Giải pháp cạnh tranh của thị trường bán buôn, bán lẻ ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ Logistics trong hệ thống phân phối hàng hóa ở nước ta (Trang 37 - 42)

II- Giải pháp phát triển dịch vụ bán buôn, bán lẻ ở Việt Nam

3. Giải pháp cạnh tranh của thị trường bán buôn, bán lẻ ở Việt Nam

Trong thời kỳ hậu WTO, Việt Nam phải mở rộng cửa cho các doanh nghiệp nước ngoài trong các lĩnh vực bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán, viễn thông, năng lượng, chuyển phát nhanh, xây dựng ... đặc biệt, trong lĩnh vực dịch vụ phân phối, Việt Nam sẽ tự do hóa lĩnh vực bán buôn, bán lẻ và nhượng quyền kinh doanh. Điều này rất hấp dẫn đối với các doanh nghiệp nước ngoài, nhất là với các đại gia Mỹ nổi

tiếng là năng động và tiềm lực mạnh. Trước sức ép đó, các doanh nghiệp trong nước cũng đã liên kết nhau lại nhằm nâng cao thế và lực trên. Đi tiên phong trong chiến lược này là bốn nhà phân phối hàng đầu Việt Nam: Tổng công ty thương mại Sài Gòn, Tổng công ty thương mại Hà Nội, Liên hiệp HTX thương mại TP. Hồ Chí Minh và Công ty TNHH Phú Thái đã góp vốn thành lập Công ty cổ phần đầu tư và phát triển hệ thống phân phối (VDA). Mục tiêu của VDA là trở thành tập đoàn hàng đầu của Việt Nam trong linh vực phân phối và logistics. Để đạt được điều ấy, ngoài việc phát huy thế mạnh của từng thành viên, VDA đã ký ngay văn bản hợp tác chiến lược với Tổng công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines), Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) và ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam (BIDV)

Các doanh nghiệp trong nước đã chứng tỏ được sự cố gắng của mình: Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn-Saigon Coopmart đang phấn đấu đến năm 2010 xây dựng được hệ thống 40 siêu thị trên cả nước và đi đầu trong việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000 trong hoạt động quản lý. Hapro (Tổng công ty Thương mại Hà Nội) khai trương hệ thống gần 40 siêu thị, cửa hàng tiện ích tại Thủ đô ngay sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Công ty TNHH Phú Thái cũng có chiến lược riêng nhằm phát triển thành tập đoàn phân phối hàng đầu của Việt Nam vào năm 2009. Công ty Trung Nguyên đang triển khai dự án G7 Mart với kế hoạch xây dựng hệ thống phân phối trên cả nước gồm 100 trung tâm phân phối, 500 cửa hàng tiện lợi và 9500 cửa hàng thành viên trong giai đoạn đầu.

Để tiếp tục tăng cường quản lý nhà nước đối với các hệ thống phân phối hàng hóa nhằm ổn định và phát triển bền vững thị trường trong nước cần tập trung vào các giải pháp sau:

Một là, tập trung thiết kế và hoạch định chính sách phát triển, xác lập cơ chế quản lý nhà nước đối với 3 hệ thống phân phối chủ yếu sau:

- Hệ thống phân phối hàng hóa trọng yếu đối với sản xuất và đời sống (xăng dầu, sắt thép xây dựng, phân bón, than, xi-măng, gạo, thuốc chữa bệnh);

- Hệ thống phân phối tổng hợp hàng hóa tiêu dùng; - Mạng lưới phân phối (chủ yếu là bán lẻ) địa phương.

Hai là, phát triển hệ thống bán lẻ của các tập đoàn, tổng công ty lớn hoạt động trên thị trường cả nước.

Các ngành, nhóm hàng quan trọng (sắt thép, xi-măng, xăng dầu, lương thực, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, dược phẩm...) hoặc đặc thù (rượu - bia, thuốc lá, chất nổ, hóa chất độc hại...) có tác động lớn đến sản xuất, đời sống, sức khỏe của

người dân và môi trường sinh thái. Mô hình tổ chức lưu thông các ngành hàng này vừa phải phù hợp với tính chất và trình độ của sản xuất, tiêu dùng vừa phải đáp ứng được yêu cầu quản lý vĩ mô của Nhà nước.

Định hướng chủ yếu để các doanh nghiệp hình thành và phát triển mô hình tổ chức lưu thông là:

- Thiết lập và phát triển mối liên kết dọc có quan hệ gắn kết chặt chẽ, ổn định và ràng buộc trách nhiệm trên từng công đoạn của quá trình lưu thông từ sản xuất, xuất nhập khẩu đến bán buôn và bán lẻ thông qua các quan hệ trực tuyến hoặc quan hệ đại lý, mua bán. Doanh nghiệp đầu nguồn (sản xuất, nhập khẩu) phải kiểm soát và chịu trách nhiệm với toàn bộ hệ thống, từ chi phí, giá cả, nguồn gốc, số lượng, chất lượng và nhãn hiệu hàng hóa đến phương thức và chất lượng phục vụ... Để hình thành hệ thống kinh doanh này, cần phát huy vai trò định hướng và tổ chức thị trường của các doanh nghiệp lớn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia nhằm tạo ra một thị trường ngày càng cạnh tranh.

- Thiết lập hệ thống phân phối trên cơ sở xây dựng và phát triển hệ thống tổng kho bán buôn, hệ thống trung tâm logisstics được bố trí theo khu vực thị trường để tiếp nhận hàng hóa từ các cơ sở sản xuất, nhập khẩu và cung ứng hàng hóa cho mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn.

- Khuyến khích các doanh nghiệp lớn kinh doanh các nhóm, mặt hàng có mối liên hệ trong tiêu dùng tạo mối liên kết ngang trong khâu phân phối để giảm chi phí đầu tư, chi phí lưu thông của doanh nghiệp và giảm chi phí của xã hội nhờ tiết kiệm được thời gian mua sắm liên kết ngang trong khâu bán buôn thông qua lập chung trung tâm giao dịch, hệ thống tổng kho bán buôn, hệ thống trung tâm logistics; kinh doanh xăng dầu liên kết ngang trong khâu bán lẻ với kinh doanh hàng công nghiệp tiêu dùng, thực phẩm chế biến, hàng lưu niệm, dịch vụ du lịch, ăn uống, giải trí... thông qua mô hình chuỗi cửa hàng tiện lợi, các "trạm dịch vụ" hoặc “trạm ven lộ” cạnh các cửa hàng xăng dầu tại các địa bàn có mật độ dân cư cao và đặc biệt là dọc các tuyến giao thông trọng điểm.

Hướng chủ yếu để Nhà nước can thiệp vào thị trường ngành hàng này là: - Áp dụng quy chế về tổ chức và kiểm soát hệ thống phân phối nhằm bảo đảm sự đồng bộ, tính tương thích giữa cơ chế quản lý, điều tiết của Nhà nước với việc tổ chức lưu thông theo cơ chế thị trường.

- Theo dõi sát tình hình diễn biến cung - cầu, giá cả của thị trường thông qua hệ thống thu thập và xử lý thông tin nhanh.

- Chủ động can thiệp kịp thời bằng các công cụ gián tiếp là chủ yếu (như tín dụng, lãi suất, thuế, dự trữ quốc gia...) để tác động đến thị trường thông qua các doanh nghiệp đầu nguồn.

- Chỉ đạo các lực lượng tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý mạnh các hành vi vi phạm để nhanh chóng thiết lập lại trật tự của thị trường.

Ba là, phát triển một số loại hình tổ chức phân phối bán lẻ vừa và nhỏ theo hướng hiện đại và chuyên nghiệp.

- Trung tâm thương mại, siêu thị: Phát triển mạnh các loại hình này tại các khu vực thành thị; trong đó quy mô và trình độ tổ chức giảm dần từ hạng I đến hạng II và hạng III tương ứng theo thứ tự từ đô thị loại I trở xuống đến các thị xã, các khu công nghiệp tập trung, khu kinh tế lớn, khu đô thị mới, khu du lịch, khu cư dân tập trung, các cửa khẩu và các thị trấn, thị tứ. Trong mỗi loại hình, từng bước đổi mới tổ chức và hoạt động theo hướng văn minh và hiện đại, liên kết thành các hệ thống, các chuỗi phân phối.

- Trung tâm mua sắm, khu thương mại - dịch vụ tập trung: Tại vùng ngoại vi (từ vành đai 3 trở ra) của các đô thị lớn, hình thành và phát triển các khu mua sắm, khu thương mại - dịch vụ tập trung trên cơ sở liên kết và hội tụ các trung tâm thương mại lớn, các đại siêu thị, các trung tâm cung ứng dịch vụ, trung tâm hội chợ - triển lãm cùng với các công trình văn hóa, thể thao vui chơi giải trí tạo ra một không gian rộng lớn phục vụ đời sống vật chất và tinh thần của đông đảo cư dân đô thị và khách du lịch, nhất là vào những ngày nghỉ cuối tuần.

- “Siêu thị ảo”, “chợ ảo”, nhà mua bán trung gian trên in-tơ-net: Hình thành và phát triển các “sàn giao dịch ảo”, “siêu thị ảo”, “chợ ảo”, các loại hình doanh nghiệp chuyên mua bán trung gian trên in-tơ-net trên cơ sở ứng dụng các tiến bộ của khoa học về công nghệ thông tin, trước hết là tại các đô thị lớn với các mặt hàng có chất lượng ổn định, bao gói quy chuẩn, giá cả dễ xác định.

- Các loại hình cửa hàng tiện lợi, chuyên ngành, tổng hợp: Phát triển hệ thống cửa hàng tiện lợi, chuyên ngành, tổng hợp... gắn với khu vực dân cư, phù hợp với xu hướng thỏa mãn nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng ở thành thị và nông thôn đối với từng nhóm, mặt hàng cụ thể. Thông qua quá trình tích tụ, tập trung, các doanh nghiệp lớn liên kết các cửa hàng độc lập lại trong cùng một hệ thống bằng các hình thức đại lý, nhượng quyền kinh doanh.

- Các công ty thương mại bán lẻ hiện đại: Với hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị, chuỗi cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng tiện lợi... công ty sẽ liên kết với các đơn vị sản xuất hàng tiêu dùng, các công ty kinh doanh nhập khẩu (thực phẩm chế biến, hàng công nghiệp tiêu dùng), các gia trại, các hợp tác xã, các chợ đầu mối (hàng thực phẩm tươi sống, rau - củ - quả) thông qua hợp đồng mua bán và đơn đặt hàng để tạo nguồn hàng ổn định lâu dài, với khối lượng lớn, trung chuyển về các trung tâm logistics, tổng kho bán buôn của mình và từ đó, cung ứng thường xuyên cho các đơn vị bán lẻ trong hệ thống.

Bốn là, định hướng tổ chức các hộ bán lẻ, các cửa hàng bán lẻ độc lập phát triển thành doanh nghiệp hoặc cơ sở trực thuộc doanh nghiệp bán lẻ.

Cùng với các loại hình bán lẻ hiện đại của các công ty, củng cố mô hình cửa hàng độc lập, nhất là của hàng triệu hộ kinh doanh, tạo ra một mạng lưới bán lẻ rộng lớn, phủ khắp thị trường để tiếp cận trực tiếp người tiêu dùng, tác động và phản ánh đúng mặt bằng giá cả, thu hút một lực lượng lao động lớn của xã hội. Thông qua các hình thức đại lý, hợp đồng mua bán ổn định, tham gia các chuỗi (bằng liên kết, liên doanh, nhượng quyền...)... để kết nối các cửa hàng độc lập với các doanh nghiệp sản xuất, phân phối và xuất nhập khẩu, thông qua các hoạt động quản lý nhà nước (đặc biệt là ở cấp quận, huyện) hướng các hộ bán lẻ kinh doanh văn minh, có trách nhiệm với người tiêu dùng và với xã hội. Các cửa hàng bán lẻ phải trở thành các “cứ điểm” kinh doanh, bám sát sản xuất và tiêu dùng, trở thành phương cách cơ bản để mở rộng lưu thông, làm công cụ kinh tế để thực hiện quá trình điều tiết cung cầu, giá cả thị trường.

Cùng với việc thực hiện cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ phân phối cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải có chính sách, giải pháp bảo vệ hệ thống bán lẻ trong nước, nhất là hệ thống bán lẻ của hàng triệu hộ kinh doanh.

Năm là, tổ chức, phát triển và quản lý các loại hình chợ theo thị trường địa bàn. - Chợ đầu mối bán buôn: Do tầm quan trọng của các chợ đầu mối đối với tiêu thụ nông sản - thực phẩm cần hình thành và phát triển mạng lưới các chợ đầu mối, chuyên doanh phát luồng bán buôn lớn (hạng I, II) tại các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, ổn định và đủ lớn, có vị trí và điều kiện giao thông thuận tiện, hoặc ở ngoại vi các thành phố, thị xã, gần các trung tâm tiêu thụ, đầu mối xuất khẩu tại đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên và ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh... Ngoài ra, mỗi tỉnh xây mới, cải tạo nâng cấp từ 1 - 3 chợ đầu mối bán buôn tại các vùng sản xuất nông sản và tiêu dùng tập trung của tỉnh, thành phố.

- Chợ bán lẻ: ở địa bàn nông thôn, mạng lưới chợ dân sinh ở nông thôn, miền núi vẫn là kênh lưu thông hàng hóa chủ yếu trong thời kỳ từ nay đến năm 2010 và 2020. Tập trung vào việc cải tạo, di dời và xây mới để bảo đảm có đủ chợ dân sinh cơ sở có quy mô thuộc hạng III ở các xã, cụm xã đáp ứng nhu cầu trao đổi mua bán hàng hóa phục vụ sản xuất và đời sống hằng ngày của nhân dân. Tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới... sản xuất và đời sống của bà con còn nhiều khó khăn cần gắn hoạt động trao đổi hàng hóa qua chợ với hoạt động văn hóa - xã hội và du lịch. Đồng thời, cải tạo, nâng cấp hoặc xây mới các chợ thị trấn, thị tứ, chợ cửa khẩu thành các chợ lớn hơn, thành chợ trung tâm của huyện hoặc của một tiểu vùng gồm nhiều xã trong huyện, làm hạt nhân của mạng lưới các chợ dân sinh vệ tinh chung quanh. Vị trí và cấu trúc của chợ phải được thiết kế hợp lý theo công năng của chợ và phù hợp với đặc điểm hoạt động của từng loại chợ, trình độ phát triển kinh tế, văn hóa cũng như phong tục, tập quán trao đổi hàng hóa của từng địa phương.

Ở địa bàn thành thị: Các chợ nội thành, nội thị từng bước được tổ chức lại và

phát triển theo 3 hướng:

Hạn chế xây mới (trừ đô thị mới), chủ yếu là cải tạo, nâng cấp thành các chợ trung tâm của quận, thị xã, thành phố với quy mô thuộc hạng I và II, khang trang và hiện đại. Chợ này cũng có thể được bố trí trong các trung tâm mua sắm, trung tâm thương mại theo mô hình chợ truyền thống - siêu thị - trung tâm thương mại. Mỗi chợ tổng hợp bán buôn, bán lẻ hạng I trên địa bàn cả nước được phát triển như hạt nhân để hình thành các khu trung tâm thương mại của tỉnh, vừa có vai trò phát luồng hàng hóa đến các chợ bán lẻ tổng hợp trên địa bàn, vừa là các trung tâm thương mại - dịch vụ tổng hợp của tỉnh.

Chuyển hóa chợ hạng III thành các siêu thị nhỏ, cửa hàng tiện lợi bán lẻ hàng nhật dụng.

Di chuyển ra vùng ngoại vi hợp thành các chợ đầu mối tổng hợp hoặc chợ chuyên kinh doanh phát luồng bán buôn là chính, trước hết là các chợ đầu mối nông sản - thực phẩm.

-Chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu: Đối với các xã hoặc cụm xã biên giới phát triển các chợ dân sinh. Chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu phát triển các chợ với quy mô hạng I, II.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ Logistics trong hệ thống phân phối hàng hóa ở nước ta (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w