm khi lĩnh hội nội dung ngơn bản. Muốn có kĩ năng nghe - phát hiện vấn đề chính, phải thường xuyên tập nghe, sau đó tóm tắt (hoặc ghi theo) vấn đề đã nghe được.

Kĩ năng nghe - hiểu lời nói gắn với ngữ cảnh (đặt từ hay phát ngôn trong đơn vị lời nói lớn hơn để hiểu đúng và đủ bản chất lời nói mà mình nghe được), người nghe không chỉ giải mã nội dung từ ngữ, câu chữ một cách trực tiếp mà còn cần biết mục đích trò chuyện, thậm chí biết ít nhiều về thái độ, cảm xúc, khuynh hướng nhận thức hoặc tư tưởng,…của người nói để hiểu thấu

đáo dụng ý của người nói và nội dung của thơng điệp mà mình nhận được.

Kĩ năng nghe - ghi, để sử dụng hiệu quả các điều nghe được, trong khi

nghe, cần phải ghi chép. Nếu nghe mà không ghi, khi cần sử dụng những điều nghe được vào một mục đích nào đó, người nghe khó có thể nhớ một cách chính xác. Muốn nghe - hiểu và ghi chép tốt, cần tạo thói quen duy trì sự chú ý liên tục trong suốt quá trình nghe.

2.3.1.2. Kỹ năng đọc

Kĩ năng đọc thành tiếng, đọc thành tiếng là hoạt động dùng mắt để

nhận biết một văn bản viết và đồng thời sử dụng cơ quan phát âm phát ra thành âm thanh để người khác nghe được; là hoạt động chuyển ngôn bản viết thành ngơn bản nói (thành ngơn ngữ âm thanh). Muốn đọc thành tiếng cho đúng và hay, người đọc cần có những kĩ năng: kĩ năng đọc rõ tiếng, rõ lời, đúng chính âm; kĩ năng đọc với ngữ điệu thích hợp và kĩ năng sử dụng các yếu tố kèm lời.

Kĩ năng đọc hiểu, để có được kĩ năng đọc hiểu nói chung, học sinh cần

có kĩ năng đọc hiểu từ ngữ, câu; kĩ năng đọc hiểu đoạn văn, văn bản và hồi đáp văn bản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lý thuyết hoạt động giao tiếp vào dạy học các bài phong cách học lớp 10 trung học phổ thông (Trang 35 - 36)