Cam kết quốc tế của Việt Nam về phát triển dịch vụ Logistics trong hệ thống phân phối hàng hóa

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ Logistics trong hệ thống phân phối hàng hóa ở nước ta (Trang 43)

III- Giải pháp mở rộng và phát triển dịch vụ logistics trong hệ thống phân phối hàng hóa

1.Cam kết quốc tế của Việt Nam về phát triển dịch vụ Logistics trong hệ thống phân phối hàng hóa

thống phân phối hàng hóa

Về cơ bản, Việt Nam giữ được như BTA, tức là khá chặt so với các nước mới gia nhập. Trước hết, về thời điểm cho phép thành lập doanh nghiệp bán lẻ 100% vốn nước ngoài là như BTA (1/1/2009). Thứ hai, tương tự như BTA, ta không mở cửa thị trường phân phối xăng dầu, dược phẩm, sách báo, tạp chí, băng hình, thuốc lá, gạo, đường và kim loại quý cho nước ngoài. Nhiều sản phẩm nhạy cảm như sắt thép, xi măng, phân bón… ta chỉ mở cửa thị trường phân phối sau 3 năm kể từ ngày gia nhập. Doanh nghiệp có có vốn đầu tư nước ngoài, mở điểm bán lẻ thứ hai trở đi phải được Việt Nam cho phép theo từng trường hợp cụ thể.

Xét về phương thức cung cấp dịch vụ theo quy định của WTO, trong cam kết gia nhập Việt Nam không cam kết Phương thức 1 (đồng nghĩa với việc kiểm soát bán lẻ theo đơn đặt hàng qua mạng), trừ phân phối các sản phẩm phục vụ nhu cầu cá nhân và các chương trình phần mềm máy tính hợp pháp và 4 (không cam kết về việc công dân các nước thành viên WTO vào Việt Nam để phân phối hàng hóa với tư cách cá nhân độc lập), và không hạn chế Phương thức 2 (người Việt Nam sang các quốc gia thành viên WTO để sử dụng dịch vụ phân phối do các nhà phân phối của các nước đó cung cấp).

Trong Báo cáo của Ban Công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO, Việt Nam sẽ giành quyền kinh doanh đầy đủ cho các cá nhân và doanh nghiệp nước ngoài (trong đó bao gồm quyền phân phối sản phẩm cho các cá nhân và doanh nghiệp được phép phân phối sản phẩm đó ở Việt Nam) kể từ ngày 1/1/2007, ngoại trừ một số sản phẩm chịu sự điều chỉnh của cơ chế thương mại nhà nước (thuốc lá, xăng dầu, báo, tạp chí chuyên ngành, băng đĩa hình, tàu vũ trụ, máy bay trực thăng), gạo (cho phép xuất khẩu kể từ ngày 1/1/2011), dược phẩm, phim điện ảnh, lịch bưu thiếp, tem thư, may in, ra-da, camera, hàng hóa kỹ thuật (cho phép nhập khẩu từ 1/1/2009).

Trong Báo cáo của Ban Công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO, Việt Nam sẽ giành quyền kinh doanh đầy đủ cho các cá nhân và doanh nghiệp nước ngoài (trong đó bao gồm quyền phân phối sản phẩm cho các cá nhân và doanh nghiệp được phép phân phối sản phẩm đó ở Việt Nam) kể từ ngày 1/1/2007, ngoại trừ một số sản phẩm chịu sự điều chỉnh của cơ chế thương mại nhà nước (thuốc lá, xăng dầu, báo, tạp chí chuyên ngành, băng đĩa hình, tàu vũ trụ, máy bay trực thăng), gạo (cho phép xuất khẩu kể từ ngày 1/1/2011), dược phẩm, phim điện ảnh, lịch bưu thiếp, tem thư, may in, ra-da, camera, hàng hóa kỹ thuật (cho phép nhập khẩu từ 1/1/2009).

Đối với sự phát triển dịch vụ phân phối hàng hóa nói chung và dịch vụ logistics trong phân phối hàng hóa nói chung điều kiện về cơ sở hạ tầng và phương tiện kĩ thuật là điều kiện tiên quyết.Ở Việt Nam, dịch vụ vận tải và dịch vụ kho bãi là hai hình thức dịch vụ logistics phổ biến và phát triển nhất. Vì thế hệ thống cơ sở hạ tầng có vai trò đặc biệt quan trọng và cần thật chú trọng phát triển cho hợp lý. Để phát triển dịch vụ logistics thì cần làm tốt công tác quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ Logistics trong hệ thống phân phối hàng hóa ở nước ta (Trang 43)