Giải pháp về xây dựng hệ thống phối của nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ Logistics trong hệ thống phân phối hàng hóa ở nước ta (Trang 46 - 50)

III- Giải pháp mở rộng và phát triển dịch vụ logistics trong hệ thống phân phối hàng hóa

3.Giải pháp về xây dựng hệ thống phối của nhà nước

Trước hết, muốn tạo ra hệ thống phân phối tốt thì phải có dự trữ trong lưu thông. Không có dự trữ tốt thì đừng nói đến lưu thông tốt. Quỹ bình ổn giá nên giao cho các DN lớn quản lý, nhưng không được lẫn lộn giữa dự trữ của DN phục vụ kinh doanh với dự trữ để bình ổn. Dự trữ bình ổn phải do Nhà nước bỏ vốn.

Dịch vụ logistics trong hệ thống phân phối hàng hóa chỉ phát triển hiệu quả trên cơ sở có sự hỗ trợ của luật pháp các lĩnh vực liên quan như luật lệ về giao thong vận tải, thương mại điện tử hay chữ kí điện tử…Vì vậy, để hỗ trợ tốt cho dịch vụ logistics phát triển thì ngoài việc xây dựng và ban hành luật về dịch vụ logistics nhà nước cần ban hành các luật lệ hỗ trợ để tạo môi trường thuận lợi cho phát triển dịch vụ logistics.

Trước mắt phải xây dựng được 3 chuỗi phân phối hàng hoá: Chuỗi thứ nhất phụ trách các hàng vật tư chiến lược như: xăng dầu, xi măng, sắt thép, phân bón... Chuỗi thứ hai phụ trách các mặt hàng lương thực, thực phẩm, hàng hoá chủ yếu như: gạo, muối, thịt lợn... Chuỗi thứ 3 bao gồm các dịch vụ quan trọng như : nước sạch, khám chữa bệnh...

Bên cạnh đó, cần kiểm soát chặt chẽ bán buôn vì nếu không sẽ dễ xảy ra tình trạng đầu cơ.

Đồng thời, gấp rút xây dựng các sàn giao dịch bởi đây là khâu quan trọng trong quá trình lưu thông hàng hoá, là nơi nhà sản xuất và tiêu dùng gặp nhau, góp phần làm minh bạch hoá thị trường.

Đặc biệt với đặc thù là nước có truyền thống sản xuất nông nghiệp, Việt Nam rất cần những sàn giao dịch nông sản. Nếu làm được điều này thì sẽ hạn chế được việc ép giá, giảm được khâu trung gian, tránh được cảnh một cân cà chua ở Thái Bình chỉ có 500 đồng lên đến Hà Nội được bán với giá 4.000 đồng. Ở Hàn Quốc người ta có sàn giao dịch cho cả củ khoai, mớ rau. Chính vì chưa có những sàn giao dịch cho các lĩnh vực sản xuất nên đang xảy ra tình trạng các siêu thị lớn ép nhà cung ứng nhỏ, còn các siêu thị nhỏ thì lại bị nhà cung ứng ép.

Nhà nước cũng cần tập trung vào vấn đề xử lý những sai phạm trong phân phối lưu thông. Chúng ta phải tạo được hành lang để làm sao DN không dám bước qua, chứ như hiện nay theo kiểu chịu phạt 1 triệu đồng để thu lãi 100 triệu đồng thì không có tác dụng.

Nhà nước cần hoàn thiện hơn về luật trong lĩnh vực giao thông vận tải… để có một bộ luật khá đầy đủ cho hoạt động vận tải nói chung và phát triển dịch logistics trong hệ thống phân phối hàng hóa nói riêng. Bên cạnh đó, dịch vụ vận chuyển trong

chuỗi dịch vụ logistics không chỉ là vận chuyển trong nội địa mà hơn thế nữa là dịch vụ vận chuyển hàng hoá quốc tế. Vì thế, bên cạnh xây dựng và hoàn thiện luật trong nước, Nhà nước cũng cần cung cấp cho các doanh nghiệp liên quan đến dịch vụ logistics những thông tin cần thiết về luật quốc tế về dịch vụ logistics và các luật hỗ trợ liên quan.

Cần sớm ban hành các văn bản pháp lý để hỗ trợ cho thương mại điện tử phát triển nhằm tạo điều kiện phát triển dịch vụ logistics.Hệ thống pháp lý cho thương mại điện tử cần xây dựng trên cơ sở đạo luật mẫu về thương mại điện tử của Ủy ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế nhằm tạo sự đồng bộ trong hệ thống pháp luật Việt Nam với Luật Quốc tế, bảo vệ hợp pháp quyền lợi trong các giao dịch điện tử. Về nội dung Luật Thương mại điện tử của Việt Nam, phải thừa nhận tính pháp lý của các giao dịch thương mại điện tử( thông qua hệ thống Internet và hệ thống EDI), chữ kí điện tử và chữ kí số hoá, bảo vệ tính pháp lý của các hợp đồng thương mại điện tử, các hình thức , phương tiện thanh toán điện tử, đối với sở hữu trí tuệ lien quan đến mọi hình thức giao dịch điện tử, đối với mạng thông tin, chống tội phạm xâm nhập bằng thu thập tin tức mật, thay đổi các thông tin trên trang web, thâm nhập vào các dữ liệu, sao chép trộm các phần mềm, truyền virut phá hoại một cách bất hợp pháp, thiết lập hệ thống mã nguồn cho tất cả các thông tin số hoá.

KẾT LUẬN

Do đã phân tích ở trên, logistics trong hệ thống phân phối hàng hóa không chỉ là ngành đem lại nguồn lợi khổng lồ mà còn có vai trò to lớn, liên quan mật thiết tới sự cạnh tranh sống còn của doanh nghiệp

Trên cơ sở phân tích thực trạng của dịch vụ logistics trong hệ thống phân phối hàng hóa của nước, bài viết đã đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển hơn nữa dịch vụ logistics trong hệ thống phân phối hàng hóa nhằm tăng cường vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy nhiên, do kinh nghiệm còn hạn chế nên bài viết này không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự giúp của các thầy để có thể hoàn thiện đề tài này hoàn chỉnh hơn.

Bài đề án môn kinh tế thương mại của em hoàn thành được là nhờ có sự hướng dẫn tận tình của GS-TS Đặng Đình Đào. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của thầy đã giúp em hoàn thành bản đề án này và có thêm được những kiến thức bổ ích. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy!

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ Logistics trong hệ thống phân phối hàng hóa ở nước ta (Trang 46 - 50)