Đánh giá chung về hệ thống phân phối hàng hóa và dịch vụ Logistics trong hệ thống phân phối hàng hóa

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ Logistics trong hệ thống phân phối hàng hóa ở nước ta (Trang 27 - 31)

Logistics trong hệ thống phân phối hàng hóa

1. Đánh giá sơ bộ về hệ thống phân phối hàng hóa và dịch vụ logistics trong hệ thống phân phối hàng hóa trong hệ thống phân phối hàng hóa

Qua sơ bộ vài năm phát triển vừa qua ta có thể thấy rằng, hệ thống phân phối hàng hóa và dịch vụ logistics trong hệ thống phân phối hàng hóa ngày càng phát triển qua các năm một phần nguyên nhân là do nhu cầu xã hội ngày càng tăng theo đà phát triển kinh tế của đất nước.

Đối với những kênh phân phối hàng hóa bán buốn, bán lẻ, ngày càng phát triển mạnh, cơ sở vật chất to lớn, vốn mạnh, thường xuyên thực hiện đổi mới công nghệ, hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật. Sản lượng Tuy nhiên, cơ chế quản lý của

nhiều doanh nghiệp vẫn còn quá cứng nhắc khiến họ gặp không ít bất lợi trong quá trình sản xuất và phân phối hàng hóa.

Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ

Đơn vị tính: Tỷ đồng STT Năm Tổng số Kinh tế Nhà nước Kinh tế ngoài Nhà nước Khu vực có vốn DTNN 1 2005 480293,5 62175,6 399870,7 18247,2 Tỷ lệ 100 12,9 83,3 3,8 2 2006 596207,1 75314 498610,1 22283 Tỷ lệ 100 12,7 83,6 3,7 3 2007 746159,4 79673 638842,4 27644 Tỷ lệ 100 10,7 85,6 3,7 4 2008 983803,4 96480,2 853809,7 33513,5 Tỷ lệ 100 9,8 86,8 3,4 5 2009 1197.480 116.224 1049.944 31.292 Tỷ lệ 100 97,7 87,7 2,6

Đối với các doanh nghiệp nhà nước, với sự trợ giúp của chính phủ , cơ sở vật chất được đầu tư mạnh mẽ, vốn ngày càng mở rộng nên sản lượng, tốc độ tăng trưởng, tỷ trọng kênh phân phối tăng đều đặn qua các năm. Vì vậy, có lợi thế cạnh tranh hơn so với các công ty ngoài quốc doanh. Nhưng, các doanh nghiệp này lại hoàn toàn bị động trước sự quản lý cứng nhắc và can thiệp quá sâu của cấp trên, các chính sách bán hàng, đặc biệt là cơ chế giá chậm điều chỉnh, không bám sát được với các diễn biến của thị trường..

Nhìn chung, đối với những loại hình phân phối hiện đại, hiển nhiên đây là một thế mạnh của các nhà phân phối nước ngoài. Gần đây, tuy các nhà phân phối Việt Nam có nhiều động thái củng cố lại hệ thống của mình để chống lại áp lực cạnh tranh từ các nhà phân phối nước ngoài, nhưng đây có thể là một cuộc đua không cân sức vì các tập đoàn phân phối nước ngoài đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm kinh doanh trên thị trường các nước đang phát triển, nguồn vốn rất lớn; họ lại tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trường, tổ chức kinh doanh, thậm chí vận động hành lang rất bài bản và đưa ra giá bán buôn thấp hơn nhiều so với các nhà bán buôn trong nước, các dịch vụ bán hàng thuận tiện và các chương trình khuyến mại hấp dẫn.

Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ

2. Những hạn chế và nguyên nhân

Mặc dù quan tâm tới việc lựa chọn và đổi mới hệ thống phân phối hàng hóa nhưng còn chậm và có nhiều chỗ chưa hợp lý. Việc này thể hiện qua việc tổ chứ kênh phân phối và việc phân chia thị trường không hợp lý của các doanh nghiệp, các đại lý bán buôn bán lẻ, dẫn đến có sự xung đột giữa các thành viên kênh

Trình độ cơ sở vật chất nhất là vận chuyển còn thiếu, việc điều độ còn khó khăn, thiếu hợp lý. Hiện nay, các phương tiện vận tải của các công ty vận chuyển đa số đã cũ, tiêu chuẩn kỹ thuật không đảm bảo, vì vậy dẫn tới sự khó khăn trong việc giao nhận, vận chuyển hàng hóa, cũng vì vậy sẽ khó khăn cho các Xí nghiệp để quản lý dong vận động vật chất của sản phẩm từ Công ty đến khách hàng của các Xí nghiệp, Chi nhánh.

Có thể nói, ngành phân phối là ngành rất nhạy cảm trong nền kinh tế nước ta vì nó ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu người bán hàng và hàng chục triệu người tiêu dùng, đặc biệt là hệ thống phân phối của một số mặt hàng thiết yếu. Ngay cả một số quốc gia có trình độ phát triển kinh tế cao như Nhật Bản, Ấn Độ cũng có xu hướng bảo hộ ngành phân phối của mình rất chặt chẽ. Ví dụ, hệ thống phân phối ở Nhật Bản được tổ chức theo kiểu khép kín giữa nhà sản xuất và các nhà bán buôn bán lẻ và có xu hướng bài ngoại, hàng hóa Nhật Bản xuất hiện khắp nơi trên thế giới nhưng hàng của các nước khác rất khó khăn để có thể len chân vào hệ thống phân

phối của Nhật Bản. Mô hình quản lý hệ thống phân phối của các nước này có những ưu điểm mà ta có thể học tập vận dụng một cách chọn lọc

Việc quản lý luồng hàng hóa và công tác thông tin của doanh nghiệp đối với kênh Đại lý và Tổng đại lý đến khách hàng của họ vẫn còn hạn chế. Bên cạnh những ưu điểm trong việc tổ chức quản lý kênh phân phối trung gian vẫn còn những một số hạn chế nhất định của các doanh nghiệp . Đó là việc quản lý , kiểm soát của các công ty, các doanh nghiệp đối với việc bán hàng của các đại lý, tổng đại lý. Đây cũng là một trong những mặt yếu kém của phòng Marketing của các doanh nghiệp.

CHƯƠNG III

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHÂN PHỐI BÁN BUÔN, BÁN LẺ Ở VIỆT NAM BÁN BUÔN, BÁN LẺ Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ Logistics trong hệ thống phân phối hàng hóa ở nước ta (Trang 27 - 31)