Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lý thuyết hoạt động giao tiếp vào dạy học các bài phong cách học lớp 10 trung học phổ thông (Trang 86)

3.1.3 .Đối tượng thực nghiệm

3.3. Kết quả thực nghiệm

Qua việc lập phiếu thăm dò học sinh và tìm hiểu về chương trình làm văn ở trường phổ thông, dự giờ một số tiết làm văn cũng như đánh giá chất lượng bài làm văn của học sinh chúng tôi rút ra được những kết quả sau:

3.3.1. Đánh giá về hiệu quả giờ học

3.3.1.1. Đánh giá qua quan sát giờ học

Sau khi quan sát giờ học, trao đổi với giáo viên và học sinh, chúng tôi nhận thấy giờ dạy bài học “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” bằng phương pháp vận dụng lý thuyết hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ giúp cho học sinh phát huy tốt hơn năng lực tư duy sáng tạo, các em biết cách khai thác các nhân tố giao tiếp như: mục đích, đối tượng, hoàn cảnh, nội dung và phương tiện diễn đạt. Học sinh được làm việc tích cực thông qua các phiếu học tập, được quan sát các tình huống và đặt mình vào tình huống để hiểu và vận dụng làm bài. Cụ thể:

Giáo viên khi nắm được lý thuyết về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ và vận dụng chúng vào giảng dạy sẽ tạo ra hiệu quả bài học tốt hơn so với tiết học thông thường. Ở các lớp đối chứng, do việc soạn bài theo phương pháp truyền thống trình tự bài giảng chủ yếu chỉ dựa vào hệ thống các câu hỏi gợi ý trong Sách giáo khoa.Trong suốt tiết dạy giáo viên chủ yếu phát vấn

câu hỏi và yêu cầu học sinh dựa vào các câu hỏi trong Sách giáo khoa để trả lời nên tiết học tẻ nhạt, học sinh ít được làm việc. Hệ thống câu hỏi, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học của giáo viên diễn ra một cách rập khuôn, máy móc, chủ yếu chỉ hướng dẫn học sinh tìm hiểu lý thuyết, các nội dung cần có trong bài chứ chưa hướng các em đến các nội dung. Điều đó dẫn đến sự tiếp thu kiến thức của các em còn thụ động, năng lực sáng tạo văn bản còn hạn chế, chưa phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh nên kết quả chưa cao.

Còn ở tiết giảng tích hợp vận dụng lý thuyết hoạt động giao tiếp bằng ngơn ngữ, giáo viên có định hướng rõ ràng trong bài dạy, từ hệ thống câu hỏi đến hình thức tổ chức dạy học nên hiệu quả bài giảng thể hiện rõ ràng hơn. Khi đưa ra câu hỏi, giáo viên định hướng cho học sinh về đối tượng, mục đích, nội dung bài để giúp học sinh xác định đúng đắn các nhân tố giao tiếp và đặt mình vào tình huống, hồn cảnh tự sự. Khi giảng dạy, giáo viên đã thiết kế những tình huống giao tiếp, đưa ra những câu hỏi, những vấn đề để học sinh hoặc nhóm học sinh suy nghĩ, thảo luận và tìm cách giải quyết. Có thể nói, khi được đặt vào trong những tình huống cụ thể, đối diện với những câu hỏi gợi mở của giáo viên, học sinh vừa phải vận dụng các thao tác tư duy như: phân tích, so sánh, phán đoán, đưa ra những giả thuyết, những biện pháp giải quyết vấn đề …đồng thời vừa phải huy động vốn ngôn ngữ, lựa chọn xắp xếp chúng nhằm tạo ra những cách lập luận, những câu trả lời đúng, hợp lý. Và như vậy, học sinh khơng chỉ hiểu sâu vấn đề mà cịn nâng cao được các kỹ năng phân tích đề bài ở cả dạng viết và dạng nói, từ kỹ năng quan sát, liên tưởng, tưởng tượng đến các kỹ năng phân tích, lập luận; kỹ năng nói, viết.

Việc giáo viên đưa ra các câu hỏi, tình huống dạy học bài phong cách học không chỉ nhằm mục đích giúp học sinh tự phát hiện, tiếp thu các kiến thức mà còn nhằm rèn cho các em các kỹ năng học Tiếng Việt nói riêng, các kỹ năng giao tiếp nói chung như: tìm kiếm thơng tin, phân tích, lập luận để

xử lý thông tin; đưa ra kết luận và trình bày kết luận đó trước tập thể…Vì vậy, vấn đề có tình ngun tắc khi thiết kế câu hỏi và nêu câu hỏi trong dạy học bài phong cách học theo hướng giao tiếp là: giáo viên phải nêu rõ về đối tượng được hỏi (tức là phải nắm bắt được những đặc điểm về tâm sinh lý, khả năng nhận thức và khả năng ngôn ngữ của học sinh) đồng thời phải nắm vững và luôn luôn làm chủ các nội dung cảu bài học, tiết học. Có như vậy giáo viên mới biết mình cần, phải và nên hỏi cái gì (nội dung câu hỏi), câu hỏi đó sẽ dành cho những học sinh nào (đối tượng cần hỏi) và sẽ phải hỏi như thế nào (hình thức, cách hỏi). Bên cạnh việc thiết kế câu hỏi giáo viên cần dự kiến cả hình thức trả lời của học sinh , học sinh sẽ trả lời độc lập hay thảo luận và trả lời theo nhóm, trả lời miệng hay viết câu trả lời ra giấy, lên bảng…để có thể đưa thêm những câu hỏi gợi mở hoặc hướng dẫn hình thức trình bày khi cần nhằm vừa đảm bảo thời gian tiết học vừa có thể phát huy tối đa sự sáng tạo, chủ động cũng như tính tích cực giao tiếp của học sinh. Hơn thế nữa, trong quá trình đặt câu hỏi cho học sinh, giáo viên còn phải thực sự tham gia vào hoạt động giao tiếp với học sinh bằng cách ln lắng nghe các em nói, khuyến khích động viên các em trả lời; định hướng gợi mở cho những vướng mắc của các em trong quá trình bộc lộ, diễn đạt những suy nghĩ, hiểu biết của mình. Có như vậy học sinh mới cảm thấy thoải mái, hứng thú với những vấn đề giáo viên đưa ra, không phải chịu áp lực của sự bắt buộc phải trả lời và trả lời như thế nào. Điều này đã được giáo viên thể hiện tốt trong tiết dạy thực nghiệm, đồng thời, việc kết hợp giảng dạy bằng phương pháp trình chiếu power point giúp giáo viên thể hiện rõ hơn tình huống giao tiếp và tăng hiệu quả tiếp thu của học sinh. Do đó, tạo cho học sinh hứng thú học tập, tham gia giờ học tích cực hơn nên nắm được kiến thức và kết quả học tập tốt hơn.

3.3.1.2. Đánh giá qua phiếu điều tra

đánh giá qua phiếu điều tra. Kết quả tổng hợp phiếu điều tra giáo viên và học sinh được thể hiện qua bảng số liệu và biểu đồ sau:

Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm

Hứng thú (%) 50 94

Hiểu về các nhân tố giao tiếp (%) 53 78.5

Khả năng vận dụng (%) 58 90

Về mức độ hứng thú

Nhìn vào biểu đồ có thể thấy, học sinh tham gia học ở lớp thực nghiệm có mức độ hứng thú với giờ học cao hơn hẳn so với học sinh ở lớp đối chứng (94% ở lớp thực nghiệm và 50% ở lớp đối chứng). Điều đó cho thấy, học sinh sẽ hứng thú và sơi nổi hơn với giờ học mà mình được động não, tư duy và hoạt động nhiều hơn là các giờ học mang tính chất tĩnh, ít hoạt động. Ở tiết học thực nghiệm, giáo viên lôi kéo học sinh bằng các hình thức như: sử dụng kênh hình, phương pháp vấn đáp, hình thức làm bài nhóm, đưa ra tình huống thảo luận… Điều đó làm tăng cường sự gắn kết và giao tiếp giữa giáo

viên và học sinh, giữa học sinh và học sinh. Đồng thời, nội dung học và luyện tập gần với thực tế đời sống (tìm ngơn ngữ sinh hoạt trong thư từ, nhật ký…)

Về mức độ hiểu các nhân tố giao tiếp

Khi đưa ra câu hỏi: “Sau bài học, em thấy mình đã hiểu về các nhân tố

giao tiếp như thế nào?” thì 78.5% học sinh ở lớp thực nghiệm tỏ ra đã nắm bắt và hiểu về việc định hướng các nhân tố giao tiếp trong quá trình học. 21.5% cịn lại muốn có thêm nhiều hoạt động luyện tập hơn nữa để hiểu rõ hơn về các nhân tố giao tiếp và việc định hướng chúng trong làm bài. Trong khi đó, ở lớp đối chứng, tỉ lệ học sinh hiểu bài chỉ đạt 53%. Mặc dù ở tiết thực nghiệm còn một tỉ lệ học sinh chưa thực sự nắm vững nhưng 78.5% cũng là một tín hiệu đáng mừng trong việc tiếp cận lý thuyết hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ vào dạy Tiếng Việt. Chúng tơi sẽ nói rõ hơn việc nhận thức về các nhân tố giao tiếp của học sinh trong phần đánh giá hiệu quả phương pháp qua thực tế bài kiểm tra của học sinh.

Về mức độ vận dụng

90% học sinh nhận thấy mình có thể vận dụng các kiến thức và kỹ năng đã học trong bài vào các bài viết khác và trong thực tế cuộc sống là kết quả cho câu hỏi: “Sau bài học, em thấy mình có thể vận dụng các kiến thức đã học vào các dạng bài khác không?”. Ở tiết học đối chứng, con số này là

58%, 42% còn lại cảm thấy mơ hồ và vận dụng một cách máy móc, thiếu sự sáng tạo. Nguyên nhân điều này chính là việc hạn chế trong quá trình tổ chức giờ dạy của giáo viên ở giờ học đối chứng mà chúng tôi đã đưa ra ở phần trên.

3.3.2. Đánh giá qua bài làm của học sinh

Với đề kiểm tra , chúng tôi đã cho viết ở 80 học sinh ở hai lớp 10A1 (lớp đối chứng) và10A2 (lớp thực nghiệm). Kết quả bài làm được đánh giá theo barem điểm của nhà trường và giáo viên đưa ra. Ở đây, chúng đi sâu vào phân tích sự nắm vững và vận dụng định hướng giao tiếp vào bài của học

sinh, qua đó đánh giá hiệu quả của cách tiếp cận này đối với quá trình giảng dạy bài phong cách học Tiếng Việt lớp 10.

3.3.2.1. Về đề bài

Ở lớp đối chứng, học sinh bị lệ thuộc vào đề bài, hầu hết viết với nội dung là một cuộc nói chuyện giữa một nhóm bạn (giống ví dụ đã nêu trong SGK trang 113) khơng có sự đa dạng trong các bài viết, khơng sáng tạo trong bài viết.

Cịn ở lớp thực nghiệm, học sinh có thể mở rộng nội dung và đối tượng của bài viết.

Đoạn văn đó có thể là viết về nội dung một cuộc nói chuyện với bạn bè, với người thân trong cuộc sống hàng ngày; một đoạn nhật ký cá nhân; một đoạn độc thoại của một học sinh…. Đề bài khơng gị bó về u cầu nội dung nên học sinh có thể phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của mình trong bài làm. Thống kê các nội dung mà học sinh kể lại trong bài viết như sau:

- Là một đoạn đối thoại 7/40 bài, chiếm 17,5% - Là một đoạn độc thoại nội tâm 7/40 bài, chiếm 17.5% - Là một đoạn nhật ký cá nhân 9/40 bài, chiếm 22.5%

- Là một bức thư viết cho người thân 12/40 bài, chiếm 30%

- Là một đoạn hồi ức cá nhân 5/40 bài, chiếm 12.5%

Như vậy, với đề bài trên học sinh thoát khỏi một nội dung rập khuôn khô cứng (đối thoại giữa nhiều người) mà chọn nhiều hình thức viế t với nội dung đa dạng, học sinh bộc lộ được tâm tư, tình cảm, của mình. Điều đó giúp cho học sinh phát huy được óc tư duy, sáng tạo, tự khẳng định được bản thân mình. Bài làm của các em là kết quả của sự tư duy, tìm tịi, khám phá, từ sự vận dụng những kiến thức trên lớp học mà giáo viên đã truyền đạt.

3.3.2.2. Nhận xét quá trình học tập ở lớp thực nghiệm

Trong quá trình dạy học, giáo viên chia nhóm học sinh thảo luận đã giúp cho học sinh có cơ hội trao đổi, tranh luận với nhau để cùng nhau thực hiện các nhiệm vụ học tập trên cơ sở trao đổi, thảo luận và lắng nghe ý kiến, cách học này giúp học sinh tự lực chiếm lĩnh kiến thức đồng thời rèn luyện cho các em những kỹ năng cần thiết như giao tiếp, làm việc nhóm, trình bày trước lớp…

Qua các tiết dạy chúng tôi thấy đa số các em đều tham gia vào hoạt động học tập, tuy nhiên vẫn cịn có một số học sinh hơi thụ động do vẫn quen với cách học cũ. Nhưng nhìn chung qua tiết dạy chúng tôi nhận thấy học sinh hồn tồn học tốt mơn Tiếng Việt dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Qua đó có thể thấy cách dạy học theo quan điểm giao tiếp này đã giúp học sinh từng bước rèn luyện khả năng tự học, tự rèn luyện kỹ năng và ứng dụng tốt vào cuộc sống.

3.4. Tiểu kết chƣơng 3

Trên cơ sở vận dụng lý thuyết hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ vào giảng dy bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” cho học sinh lớp 10 trường Trung học phổ thông Đại Mỗ , đồng thời dựa trên kết quả đánh giá cho thấy: đối với các lớp thực nghiệm số học sinh hưởng ứng giờ học, hiểu bài và đạt kết quả cao trong bài viết của các lớp thực nghiệm có tỉ lệ cao hơn so với các lớp đối chứng. Thực tế cũng phản ánh trong quá trình dạy học, các giáo viên khi giảng dạy khi vận dụng và kết hợp tốt các hình thức tổ chức dạy học cũng đạt được hiệu quả cao hơn trong việc truyền thụ kiến thức cho học sinh, định hướng tốt cho học sinh làm bài và vận dụng kiến thức vào thực tế. Như vậy, có thể thấy, việc vận dụng lý thuyết hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là một phương pháp có hiệu quả và tác động tích cực đến chất lượng dạy - học bài “Phong cách ngơn ngữ sinh hoạt ” nói riêng và việc dạy - học Tiêng Việt nói chung.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Hiện nay, việc dạy mơn Ngữ văn nói chung và dạy mơn Tiếng Việt nói riêng là vấn đề đang được quan tâm và cần phải bàn luận thêm nhiều. Trên các tạp chí hiện nay cũng có nhiều bài viết về phương pháp dạy Tiếng Việt. Các nhà phương pháp đều thừa nhận dạy tiếng Việt, làm văn là rèn cho học sinh biết cách tạo lập ra các sản phẩm lời nói để làm phương tiện giao tiếp.

Dạy tiếng Việt và làm văn phải gắn với hoạt động giao tiếp. Phương pháp giao tiếp là phương pháp cơ bản. Giao tiếp là một nhu cầu thiết yếu của con người, con người được giao tiếp trong một phạm vi rất rộng từ khi mới sinh ra cho đến lúc trưởng thành. Hai phương tiện giao tiếp cơ bản, chủ yếu của con người là phương tiện ngơn ngữ và phi ngơn ngữ, trong đó ngơn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. Dạy tiếng Việt và làm văn là dạy học sinh làm một công cụ để giao tiếp. Những vấn đề lý thuyết của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là một vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó giúp cho người giáo viên có những cơ sở lí luận đầu tiên để có thể tiến hành giảng dạy bài phong cách học nói riêng và dạy Tiếng Việt nói chung.

Dạy và học bài Phong cách học lớp 10 Trung học phổ thơng vẫn cịn hạn chế do đa số những giờ học là những giờ giáo viên cung cấp kiến thức cho học sinh một cách máy móc, rập khn. Hơn nữa nội dung Tiếng Việt cịn nhiều lý thuyết, chưa có thực hành nhiều. Về phía học sinh, cịn lơ là mơn này vì số tiết chiếm rất ít trong phân phối chương trình. Mặt khác, nội dung bài học mà giáo viên cung cấp cho học sinh quá khô khan không phù hợp với nhu cầu của học sinh, học sinh lại phụ thuộc quá nhiều vào giáo viên. Chính điều này đã khơng khơi gợi được sự hứng thú cũng như sự tư duy, sáng tạo của các em.

Với thực trạng dạy và học như vậy, chúng tôi đã đưa ra những hướng tiếp cận giảng dạy theo định hướng lý thuyết hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ cho giáo viên ở dạng bài Phong cách học. Đồng thời, chúng tôi đã xây dựng thử nghiệm một giáo án tích hợp để đưa vào giảng dạy và đánh giá hiệu quả của phương pháp qua khảo sát tiết học và đánh giá bài làm của học sinh. Kết quả thu được đã khẳng định hiệu quả của phương pháp đối với bài học nói riêng và phân mơn nói chung.

Trên đây là một số kết luận khái quát nhưng ít nhiều đã phản ánh được những nội dung cơ bản của luận văn. Việc vận dụng lí thuyết giao tiếp để dạy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lý thuyết hoạt động giao tiếp vào dạy học các bài phong cách học lớp 10 trung học phổ thông (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)