Các yếu tố tác động đến việc thực hiện pháp luật về Bảo hiểm

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn tỉnh sơn la (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 39)

xã hội tự nguyện

Pháp luật BHXH nói chung trong đó có các quy định pháp luật về BHXHTN đã được sữa đồi bồ sung kịp thời theo hướng công bằng, văn minh và hợp lòng dân. Nhà nước và xã hội luôn mong muốn các quy định của pháp luật được thực hiện trên thực tế, xã hội hiện rất bất bình trước tình trạng vi• • • • • / • • • phạm pháp luật, sử dụng trái quy định quỹ BHXH của người đóng BHXH nói

chung và BHXHTN nói riêng. Các quy định pháp luật và BHXHTN không tự động được thực hiện, thực hiện pháp luật về BHXHTN phụ thuộc vào nhiều yếu tổ khác nhau liên quan đến các quy định pháp luật, môi trường thực hiện pháp luật, cần nắm bắt và xác định được những yếu tố khác nhau tác động đến thực hiện pháp luật về BHXHTN.

Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật BHXHTN:

- Yếu tố hệ thống pháp luật: Sở dĩ là vì chất lượng của các văn bản pháp luật BHXHTN có tác động rất lớn đến ý thức và hành vi thực hiện pháp luật về BHXHTN của cá nhân người dân, các tổ chức kinh tế, văn hóa xã hội, các cơ quan cán bộ công chức Nhà nước.

Sự tác động tích cực nếu quy định pháp luật rõ ràng, minh bạch, họp lý về quyền và nghĩa vụ, chế tài thì hiệu quả thực hiện pháp luật sẽ cao, ngược lại quy định pháp luật bất cập có nhiều kẽ hở, hay chồng chéo, mâu thuẫn thì sẽ bị lọi dụng và rất khó khăn cho việc thực hiện pháp luật đối với cá nhân, tồ chức có liên quan. Tính khả thi của hệ thống pháp luật là một trong những yếu tố cơ bản đảm bảo thực hiện pháp luật nói chung, về pháp luật BHXHTN nói riêng.

Một trong những điều kiện để đảm bảo thực hiện pháp luật về BHXHTN là sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật về nội dung, thủ tục và quy

trình cũng như cơ chê thực hiện pháp luật, pháp luật vê BHXHTN luôn được thực hiện tốt, phải đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ, nhất quán, đơn giản, dễ hiểu, minh bạch, tạo ra một khung pháp lý đầy đủ, ổn định. Hiệu quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật còn hạn chế, đảm bảo thi hành pháp luật cịn thiếu và yếu.

Các tiêu chí về hồn thiện hệ thống pháp luật về BHXHTN là tính trách nhiệm, đồng bộ, tính phù hợp, hài hịa, lợi ích, tính minh bạch cơng khai.

Tính tồn diện, hệ thống pháp luật BHXHTN thể hiện ở việc phải đầy đủ các chế định pháp luật các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực BHXHTN, tính đồng bộ địi hởi các quy phạm pháp luật về BHXHTN, phải thống nhất, không mâu thuẫn, chồng chéo và không trái với hiến pháp, phù hợp giữa nội dung và hình thức văn bản, phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi, đảm bảo ổn định tương đối khi sử dụng.

Tính phù hợp của pháp luật BHXHTN yêu cầu phải phù họp với điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị, đạo đức với nhu cầu lợi ích của người tham gia và điều kiện các địa phương, về tôn chỉ minh bạch, công khai của các quy phạm pháp luật BHXHTN cần phải được thề hiện trong nội dung các văn bản pháp luật, trong việc tham vấn và tổ chức lấy ý kiến nhân dân, người dân có điều kiện tiếp xúc với các dự thảo pháp luật. Tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến các văn bản quy phạm pháp luật, phải được đăng báo, đăng tái công khai trên các phương tiện truyền thông đại chúng, được phổ biến, tư vấn thơng qua các hình thức dịch vụ pháp luật đế người dân có một hệ thống đa dạng các kênh thơng tin để tìm hiểu pháp luật về BHXHTN.

Chất lượng, sự hoàn thiện của pháp luật BHXHTN thể hiện ở tính tồn diện, tính phù hợp, tính đồng bộ về hình thức, kỳ thuật pháp lý và cả về nội dung, chất lượng của hệ thống pháp luật về BHXHTN thế hiện hợp pháp, báo đảm quyền, lợi ích của người tham gia BHXHTN và sự minh bạch về cơ chế,

trách nhiệm của cá nhân, tô chức. Đây là khung pháp lý quy định rõ đôi tượng áp dụng, quyền và nghĩa vụ các bên tham gia BHXHTN, nội dung các chế độ BHXHTN. Một chính sách, chế độ không hợp lý, không đảm bảo công bằng giữa các đối tượng thụ hưởng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của BHXHTN.

- Yếu tố tổ chức thực hiện pháp luật BHXHTN: Tổ chức thực hiện pháp luật BHXHTN bao gồm các hoạt động như việc phổ biển, giáo dục pháp luật cho người dân, cho các tổ chức kinh tế - xã hội, cho các cơ quan nhà nước có chức năng quản lý về BHXHTN. Nếu chỉ có một thệ thống văn bản

pháp luật đầy đủ nhưng thiếu sự phổ biến, giáo dục pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật, thiếu những nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện pháp luật

không tương xứng với những quy định pháp luật thì cũng làm giảm hiệu quả điều chỉnh pháp luật. Việc áp dụng pháp luật gặp khó khăn khi có sự chồng

chéo, mâu thuẫn thiếu hụt của các văn bản pháp luật quy định.

Việc quy định đầy đủ công khai minh bạch quy trình, thủ tục, hồ sơ, trách nhiệm, thời hạn giải quyết sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng và cơ quan BHXH thống nhất thực hiện. Đồng thời áp dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính, giảm bớt thời gian, tạo niềm tin cho người tham gia BHXHTN.

- Ý thức pháp luật của các chủ thể thực hiện pháp luật về BHXHTN: Thực hiện pháp luật phụ thuộc vào ý thức tôn trọng, tôn trọng pháp luật của

các chủ thể pháp luật, khi người dân hiểu được ý nghĩa của BHXHTN thì họ sẽ tự giác tham gia và thực hiện. Đây là yểu tố vừa mang tính chủ quan của các chủ thề pháp luật, đồng thời cũng cỏ tính khách quan, bởi vì phụ thuộc vào các yếu tố khách quan của xã hội trong điều kiện cịn khó khăn

và nhận thức cịn hạn chế của nhiều người dân ở nước ta, nhất là vùng nông thơn thì cần phải quan tâm, tổ chức giáo dục cho người dân về ý nghĩa của việc tham gia BHXHTN.

Trách nhiệm từ phía nhà nước thơng qua các hoạt động phô biên giáo dục pháp luật, kiếm tra, xừ lý vi phạm một cách kịp thời, minh bạch, công khai, đảm bảo cơng bằng, bình đẳng trước pháp luật.

Ý thức pháp luật cùa các chủ thể thực hiện pháp luật BHXHTN là yếu tố tác động mạnh mẽ đến hành vi thực hiện pháp luật trong thực tế. Theo lý luận pháp luật giữa ý thức pháp luật và thực hiện pháp luật có mối liên hệ mật thiết, trong đó ý thức pháp luật cịn là tiêu đề tư tưởng trực tiếp cho việc xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật. Ý thức pháp luật cịn có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động thực tiễn và áp dụng pháp luật, đối với người áp dụng pháp luật và cả người bị áp dụng, đối với người quản lý và người bị quản lý. Việc giáo dục cho người dân cần phù hợp với từng đối tượng và điều kiện cụ thể của các địa phương, trường học, doanh nghiệp, không chỉ đối với người dân mà đặc biệt là đối với cán bộ làm công tác BHXHTN để họ có ý thức tơn trọng pháp luật, tơn trọng và bảo đâm quyền, lợi ích cùa người tham gia BHXHTN.

Yếu tổ và điều kiện đảm bảo tiếp cận pháp luật của cá nhân, tổ chức cũng có tác động mạnh mẽ đến việc thực hiện pháp luật BHXHTN. Do vậy pháp luật phải rõ ràng và thông tin pháp luật phải đến được với các chủ thế

liên quan, trong các quan hệ pháp luật BHXHTN.

Trong lĩnh vực BHXHTN các chù thể pháp luật đều cần có ý thức tơn trọng, tuân thủ pháp luật cũng như bản lĩnh để mạnh dạn đấu tranh chống mọi hành vi vi phạm, ý thức pháp luật bao gồm sự hiểu biết pháp luật, thái độ tôn trọng pháp luật là điều kiện cho những hành vi hợp pháp của chủ thể. Neu họ có ý thức pháp luật tốt và chấp hành các quy định của pháp luật một cách nghiêm chỉnh thì việc thực hiện pháp luật BHXHTN mãi đảm bảo. Qua thực tế, ý thức pháp luật của nhiều cán bộ làm cơng tác BHXHTN cịn thấp, thể hiện sự vô cảm với người tham gia bảo hiểm hoặc gây khó khăn trong việc thực hiện pháp luật, trong đó đáng chú ý là thái độ tơn trọng pháp luật, tôn trọng người dân của các tổ chức liên quan quản lý BHXHTN.

Các hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục, giải thích, hướng dẫn thực hiện pháp luật BHXHTN tạo tiền đề cho việc thực hiện pháp luật, quản lý cùa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc thực hiện pháp luật về BHXHTN, vai trị của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức thực hiện pháp luật BHXHTN là rất quan trọng nhất là trong điều kiện ý thức tuân thủ pháp luật của đổi tượng có trách nhiệm thực hiện pháp luật về BHXHTN còn thấp.

- Yếu tố về cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ, thông tin, nguồn lực, trong thực hiện pháp luật về BHXHTN: Đây là một trong những điều kiện vừa đảm bảo thuận tiện, tiết kiệm cho người dân vừa là chính sách để kiểm sốt phát hiện vi phạm pháp luật ở tất cả các cơng đoạn của quy trình áp dụng pháp luật về BHXHTN.

Cơ sở vật chất kỹ thuật, gồm: Cơ sở hạ tầng trong thiết bị kỳ thuật, nghiệp vụ của các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện chức năng quản lý BHXHTN, cải cách thủ tục hành chính những năm qua đã được thực hiện theo hướng minh bạch, đơn giản, tiết kiệm.

Nguồn nhân lực phục vụ cho thực hiện pháp luật BHXHTN có tầm quan trọng đặc biệt của việc thực hiện pháp luật BHXHTN, đội ngũ công nhân, cán bộ làm công tác BHXHTN ở các cấp, các cơ sở cần đào tạo về nghiệp vụ, kiến thức pháp luật và đạo đức nghề nghiệp. Trình độ năng lực quản lý và phẩm chất chính trị đạo đức của đội ngũ cán bộ BHXHTN là một trong những yếu tố quyết định hiệu lực, hiệu quả thực hiện pháp luật.

Đạo đức là gốc, là cơ sở, điều kiện căn bản đảm bảo thực hiện pháp luật BHXHTN, đối với cá nhân, người dân và cán bộ công chức nhà nước hiện nay. Khi chủ thế pháp luật có đạo đức, trách nhiệm về hành vi của mình đối với người khác thì họ sẽ không làm những việc trái với đạo đức gây tổn hại cho con người, năng lực, thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ công chức

BHXH, BHXHTN, sự thân thiện, tín nhiệm, lịch sự trong cung câp dịch vụ đáp ứng nhu càu của người được phục vụ là những tiêu chí quan trọng trong tiến trình cải cách hành chính chung, góp phần nâng cao chất lượng BHXHTN.

Cần phải xây dựng cơ chế kiểm soát hoạt động của cơ quan Nhà nước trong việc thực thi pháp luật BHXHTN, giáo dục đạo đức không thể theo lối cũ, lý thuyết chung chung mà cần phải gắn với nhiệm vụ, trách nhiệm pháp lý của đội ngũ cán bộ quản lý BHXHTN và được đánh giá bằng sự góp ý bằng các chì số vê sự hài lịng của người tham gia BHXHTN.

- Yeu tố về các thiết chế kiểm tra, giám sát, thanh tra đối với thực hiện pháp luật BHXHTN: Kiểm tra, giám sát, thanh tra là yểu tố tác động đến thực hiện pháp luật BHXHTN. Neu nơi nào tiến hành thường xuyên các hoạt động này thì ở nơi đó các quy định pháp luật BHXHTN mới đi vào cuộc sống, ngược lại nếu không kiểm tra, giám sát, thanh tra hoặc có nhung chỉ mang tính hình thức, thì quyền, lợi ích cúa người tham gia BHXHTN sẽ bị ảnh

hưởng, thậm chí bị vi phạm.

Thiếu các thiết chế tương úng để tổ chức, kiểm tra, giám sát, thanh tra là một trở ngại lớn cho việc đảm bảo hiệu lực pháp luật, tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về BHXHTN.

- Các yếu tố kinh tế chính trị: Tăng trưởng kinh tế là làm cho ngân sách quốc gia tăng lên và nhà nước có điều kiện thực thi chính sách ASXH. Mặt khác khi mức sống của nhân dân tăng lên, họ có điều kiện tham gia BHXHTN, sức hút của BHXHTN thực sự lớn hơn.

Nền kinh tế cơng phát triển, thu nhập bình qn đầu người cũng được nâng cao thì Nhà nước mới có điều kiện nâng cao hồ trợ về đóng và hưởng

BHXHTN và ngược lại.

Khi kinh tế suy thoái, bất ổn, việc làm sẽ ít đi, thu nhập của người lao động bị giảm và thiếu ổn định nên khá năng tham gia BHXHTN sẽ giám đi.

KÊT LUẬN CHUÔNG 1

Chương 1 là chương lý luận với mục đích xây dựng nên tảng làm tiên đề để triển khai các vấn đề cho những chương tiếp theo, theo đó chương 1 đã nghiên cứu một số vấn đề lý luận về pháp luật BHXHTN. Từ đó, có thể rút ra kết luận sau:

Một là, việc xem xét pháp luật điều chỉnh BHXHTN trong đó phân tích

khái niệm, đặc điểm và vai trị pháp luật về BHXHTN trên những góc độ khác nhau, bao gồm góc độ kinh tế, chính trị, xã hội, pháp lý. Bước đầu đã phản ánh được bản chất, dấu hiệu cơ bản và vai trò của pháp luật BHXHTN. Từ đó, tạo nền tảng, giúp cho các nhà lập pháp và các nhà quản lý BHXHTN thống nhất về mặt phương pháp luận khi xây dựng và hoàn thiện pháp luật về BHXHTN.

Hai là, ngoài những nguyên tắc chung, BHXHTN cũng có nhũng

nguyên tắc đặc thù, bởi xuất phát từ đối tượng tham gia vào loại hình này là những NLĐ đóng góp một phần thu nhập của mình vào quỳ BHXH theo chế độ tự nguyện. Do đó, việc nghiên cứu những nguyên tắc đặc thù của BHXHTN sẽ giúp cho việc đưa ra mức đóng, phương thức đóng và các chế độ hưởng phù họp với các điều kiện kinh tế xã hội hiện tại.

Ba là, qua việc tìm hiếu về các nội dung chính của pháp luật về

BHXHTN, thấy được cơ sở để các cơ quan lập pháp xây dựng các quy phạm pháp luật quy định về các chủ thể tham gia vào quan hệ BHXHTN, các chế độ được hưởng, phương thức đóng, mức đóng BHXHTN, chính sách hỗ trợ của Nhà nước và thủ tục giải quyết chế độ BHXHTN. Từ đó khẳng định việc quy

định hành lang pháp lý là cần thiết nhàm phát triển loại hình BHXH này.

Chương 2

THỰC TRẠNG THựC HIỆN PHÁP LUẬT VÈ BẢO HIỂM XÃ HỘI Tự NGUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA

2.1. Điêu kiện tự nhiên, kỉnh tê, văn hóa, xã hội của tỉnh Sơn La tác động tới việc thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyên• CT ãã>>ã ãã ô/ ã

2.1.1. iu kiện tự nhiên

Sơn La là một tinh miền núi Tây Bắc Việt Nam, có diện tích tự nhiên 14.125km2 chiếm 4,27% tổng diện tích cả nước, đứng thứ 3 trong số 64 tỉnh thành phố trong cả nước. Tọa độ địa lý 20°39’ - 22°02’ vĩ độ Bắc và 103°l 1’ - 105°02’ kinh độ Đơng. Phía Bắc giáp các tỉnh n Bái, Lào Cai; phía Đơng giáp các tình Phú Thọ, Hịa Bình; phía Tây giáp với tỉnh Điện Biên, Lai Châu; phía Nam giáp với tỉnh Thanh Hóa và nước Cộng hồ dân chủ nhân dân Lào; có chung đường biên giới Việt - Lào dài 250km, có chiều dài giáp ranh với các tỉnh khác là 628km. Sơn La có 11 đơn vị hành chính (01 thành phố, 10 huyện) với 12 dân tộc [39].

Sơn La có độ cao trung bình 600m so với mặt nước biển. Địa hình chia thành 3 vùng sinh thái: Vùng dọc trục quốc lộ 6, vùng hồ sông Đà và vùng cao biên giới. Sơn La có hai cao nguyên: Mộc Châu (cao 1.050 m) và Nà Sản (cao 800 m). về địa hình, Sơn La gồm 3/4 là đồi núi và cao nguyên, đất đai tương đối màu mỡ, thích họp với các loại cây công nghiệp, cây lâu năm. về

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn tỉnh sơn la (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)