1.2. Các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về thực hiện bảo
1.2.3. Hình thức thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện
Lý thuyết pháp luật về các hình thức thực hiện pháp luật. Có nhiều cách phân loại các hình thức thực hiện pháp luật, dựa vào các tiêu chí, các loại quy phạm pháp luật, lý luận pháp luật truyền thống đã phân định thành 4 hình thức cơ bản của việc thực hiện pháp luật như sau:
Xét theo tính chất của các loại quy phạm pháp luật, hệ thống pháp luật gồm rất nhiều loại quy phạm pháp luật khác nhau: Cam đoan, bắt buộc, cho phép cho nên cũng có các hình thức thực hiện pháp luật khác nhau.Thực hiện pháp luật được tiến hành thông qua nhiều cách thức và với những quy định khác nhau, liên quan đến quy trình, thủ tục, nội dung, vật
chât, đên quyên, nghĩa vụ biện pháp trách nhiệm pháp lý. Thực hiện một sơ quy phạm pháp luật có thể thơng qua những quy trình giản đơn song hay phải thơng qua những quy trình phức tạp với sự tham gia của những tổ chức, cá nhân khác nhau.
Lý luận pháp luật đã phân định thành 4 hình thức thực hiện pháp luật, bao gồm: tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật. Việc phân loại trên mang tính tương đối bởi vì các hình thức thực hiện pháp luật ln có mối quan hệ mật thiết tác động qua lại lẫn nhau. Thực hiện pháp luật có thể được chú thế pháp luật thực hiện trên cơ sở nhận thức sâu sắc về sự cần thiết, ý nghĩa của pháp luật, nếu chủ thể đã tự giác thực hiện nhưng cũng có thể phải thực hiện pháp luật do sự tác động của những yếu tố khác như thấy người khác cũng tuân thủ pháp luật hoặc do lo sợ bị áp dụng những biện pháp cưỡng chế Nhà nước, sợ bị áp dụng những biện pháp xử phạt nếu vi phạm pháp luật.
Liên hệ vào thực hiện pháp luật về BHXHTN có các hình thức thực hiện pháp luật như sau:
* Hình thức tuân thủ pháp luật về BHXHTN'. Tuân thủ pháp luật là hình
thức thực hiện pháp luật trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế không thực hiện những hành vi pháp luật nghiêm cấm.
Hành vi bị pháp luật nghiêm cấm là những hành vi mà nếu thực hiện thì sẽ gây hại đến lợi ích cá nhân và xã hội, tuân thủ pháp luật là nghĩa vụ pháp lý của các chủ thế pháp luật, không được thực hiện những hành vi mà pháp luật cấm, điều quan trọng về lâu dài là làm sao các chủ thể pháp luật phải ý thức được sự cần thiết của quy định pháp luật và tự giác thực hiện trong cuộc sổng chứ không phải chỉ vì sợ chế tài pháp luật.
Trốn đóng BHXHBB, bảo hiểm thất nghiệp; chậm đóng tiền BHXH, bảo hiểm thất nghiệp; chiếm dụng tiền đóng, hưởng BHXH, bảo hiểm thất
nghiệp; gian lận, giả mạo hô sơ trong việc thực hiện BHXH, bảo hiêm thât nghiệp. Sử dụng quỹ BHXH, quỹ bảo hiểm thất nghiệp không đúng pháp luật; cản trờ, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cùa người lao động, người sử dụng lao động. Truy cập, khai thác trái pháp luật cơ sở dữ liệu BHXH, bảo hiểm thất nghiệp. Báo cáo sai sự thật; cung cấp thông tin, số liệu khơng chính xác về BHXH, bảo hiểm thất nghiệp [26, Điều 17].
* Hình thức thi hành pháp luật về BHXHTN: Chấp hành pháp luật là
một hình thức thực hiện pháp luật trong đó chù thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực.
Theo đó các chủ thể pháp luật phải chấp hành những nghĩa vụ theo quy định pháp luật. Chủ thể bắt buộc phải thực hiện một cách tự giác bàng những hành động cụ thể tích cực khác với hình thức tn thủ pháp luật, nếu khơng chấp hành nghĩa vụ pháp lý chủ thể pháp luật sẽ bị áp dụng các chế tài pháp luật tương ứng.
Tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật về BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Ban hành mẫu sổ, mẫu hồ sơ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Lao động, thương binh và xã hội. Cấp sổ bảo hiểm cho người lao động; quàn lý sổ BHXH khi người lao động đã được giải quyết chế độ hưu trí hoặc tử tuất. Tiếp nhận hồ sơ BHXH, bảo hiểm y tế tổ chức trả lương hưu, trợ cấp BHXH, bảo hiểm thất nghiệp đầy đủ, thuận tiện và đúng thời hạn. Hằng năm xác nhận thời gian đóng BHXH cho tùng người lao động, cung cấp đầy đủ và kịp thời về việc đóng, quyền được hưởng chế độ, thủ tục thực hiện BHXH, khi người lao động, người sử dụng lao động hoặc tồ chức công dân yêu cầu [26, Điều 23].
* Hình thức sử dụng pháp luật về BHXHTN: Sử dụng pháp luật là một
hình thức thực hiện pháp luật trong đó các chủ thề pháp luật thực hiện những hành vi mà pháp luật cho phép.
Sử dụng pháp luật là chủ thê sử dụng quyên được phép theo pháp luật hoặc không sử dụng tùy thuộc vào ý thức của chủ thể, ý thức chủ quan của cá nhân còn chịu tác động của các yếu tố điều kiện khách quan như môi trường, thủ tục pháp lý, vv... Sử dụng pháp luật là quyền mà không phải là nghĩa vụ của chủ thể phải thực hiện quyền của họ. Người lao động, được tham gia và hưởng các chế độ BHXH theo quy định của pháp luật, được cấp và quản lý sổ BHXH, nhận lương hưu và trợ cấp BHXH đầy đủ, kịp thời, được chủ động đi khám định mức suy giảm, khả năng lao động nếu thuộc các trường hợp pháp luật quy định, ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp BHXH, định kỳ 6 tháng được người sử dụng lao động cấp thơng tin về đóng, hưởng BHXH khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về BHXH theo quy định của pháp luật [26, Điều 18],
về phía Nhà nước trong xã hội dân chủ pháp quyền thì cần đảm bảo điều kiện cho các cá nhân sử dụng một cách hợp pháp. Vì khi các cá nhân sử dụng pháp luật có ý nghĩa quan trọng, vừa đảm băo lợi ích của bản thân người sừ dụng, vừa đảm bào cho Nhà nước kiểm tra lại chính sách pháp luật của mình, phát hiện vi phạm trong quá trình nhà nước phát hiện vi phạm của cán bộ cơng chức, góp phần đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý bằng pháp luật về mục đích bảo vệ, bảo đảm quyền con người.
* Hình thức thực hiện pháp luật về BHXHTN: Áp dụng pháp luật là một
hình thức thực hiện pháp luật. Theo lý luận pháp luật, theo phân loại nêu trên thì áp dụng pháp luật là một trong những hình thức thực hiện pháp luật có tính đặc biệt bởi vì chỉ do cơ quan Nhà nước (hoặc cá nhân, công quyền, tổ chức được nhà nước trao quyền) có thẩm quyền thực hiện.
Áp dụng pháp luật phải là hoạt động mang tính tổ chức thể hiện quyền lực của Nhà nước được thực hiện thông qua nhũng cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà chức trách hoặc các tổ chức xã hội khi được nhà nước trao quyền nhằm cá biệt hóa những quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể đối với cá nhân, tổ chức cụ thể.
Liên hệ với lĩnh vực thực hiện pháp luật BHXHTN các chủ thê có quyên áp dụng pháp luật để giải quyết các quy định của pháp luật trên văn bản đi vào thực tế cuộc sống trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật, thực hiện pháp luật nhờ tạo lập các hành vi họp pháp phù hợp với những mệnh lệnh (chỉ dẫn) của pháp luật, có như vậy mới đảm bảo quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức, xây dựng từng bước văn hóa pháp luật, đảm bảo đúng bản chất Nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân, do dân, vì dân.