TP .HCM
2.3.1. Các sản phẩm huy động vốn
Biều đồ 2.2: Sản phẩm tiết kiệm của NHTMCP CT-CN8 TP.HCM
Nhìn vào sơ đồ trên ta có thể thấy Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam có các sản phẩm huy động vốn khá là đa dạng dành cho khách hàng cá nhân và các tổ chức
kinh tế, đặc biệt là là gói sản phẩm tiền gửi tiết kiệm với những sản phẩm mới, mang tính riêng biệt và luôn mang lại cho khách hàng những sự lựa chọn tốt nhất. Dưới đây là chi tiết về các sản phẩm.
2.3.1.1. Tiền gửi thanh toán
Tiền gửi thanh toán bằng VNĐ: là tài khoản do người sử dụng dịch vụ thanh toán
mở tài khoản tại VietinBank với mục đích giữ tiền hoặc thực hiện các giao dịch thanh toán qua ngân hàng bằng các phương tiện thanh toán.
Tiền gửi thanh toán bằng ngoại tệ: là tài khoản do người sử dụng dịch vụ thanh
tốn mở tài khoản tại VietinBank với mục đích giữ tiền hoặc thực hiện các giao dịch thanh toán qua ngân hàng bằng các phương tiện thanh toán.
2.3.1.2. Tiền gửi tiết kiệm
Tiền gửi tiết kiệm khơng kỳ hạn: là hình thức gửi tiền tiết kiệm theo đó lãi suất tiền
gửi có thể thay đổi bất kỳ lúc nào theo quy định của ngân hàng và người gửi tiền có thể rút tiền theo yêu cầu mà không cần báo trước vào bất kỳ ngày làm việc nào của ngân hàng.
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: là hình thức gửi tiền theo đó lãi suất và kỳ hạn đã được
khách hàng và ngân hàng thống nhất tại thời điểm gửi tiền. Với sản phẩm này, người gửi tiền chỉ có thể rút tiền sau một kỳ hạn gửi tiền nhất định nếu muốn hưởng lãi suất như đã thỏa thuận với ngân hàng. Khách hàng có thể rút trước hạn.
Tiết kiệm bậc thang: là tài khoản tiền gửi tiết kiệm có áp dụng lãi suất theo tiến độ
số dư. Lãi suất được xác định tại thời điểm gửi tiền tùy theo kỳ hạn và số tiền gửi, theo đó tại cùng một kỳ hạn, khoản tiền gửi càng lớn thì lãi suất được hưởng càng cao.
Tiết kiệm linh hoạt vốn: là tài khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn theo đó khách
hàng có thể chủ động rút một phần hoặc tồn bộ tiền gửi trước hạn, đồng thời vẫn được hưởng lãi suất bậc thang căn cứ vào thời gian thực gửi.
Tiết kiệm lãi suất cộng – Plus: là hình thức gửi tiết kiệm trung hạn cho phép khách
hàng được linh hoạt rút vốn trước hạn, được hưởng lãi suất cao và khách hàng không phải trả lại số tiền lãi của các kỳ hạn lãi đã nhận trước đó.
Tiết kiệm dự thưởng: là sản phẩm tiết kiệm có kỳ hạn thơng thường có kèm theo cơ
hội được tham gia dự thưởng dành cho khách hàng gửi tiền. Đây là sản phẩm phát hành theo đợt.
2.3.2. Hoạt động huy động vốn của NHTMCP VietinBank chi nhánh 8 TP.HCM từ năm 2009-2011
Có thể khẳng định huy động vốn là một trong những mặt mạnh của VietinBank khi so sánh với nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) khác. Bằng uy tín cùng với sản phẩm tiền gửi ngày càng đa dạng, VietinBank đã đem lại nhiều tiện ích cho các khách hàng đến gửi tiền. Đây là lý do khiến tổng nguồn vốn huy động hàng năm của Vietinbank ln có sự tăng trưởng cao.
Bảng 2.2: Kết quả huy động vốn của NHTMCP CT- CN 8 TP.HCM
(Đơn vị: Tỷ đồng)
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động nội bộ của NHTMCP CT – CN8 TP.HCM )
Hoạt động huy động vốn của chi nhánh năm 2009
Năm 2009, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng về tiền gửi để đảm bảo nguồn vốn và thanh khoản. Ở năm này, lãi suất ngân hàng liên tục tạo đỉnh, các ngân hàng thương mại liên tục tăng lãi suất huy động VND, tập trung từ các kỳ hạn dài và dồn ép các kỳ hạn ngắn. Mức lãi suất cao nhất lần lượt tạo các “đỉnh” 9%, 10% và đỉnh điểm lên đến 10,5%/năm. Khái niệm “đường cong lãi suất” bị xóa nhịa khi nhiều thành
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Nguồn vốn huy động theo
kế hoạch 1369 1453 1867 2789
Nguồn vốn thực tế huy
động được 1440 1838 2778 3430
Vượt kế hoạch 5.20% 26.50% 48.80% 23.00%
viên áp thống nhất một mức cao cho hầu hết các kỳ hạn. Nguyên nhân là do đợt vàng, ngoại tệ sốt giá, cùng với chứng khoán giảm giá xuống mức hấp dẫn nên nhiều người đã chọn các kênh đầu tư này để bỏ vốn, thay vì gửi tiết kiệm. Thậm chí, một số khách hàng cịn rút tiền tiết kiệm để mua USD, vàng vì lo ngại lạm phát cao bùng phát. Ngồi ra trong tình hình kinh tế khó khăn, nhà nước cũng bắt đầu thực hiện chính sách kích cầu với gói hỗ trợ lãi suất 4% cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhưng thực tế có quá nhiều doanh nghiệp có nhu cầu về vốn để phục hồi sản xuất kinh doanh, do vậy thiếu một lượng vốn rất lớn.
Tuy nhiên Vietinbank Chi nhánh 8 cũng đã hoàn thành tốt nhiệm vụ huy động vốn của mình. Tổng nguồn vốn huy động trong năm này được 1838 tỷ, vượt kế hoạch đề ra là 385 tỷ. Có kết quả này là do ngân hàng đã thực hiện nhiều giải pháp để giữ ổn định và phát triển nguồn vốn như: kịp thời điều chỉnh lãi suất và kỳ hạn tiền gửi phù hợp với diễn biến của thị trường; tăng cường tiếp thị, cung cấp các gói sản phẩm (tiền gửi, tín dụng, thanh tốn quốc tế…); khai thác nhiều kênh huy động vốn, thiết kế sản phẩm huy động vốn linh hoạt.
Hoạt động huy động vốn của chi nhánh năm 2010
Ở nửa đầu năm 2010, lãi suất tiền gửi đều được hầu hết các ngân hàng áp dụng ở một mức duy nhất cho tất cả các kỳ hạn 10,499%/năm. Ngồi ra một số ngân hàng cịn gia tăng mạnh khuyến mãi, với kỳ vọng hút được tiền nhàn rỗi trong dân cư nên đẩy lãi suất huy động vượt trần cho phép. Bước sang nửa cuối năm thì lãi suất huy động trong toàn hệ thống ngân hàng tăng mạnh phổ biến từ 14 – 16%, lãi suất cho vay chạm 19 – 20%, và VietinBank cũng không năm ngoài cuộc chạy đua lãi suất này. Nguyên nhân là do lạm phát cao vượt mức dự kiến (kế hoạch là 8%, thực tế 11.75%), khiến cho người dân có tâm lý khơng muốn giữ tiền mặt mà chuyển sang các tài sản có tính an tồn cao hơn như USD, vàng và bất động sản để giữ giá trị tài sản của mình một cách hợp lý nhất, điều này khiến cho ngân hàng gặp khó khăn trong việc huy động vốn, buộc họ phải đẩy lãi suất huy động lên cao để thu hút người gửi tiết kiệm.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn về cạnh tranh các ngân hàng, tuy nhiên với sự cố gắng nổ lực của mình ngân hàng có mức tăng trưởng nguồn vốn huy động rất ấn tượng. Cụ thể
trong năm 2010, tổng nguồn vốn huy động đạt 2778 tỷ đồng, vượt 48.8% so với kế hoạch, tăng trưởng 51.14% so với năm ngoái. Nguyên nhân tăng mạnh vốn huy động là ngân hàng là chính sách tập trung vào tìm kiếm cũng như giữ khách hàng là các công ty, doanh nghiệp đều thực hiện rất tốt, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân. Tỷ trọng nguồn vốn từ khối doanh nghiệp tư nhân đã tăng vượt bậc từ 7% năm 2009 lên đến 35.3% năm 2010. Ngoài ra ngân hàng có gói sản phẩm huy động vốn Tiết kệm tích lũy, Tiết kiệm có kỳ hạn lãi suất thả nổi, Tiết kiệm thông thường kỳ hạn từ 12 tháng trở lên... Ngồi ra có sự khảo sát và cập nhật kịp thời biểu lãi suất huy động công bố cũng như trao thẩm quyền thỏa thuận lãi suất góp phần tăng lợi thế cạnh tranh về huy động của VietinBank và giữ được khách hàng cũ.
Hoạt động huy động vốn của chi nhánh năm 2011
Năm 2011 là năm nhiều khó khăn cho cả hệ thống ngân hàng trong việc huy động vốn. Nhiều ngân hàng thương phải đối mặt với những trở ngại trong huy động vốn. Dù mức lãi suất huy động được công bố tối đa lên tới 14%/năm kèm theo nhiều điều kiện hấp dẫn khác song dòng tiền chảy vào hệ thống ngân hàng vẫn nhỏ giọt. Nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng trên là do lạm phát cao khiến người dân không muốn nắm giữ tiền trong dài hạn. Khi chưa tìm được hướng đầu tư phù hợp, người dân mới gửi tiền vào ngân hàng và ln chọn kỳ hạn ngắn. Vì huy động vốn khó khăn nên một số ngân hàng chọn phương án tăng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn, ngắn hạn lên cao gần bằng lãi suất tiền gửi trung hạn, dài hạn, từ đây tạo ra sự thiếu ổn định của nguồn vốn huy động. Khách hàng sẵn sàng rút tiền trước kỳ hạn ở ngân hàng này chuyển sang gửi ở một ngân hàng khác có mức lãi suất cao hơn.
Trong bảng số liệu trên, tổng nguồn vốn huy động trong năm 2011 mặc dù không tăng ấn tượng bằng năm 2010, tuy nhiên với năm đầy khó khăn như năm 2011, kết quả hoạt động của chi nhánh vẫn được đánh giá là rất tốt. Cụ thể tổng nguồn vốn trong năm 2011 là 3430…Đóng góp chính cho sự tăng trưởng huy động năm 2011 là sự tăng trưởng vượt bậc của khối tiền gửi khách hàng cá nhân, chỉ chiếm tỷ trọng 6.5% tổng nguồn vốn trong năm 2010, nhưng năm 2011 đã tăng mạnh trở lại chiếm 39.5% tỷ trọng nguồn vốn huy động. Để thu hút tiền gửi, ngân hàng đã triển khai đa dạng các sản phẩm, tiện ích của
VietinBank, như: Tiết kiệm thả nổi, chứng chỉ tiền gửi, tiết kiệm thơng minh, tiết kiệm tích luỹ,… Chi nhánh tiếp tục duy trì tổ thu lưu động, nhằm tiếp cận trực tiếp khách hàng doanh nghiệp, tư nhân cá thể.
2.3.3. Cơ cấu vốn huy động
2.3.3.1. Cơ cấu vốn huy động nguồn huy động
Một trong những thế mạnh của chi nhánh, đó là nguồn huy động vốn rất đa dạng. Hiện nay ngân hàng huy động vốn chủ yếu bằng các nguồn như :
− Tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác − Tiền gửi của tổ chức kinh tế
− Tiền gửi cá nhân
− Phát hành giấy tờ có giá − Nguồn vốn khác
Bảng 2.3: Cơ cấu vốn huy động theo nguồn huy động
(Đơn vị: Tỷ đồng)
2009 2010 2011
TIỀN GỬI VÀ VAY TỔ CHỨC
TÍN DỤNG KHÁC 205.9 11.20% 424.8 15.29% 696.3 20.30% Tiền gửi tctd 120.4 6.55% 280.6 10.10% 559.1 16.30% Vay tổ chức td khác 85.5 4.65% 144.2 5.19% 137.2 4.00%
TIỀN GỬI CỦA TCKT 569.8 31.00% 1639.0 59.00% 884.9 25.80% Doanh nghiệp quốc doanh 404.4 22.00% 611.2 22.00% 629.7 18.36% Doanh nghiệp tư nhân 128.7 7.00% 980.6 35.30% 194.1 5.66% Doanh nghiệp nước ngoài 36.8 2.00% 47.2 1.70% 61.1 1.78%
TIỀN GỬI CÁC NHÂN 698.4 38.00% 180.6 6.50% 1354.9 39.50%
PHÁT HÀNH GIẤY TỜ CÓ GIÁ 148.9 8.10% 200.3 7.21% 92.6 2.70% Chứng chỉ tiền gửi 91.9 5.00% 61.4 2.21% 26.8 0.78% Kỳ phiếu 51.5 2.80% 0.0 0.00% 6.9 0.20% Trái phiếu 5.5 0.30% 138.9 5.00% 59.0 1.72% NGUỒN VỐN KHÁC 215.0 11.70% 333.4 12.00% 401.3 11.70%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động nội bộ của NHTMCP CT – CN8 TP.HCM )
Ta thấy tiền gửi của tổ chức kinh tế chiếm vai trò quan trọng trong nguồn vốn huy động của ngân hàng. Là ngân hàng nhà nước, nên có quan hệ rất mật thiết với các doanh
nghiệp nhà nước, lượng tiền huy động từ nhóm này chiếm gần 1/5 trong tổng nguồn vốn huy động được và tăng trưởng rất ổn định qua các năm.
Trong năm 2009, số tiền huy động từ tổ chức kinh tế đạt 569,8 tỷ đồng, chiếm 31% tổng vốn huy động. Năm 2010, đánh dấu sự thành công của ngân hàng trong việc tiếp cận khối doanh nghiệp tư nhân, đã mang lại cho ngân hàng kết quả đáng ngạc nhiên.Tổng lượng vốn huy động từ tổ chức kinh tế đạt 1639 tỷ, thì vốn huy động từ doanh nghiệp tư nhân là 980 tỷ, hơn hẳn từ doanh nghiệp quốc doanh là 611 tỷ, điều không thấy trong những năm trước. Lượng tiền gửi doanh nghiệp tư nhân đã tăng vượt bậc và chiếm 35% tổng vốn huy động.
Biểu đồ 2.3: Tiền gửi của các tổ chức kinh tế
Năm 2011, là năm khó khăn với hầu hết tất cả các doanh nghiệp, nên tiền gửi của tổ chức kinh tế đã sụt giảm mạnh, nguyên nhân chính là sự sụt giảm đáng kể là từ nhóm doanh nghiệp tư nhân, sau khi có năm 2010 thành cơng với nhóm này. Tổng lượng vốn huy động tổ chức kinh tế năm 2011 được 884 tỷ đồng, sụt giảm 50% so với năm 2010. Vốn huy động từ doanh nghiệp quốc doanh vẫn ổn định được 629 tỷ. Trong khi đó, tiền gửi của doanh nghiệp tư nhân từ 980 tỷ 2010, giảm xuống còn 194 tỷ.
Lượng tiền gửi của khách hàng cá nhân, đóng góp vai trị quan trọng nguồn vốn huy động. Trong năm 2009 lượng tiền huy động từ nhóm này 698 tỷ, chiếm 38% trong tổng nguồn vốn. Tuy nhiên, năm 2010 lượng tiền gửi từ nhóm này giảm xuống đáng kể, nguyên
nhân là sự cạnh tranh gay gắt về lãi suất của các ngân hàng khác.
Ngoài ra giá vàng, USD liên tục tăng đã ảnh thu hút người gửi tiền đầu tư sang những kênh này và cũng như tâm lý e ngại rủi ro lạm phát cao đã ảnh hưởng nhiều đến người gửi tiền. Năm 2011, ngân hàng triển khai đa dạng các sản phẩm, tiện ích như: Tiết kiệm thả nổi, chứng chỉ tiền gửi, tiết kiệm thơng minh, tiết kiệm tích luỹ,… đã thu hút lượng tiền gửi của cá nhân tăng rất mạnh trở lại, tiền gửi cá nhân đạt 1354.9 tỷ chiếm 39.5% trong tổng vốn huy động. Một kết quả rất đáng nể của chi nhánh.
Biểu đồ 2.4: Tiền gửi của khách hàng cá nhân
Ngoài ra nguồn vốn tiền gửi và đi vay của chi nhánh cũng rất lớn, tăng đều qua các năm. Năm 2009, nguồn tiền này là 120 tỷ chiếm 6.5% tổng vốn. Năm 2010, số tiền từ nguồn này tăng mạnh lên hơn gấp đôi được 428 tỷ, nguyên nhân là lượng tiền gửi ngân hàng khác tăng mạnh trong năm này. Trong năm 2011, lượng tiền huy động được từ nhóm này vẫn tiếp tục tăng cao, đạt 696 tỷ đồng, chiếm 20.3% tổng nguồn vốn huy động.
Phát hành giấy tờ có giá chiếm tỷ trọng khơng cao trong tổng nguồn vốn huy động ngân hàng. Năm 2010, lượng tiền từ phát hành giấy tờ có giá đạt là nhiều nhất đạt 200 tỷ, chỉ chiếm 7.2% tổng nguồn vốn huy động.
Biểu đồ 2.6: Vốn thu từ phát hành giấy tờ có giá
Nguồn vốn khác của ngân hàng chủ yếu là từ nguồn vốn tài trợ và ủy thác đầu tư. Nguồn vốn này tuy có cao hơn phát hành giấy tờ có giá nhưng cũng chiếm tỷ trọng khá ít, năm 2011, tổng nguồn vốn này là 401 tỷ, chiếm 11.7% tổng nguồn vốn huy động.
2.3.3.2. Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn
Nhìn chung, cơ cấu nguồn vốn theo thời gian của VietinBank qua 3 năm tương đối ổn định, tiền gửi có kỳ hạn ln chiếm tỷ trọng cao trên 80% trong tổng tiền gửi. Trong đó số dư tiền gửi có kỳ hạn của các TCKT có xu hướng tăng đều cả về quy mơ lẫn tỷ trọng, góp phần gia tăng quy mơ tiền gửi có kỳ hạn trong tổng số dư tiền gửi. Lợi thế của nguồn vốn này là ổn định, khối lượng lớn và không phức tạp nhỏ lẽ như tiền gửi tiết kiệm nên tạo điều kiện giảm chi phí trong q trình huy động vốn của ngân hàng.
Bảng 2.4: Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn
(Đơn vị: Tỷ đồng) Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Không kỳ hạn 347.4 18.90% 350.0 12.60% 443.5 12.93% Có kỳ hạn 1041.2 56.65% 1750.1 63.00% 2355.4 68.67% Tổng 1388.6 75.55% 2100.2 75.60% 2798.9 81.60%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động nội bộ của NHTMCP CT – CN8 TP.HCM )
Giai đoạn 2009 – 2011 nguồn tiền gửi khơng kỳ hạn có xu hướng tăng về tổng số (từ 347 tỷ đồng trong năm 200 lên 443 tỷ đồng trong năm 2011) nhưng về tỷ trọng lại giảm theo thời gian, cụ thể năm 2009 nó chiếm 18.9% lượng tiền gửi và đến 2011 con số
này giảm xuống còn 12.93%. Nguyên nhân là do đại đa số khách hàng gửi tiền vào VietinBank đều nhằm mục đích là hưởng lãi cho nên nguồn tiền gửi có kỳ hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn.
Biểu đồ 2.8: Cơ cấu vốn huy động theo thời gian năm 2010, 2011