Cơ cấu vốn huy động

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh 8 tp.hcm (Trang 32)

TP .HCM

2.3.3. Cơ cấu vốn huy động

2.3.3.1. Cơ cấu vốn huy động nguồn huy động

Một trong những thế mạnh của chi nhánh, đó là nguồn huy động vốn rất đa dạng. Hiện nay ngân hàng huy động vốn chủ yếu bằng các nguồn như :

− Tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác − Tiền gửi của tổ chức kinh tế

− Tiền gửi cá nhân

− Phát hành giấy tờ có giá − Nguồn vốn khác

Bảng 2.3: Cơ cấu vốn huy động theo nguồn huy động

(Đơn vị: Tỷ đồng)

2009 2010 2011

TIỀN GỬI VÀ VAY TỔ CHỨC

TÍN DỤNG KHÁC 205.9 11.20% 424.8 15.29% 696.3 20.30% Tiền gửi tctd 120.4 6.55% 280.6 10.10% 559.1 16.30% Vay tổ chức td khác 85.5 4.65% 144.2 5.19% 137.2 4.00%

TIỀN GỬI CỦA TCKT 569.8 31.00% 1639.0 59.00% 884.9 25.80% Doanh nghiệp quốc doanh 404.4 22.00% 611.2 22.00% 629.7 18.36% Doanh nghiệp tư nhân 128.7 7.00% 980.6 35.30% 194.1 5.66% Doanh nghiệp nước ngoài 36.8 2.00% 47.2 1.70% 61.1 1.78%

TIỀN GỬI CÁC NHÂN 698.4 38.00% 180.6 6.50% 1354.9 39.50%

PHÁT HÀNH GIẤY TỜ CÓ GIÁ 148.9 8.10% 200.3 7.21% 92.6 2.70% Chứng chỉ tiền gửi 91.9 5.00% 61.4 2.21% 26.8 0.78% Kỳ phiếu 51.5 2.80% 0.0 0.00% 6.9 0.20% Trái phiếu 5.5 0.30% 138.9 5.00% 59.0 1.72% NGUỒN VỐN KHÁC 215.0 11.70% 333.4 12.00% 401.3 11.70%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động nội bộ của NHTMCP CT – CN8 TP.HCM )

Ta thấy tiền gửi của tổ chức kinh tế chiếm vai trò quan trọng trong nguồn vốn huy động của ngân hàng. Là ngân hàng nhà nước, nên có quan hệ rất mật thiết với các doanh

nghiệp nhà nước, lượng tiền huy động từ nhóm này chiếm gần 1/5 trong tổng nguồn vốn huy động được và tăng trưởng rất ổn định qua các năm.

Trong năm 2009, số tiền huy động từ tổ chức kinh tế đạt 569,8 tỷ đồng, chiếm 31% tổng vốn huy động. Năm 2010, đánh dấu sự thành công của ngân hàng trong việc tiếp cận khối doanh nghiệp tư nhân, đã mang lại cho ngân hàng kết quả đáng ngạc nhiên.Tổng lượng vốn huy động từ tổ chức kinh tế đạt 1639 tỷ, thì vốn huy động từ doanh nghiệp tư nhân là 980 tỷ, hơn hẳn từ doanh nghiệp quốc doanh là 611 tỷ, điều không thấy trong những năm trước. Lượng tiền gửi doanh nghiệp tư nhân đã tăng vượt bậc và chiếm 35% tổng vốn huy động.

Biểu đồ 2.3: Tiền gửi của các tổ chức kinh tế

Năm 2011, là năm khó khăn với hầu hết tất cả các doanh nghiệp, nên tiền gửi của tổ chức kinh tế đã sụt giảm mạnh, nguyên nhân chính là sự sụt giảm đáng kể là từ nhóm doanh nghiệp tư nhân, sau khi có năm 2010 thành cơng với nhóm này. Tổng lượng vốn huy động tổ chức kinh tế năm 2011 được 884 tỷ đồng, sụt giảm 50% so với năm 2010. Vốn huy động từ doanh nghiệp quốc doanh vẫn ổn định được 629 tỷ. Trong khi đó, tiền gửi của doanh nghiệp tư nhân từ 980 tỷ 2010, giảm xuống còn 194 tỷ.

Lượng tiền gửi của khách hàng cá nhân, đóng góp vai trị quan trọng nguồn vốn huy động. Trong năm 2009 lượng tiền huy động từ nhóm này 698 tỷ, chiếm 38% trong tổng nguồn vốn. Tuy nhiên, năm 2010 lượng tiền gửi từ nhóm này giảm xuống đáng kể, nguyên

nhân là sự cạnh tranh gay gắt về lãi suất của các ngân hàng khác.

Ngoài ra giá vàng, USD liên tục tăng đã ảnh thu hút người gửi tiền đầu tư sang những kênh này và cũng như tâm lý e ngại rủi ro lạm phát cao đã ảnh hưởng nhiều đến người gửi tiền. Năm 2011, ngân hàng triển khai đa dạng các sản phẩm, tiện ích như: Tiết kiệm thả nổi, chứng chỉ tiền gửi, tiết kiệm thơng minh, tiết kiệm tích luỹ,… đã thu hút lượng tiền gửi của cá nhân tăng rất mạnh trở lại, tiền gửi cá nhân đạt 1354.9 tỷ chiếm 39.5% trong tổng vốn huy động. Một kết quả rất đáng nể của chi nhánh.

Biểu đồ 2.4: Tiền gửi của khách hàng cá nhân

Ngoài ra nguồn vốn tiền gửi và đi vay của chi nhánh cũng rất lớn, tăng đều qua các năm. Năm 2009, nguồn tiền này là 120 tỷ chiếm 6.5% tổng vốn. Năm 2010, số tiền từ nguồn này tăng mạnh lên hơn gấp đôi được 428 tỷ, nguyên nhân là lượng tiền gửi ngân hàng khác tăng mạnh trong năm này. Trong năm 2011, lượng tiền huy động được từ nhóm này vẫn tiếp tục tăng cao, đạt 696 tỷ đồng, chiếm 20.3% tổng nguồn vốn huy động.

Phát hành giấy tờ có giá chiếm tỷ trọng không cao trong tổng nguồn vốn huy động ngân hàng. Năm 2010, lượng tiền từ phát hành giấy tờ có giá đạt là nhiều nhất đạt 200 tỷ, chỉ chiếm 7.2% tổng nguồn vốn huy động.

Biểu đồ 2.6: Vốn thu từ phát hành giấy tờ có giá

Nguồn vốn khác của ngân hàng chủ yếu là từ nguồn vốn tài trợ và ủy thác đầu tư. Nguồn vốn này tuy có cao hơn phát hành giấy tờ có giá nhưng cũng chiếm tỷ trọng khá ít, năm 2011, tổng nguồn vốn này là 401 tỷ, chiếm 11.7% tổng nguồn vốn huy động.

2.3.3.2. Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn

Nhìn chung, cơ cấu nguồn vốn theo thời gian của VietinBank qua 3 năm tương đối ổn định, tiền gửi có kỳ hạn ln chiếm tỷ trọng cao trên 80% trong tổng tiền gửi. Trong đó số dư tiền gửi có kỳ hạn của các TCKT có xu hướng tăng đều cả về quy mơ lẫn tỷ trọng, góp phần gia tăng quy mơ tiền gửi có kỳ hạn trong tổng số dư tiền gửi. Lợi thế của nguồn vốn này là ổn định, khối lượng lớn và không phức tạp nhỏ lẽ như tiền gửi tiết kiệm nên tạo điều kiện giảm chi phí trong q trình huy động vốn của ngân hàng.

Bảng 2.4: Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn

(Đơn vị: Tỷ đồng) Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Không kỳ hạn 347.4 18.90% 350.0 12.60% 443.5 12.93% Có kỳ hạn 1041.2 56.65% 1750.1 63.00% 2355.4 68.67% Tổng 1388.6 75.55% 2100.2 75.60% 2798.9 81.60%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động nội bộ của NHTMCP CT – CN8 TP.HCM )

Giai đoạn 2009 – 2011 nguồn tiền gửi khơng kỳ hạn có xu hướng tăng về tổng số (từ 347 tỷ đồng trong năm 200 lên 443 tỷ đồng trong năm 2011) nhưng về tỷ trọng lại giảm theo thời gian, cụ thể năm 2009 nó chiếm 18.9% lượng tiền gửi và đến 2011 con số

này giảm xuống còn 12.93%. Nguyên nhân là do đại đa số khách hàng gửi tiền vào VietinBank đều nhằm mục đích là hưởng lãi cho nên nguồn tiền gửi có kỳ hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn.

Biểu đồ 2.8: Cơ cấu vốn huy động theo thời gian năm 2010, 2011

Để hiểu sâu hơn về cơ cấu vốn huy động theo thời gian của VietinBank ta có thể tìm hiểu chi tiết về cơ cấu vốn huy động theo thời gian của VietinBank trong hai năm 2010 và 2011.

Nhìn vào biểu đồ trên ta có thể thấy huy động kỳ hạn từ 1-3 tháng chiếm tỷ trọng cao nhất ở cả hai năm và chiếm tỷ lệ khá cao trong năm 2011 (chiếm 80.5%), huy động kỳ hạn trên 3-6 tháng có giảm nhẹ từ 7.2% lên 6.8% trong khi kỳ hạn trên 12 tháng giảm

mạnh từ 12% trong năm 2010 xuống còn 1.8% trong năm 2011. Nguyên nhân là do tâm lý của người dân khi gửi tiền trong năm 2011 là e ngại lạm phát nên gửi ở kỳ hạn ngắn sẽ tránh được rủi ro lạm phát. Huy động chủ yếu ở các kỳ hạn ngắn không chỉ là nét nổi bật ở VietinBank mà còn là nét nổi bật trong hoạt động huy động vốn của hệ thống ngân hàng Việt Nam kể từ năm 2009, dường như lãi suất hầu hết các kỳ hạn ngắn đều cao hơn lãi suất dài hạn, đã dẫ đến kết quả này.

2.3.3.3. Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền

Ta thấy nguồn vốn huy động qua các năm có mức tăng trưởng khá và ổn định. Tuy nhiên, nguồn tăng trưởng chủ yếu là Nội tệ, nguồn huy động Ngoại tệ tăng trưởng khá chậm, do đặc điểm địa bàn Chi nhánh đa phần là các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ, chủ yếu sản xuất gia cơng, hoạt động xuất nhập khẩu cịn hạn chế.

Bảng 2.5: Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Ch tiêuỉ 2009 2010 2011

VND 1388 75.50% 2299 82.77% 2756 80.36% Ngo i tạ ệ 450 24.50% 434 15.63% 643 18.74%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động nội bộ của NHTMCP CT – CN8 TP.HCM )

Tuy nhiên, Chi nhánh đã có nhiều giải pháp tích cực như: tiếp cận các doanh nghiệp, các ngành chức năng để nhận các nguồn vốn từ nước ngoài (chủ yếu là nguồn ODA), xem xét nhận một số tiền gửi ngoại tệ có kỳ hạn dài của các Tổ chức tài chính khác, tiếp thị các nguồn ngoại tệ của khách hàng nước ngồi mua chứng khốn tại Việt Nam …

Cũng giống như cơ cấu vốn huy động theo thời gian,cơ cấu vốn huy động theo loại tiền gửi của VietinBank khơng có biến động mạnh, mà duy trì tương đối ổn định qua các năm. Và chiếm tỷ trọng lớn là nguồn tiền gửi VNĐ từ 75%-82%.

Giai đoạn 2009 – 2011, cơ cấu nguồn vốn huy động theo lọai tiền gửi của VietinBank có một sự thay đổi nhỏ, với xu hướng dịch chuyển từ nguồn vốn tiền gửi VNĐ sang nguồn vốn ngoại tệ, tuy nhiên sự dịch chuyển này không đáng kể.

Tỷ trọng nguồn tiền gửi bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng 24.5% trong năm 2009 và giảm xuống còn 15.6% và 18.7% trong năm 2010 và 2011. Số tiền huy động bằng ngoại tệ qua các năm lần lượt là 450, 434, 643 tỷ trong 3 năm 2009, 2010, 2011. Số tiền huy động bằng ngoại tệ chủ yếu đến từ tiền gửi của các doanh nghiệp, các cá nhân có người thân ở nước ngồi và tiền gửi, vay của các tổ chức tín dụng khác.

2.3.4. Đánh giá chung về tình hình huy động vốn NHTMCP VietinBank chi nhánh 8 TP.HCM

2.3.4.1. Đánh giá kết quả huy động vốn

Bảng 2.6: Chỉ tiêu đánh giá kết quả huy động vốn

(Đơn vị: Tỷ đồng)

CHỈ TIÊU 2009 2010 2011

Vốn huy động 1838.0 2778.0 3430.0

Tổng tài sản 1939.7 2924.1 3658.0

Dư nợ cho vay 1286.6 1861.3 2298.1

Vốn huy động / Tổng tài sản 0.95 0.95 0.94

Dư nợ/ Vốn huy động 70% 67% 67%

Chênh lệch thu chi lãi / Chi phí phải trả lãi 0.72 0.61 0.56

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động nội bộ của NHTMCP CT – CN8 TP.HCM )

Trên cơ sở lý luận về các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn, ta có thể đánh giá hiệu quả huy động vốn tại VietinBank theo các chỉ tiêu đó như sau:

Tỷ lệ này đều xấp xỉ bằng 1 trong 3 năm từ 2009-2011, điều này cho thấy hầu hết tài sản của ngân hàng đều được tài trợ bằng vốn huy động.

Năm 2009, trung bình cứ 1 đồng tài sản của ngân hàng thì chỉ được tài trợ bởi 0.95 đồng vốn huy động, bước sang năm 2010 và năm 2011 thì con số này lần lượt 0.95 và 0.94. Điều này thể hiện ngân hàng hoạt động khá hiệu quả trong lĩnh vực huy động vốn, trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Đây là minh chứng cho tầm quan trọng của nguồn vốn huy động đối với hoạt động của ngân hàng thương mại.

Dư nợ cho vay / Vốn huy động

Chỉ tiêu Dư nợ cho vay / Vốn huy động lại giảm đều qua các năm. Điều này cho ta thấy rằng mặc dù ngân hàng hoạt động khá là tốt trong lĩnh vực huy động vốn nhưng việc sử dụng nguồn vốn thì chưa thực sự hiệu quả lắm. Cụ thể trong năm 2009 thì ngân hàng dùng tới 70% số vốn huy động được để cho vay, nhưng bước sang năm 2010, 2011 thì con số này giảm sút cịn 67%.

Chênh lệch thu chi lãi / Chi phí phải trả lãi

Bảng 2.7: Bảng kết quả thu, chi lãi

(Đơn vị: Tỷ đồng) Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Thay đổi 2010 so với 2009 Thay đổi 2011 so với 2010 Thu lãi 150.4 253.8 442.9 68.7% 74.5% Chi phí lãi 87.3 157.7 283.6 80.6% 79.9% Thu nhập - Chi phí 63.1 96.1 159.2 52.3% 65.6%

Chênh lệch thu chi lãi /

Chi phí phải trả lãi 0.72 0.61 0.56 -15.6% -7.9%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động nội bộ của NHTMCP CT – CN8 TP.HCM )

Qua các chỉ tiêu trên cho ta thấy, trong năm 2010 thu nhập từ lãi và chi phí trả lãi đều tăng mạnh so với năm 2009, nhưng chi phí trả lãi tăng nhiều hơn cho nên làm chỉ tiêu

Chênh lệch thu chi lãi / Chi phí phải trả lãi giảm mạnh từ 0.72 xuống cịn 0.6. Điều này cho thấy một đồng chi phí ngân hàng bỏ ra để huy động vốn giúp ngân hàng thu được 0.72 đồng lợi nhuận thu được trong năm 2009 và chỉ còn 0,6 đồng trong năm 2010 và 2011. Nguyên nhân của sự sụt giảm hiệu quả huy động vốn này là do trong năm 2010 hoạt động tín dụng của ngân hàng khơng tăng trưởng mạnh như huy động vốn khiến cho thu nhập từ lãi tăng ít hơn so với chi phí trả lãi và một lý do khác đó là có thể do chính sách của ngân hàng trong năm này là chú trọng vào cơng tác huy động vốn hơn là tín dụng. Bước sang năm 2011, tỷ chênh lệch thu-chi lãi/ Chi phí trả lãi giảm sút, chỉ cịn 0.56, nguyên nhân là do mặc dù thu nhập lãi tăng mạnh nhưng vẫn thấp hơn tốc độ tăng của chi phí lãi.

Theo các chỉ tiêu trên ta có thể thấy khả năng huy động vốn của ngân hàng rất lớn mặc dù trong những năm qua nền kinh tế gặp khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế. Ngân hàng đã chú ý tới công tác tiếp thị, quảng cáo thu hút khách hàng nhưng hoạt động huy động vốn không đạt hiệu quả bởi các chỉ tiêu cho thấy khả năng sử dụng và khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn huy động giảm theo thời gian. Nguyên nhân là do nguồn vốn khan hiếm nên các ngân hàng chạy đua lãi suất huy động để tăng được lượng vốn lớn nhưng chi phí huy động cao đồng thời lãi suất cho vay cao, hoạt động kinh tế đình trệ nên rất ít các doanh nghiệp, cá nhân tiếp cận tín dụng để mua sắm, mở rộng sản xuất.

2.3.4.2.....................................................................................................................Đánh

giá hiệu quả công tác huy động vốn

Thời gian qua, tình hình huy động vốn của ngân hàng có gặp khó khăn do ảnh hưởng của tốc độ tăng giá. Tuy nhiên, Ban lãnh đạo Chi nhánh đã phán đốn tương đối chính xác tình hình, từ đó có những giải pháp trong cơng tác huy động vốn nhằm thu hút khách hàng mạnh mẽ hơn, thông qua các biện pháp tăng cường thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong các tổ chức, cá nhân như điều chỉnh lãi suất một cách linh hoạt. Chi nhánh luôn bám sát theo dõi thị trường, liên tục điều chỉnh lãi suất tiền gửi VNĐ và lãi suất huy động ngoại tệ nhằm ổn định nguồn vốn huy động cho phù hợp với tình hình lãi suất diễn biến trên thị trường, đa dạng hóa các sản phẩm huy động và nâng cao các tiện ích của sản phẩm huy động. Với sự hỗ trợ của NHCT VN, Chi nhánh đã cải thiện và nâng cao dần chất lượng thanh tốn.

Trước tình hình huy động vốn từ dân cư gặp nhiều khó khăn, Chi nhánh đã tập trung khai thác nguồn tiền gửi thanh toán của các Tổ chức kinh tế và cá nhân. Đối với nguồn tiền gửi của các Tổ chức kinh tế, Chi nhánh thu hút khách hàng bằng dịch vụ thu tiền lưu động, tăng cường nhân viên thu tiền trực tiếp tại các địa điểm khách hàng yêu cầu. Biện pháp này buộc khách hàng phải gắn chặt vào ngân hàng, từ đó tạo sự bền vững và phát triển ổn định, đồng thời làm cơ sở cho việc phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại như: thanh toán bằng thẻ, thanh tốn qua mạng, …Chính vì vậy, Chi nhánh đã giữ vững ổn định được nguồn vốn, đáp ứng được nhu cầu đầu tư của khách hàng và ln có nguồn vốn thừa để đưa về Trụ sở chính.

2.3.4.3. Những khó khăn tồn tại trong cơng tác huy động vốn

Nằm trên địa bàn TP.HCM, một trong những trung tâm thương mại lớn vào bậc nhất của nước ta, là nơi có hoạt động kinh tế sơi động và mật độ các chi nhánh dày đặc nhất trên toàn quốc, NH TMCP CTVN – CN8 TP.HCM cũng như các Tổ chức tín dụng (TCTD) khác đều phải chịu đựng một áp lực cạnh tranh rất gay gắt. Không chỉ là cạnh tranh giữa các TCTD khác nhau mà còn phải cạnh tranh với các kênh huy động vốn khác ngoài ngân hàng như: tiết kiệm bưu điện, các loại hình bảo hiểm trong và ngồi nước, các

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh 8 tp.hcm (Trang 32)