Nội dung thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn tỉnh sơn la (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 31 - 39)

1.2. Các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về thực hiện bảo

1.2.4. Nội dung thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện

J .2.4.7. Các chủ thê tham gia quan hệ bảo hiếm xã hội tự nguyện

Trong quan hệ BHXHTN, các chủ thể có mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ về trách nhiệm đóng và quyền được hướng BHXHTN cùa NLĐ, mối quan hệ này xuyên suốt trong hoạt động BHXHTN. Theo đó, mối quan hệ nội tại của hệ thống BHXHTN diễn ra giữa 3 bên: Bên tham gia BHXHTN, bên được hưởng BHXHTN, bên thực hiện BHXHTN.

Thứ nhất, bên thực hiện BHXHTN: Là cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức thực hiện chức năng thu, quản lý và chi trả bảo hiểm cho người được BHXHTN theo quy định của pháp luật. Ở một số nước, chủ thể thực hiện BHXHTN có thể là tổ chức BHXH do Nhà nước thành lập hoặc có thể do các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và tư nhân lập ra theo quy định cùa pháp luật. Hoạt động của tổ chức thực hiện BHXH được Nhà nước kiểm tra, giám sát chặt chẽ.

Ở nước ta, hiện nay hoạt động BHXHTN do Nhà nước thống nhất và tổ chức thực hiện. Theo đó, đối với BHXHTN, BHXH Việt Nam chịu sự quản lý Nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, có chức năng tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách BHXHTN. Quản lý và sử dụng quỳ BHXH, bên cạnh đó cịn thanh tra chuyên ngành việc đóng BHXH theo quy định của pháp luật. Hệ thống cơ quan BHXH được thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Trong đó, hệ thống BHXH ở địa phương, ở cơ sở có ý nghĩa quan

trọng trong việc đảm bảo đây đủ, nhanh chóng, kịp thời các khoản trợ câp cho người được bảo hiểm theo quy định của pháp luật. Các nhiệm vụ khác dù rất cần thiết nhưng đều phụ thuộc hoặc bổ sung cho nhiệm vụ trên. Bên thực hiện BHXH chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việc thực hiện BHXH đối với mọi NLĐ theo quy định, đồng thời chịu trách nhiệm vật chất và tài chính đối với bên được báo hiểm khi họ có đủ điều kiện theo quy định.

Thứ hai, bên tham gia BHXHTN: Đối tượng tham gia BHXHTN là người có trách nhiệm đóng BHXH một cách tự nguyện theo quy định của pháp luật. Ở mồi quốc gia, đối tượng tham gia BHXHTN lại được quy định khác nhau, tuy nhiên về cơ bản là những đối tượng lao động là công dân của quốc gia đó, trong độ tuổi lao động, có nhu cầu, khả năng tham gia và được giới hạn trong một phạm vi nhất định. Do đối tượng tham gia BHXHTN khá rộng nên các quốc gia đều thực hiện cách tiếp cận dần dần tùng bước mở rộng đối tượng tham gia trong hệ thống BHXHTN để đảm bào tính khá thi, trên cơ sở nhu cầu, khả năng của người dân và phù hợp với trình độ quản lý của Nhà nước.

Hiện nay, đa số các quốc gia như Pháp, Trung Quốc, Singapore,... đều triển khai loại hình BHXHTN đều sử dụng phương pháp loại trừ đe giới hạn đối tượng tham gia, cụ thể quy định đổi tượng tham gia đó là các đổi tượng lao động không thuộc diện tham gia của BHXHBB. Đối tượng tham gia BHXHTN chủ yếu là người lao động nông thôn, lao động tự do, lao động tự tạo việc làm, lao động làm việc trong các cơ sở sản xuất nhở lẻ,... gọi chung là lao động trong khu vực phi chính thức. Bên cạnh đó, có một số ít quốc gia, điển hình như hệ thống BHXHTN của Hoa Kỳ cho phép người lao động có thể vừa tham gia BHXHBB, vừa tham gia BHXHTN, nhằm gia tăng thêm sự bảo vệ cho NLĐ, theo đó khi về hưu những NLĐ tham gia cả hai loại hình BHXH có thể được nhận cả hai khoản trợ cấp hưu trí. Như vậy, ở mồi quốc gia, việc xác định đối tượng tham gia BHXHTN cần phải dựa trên điều kiện

phát triển kinh tế - xã hội, chính sách BHXH cùa mồi nước, trình độ quản lý của cơ quan BHXH và các điều kiện khác như truyền thống, văn hoá, đất đai, mùa vụ, thiên tai,...

Ở Việt Nam, đối tượng tham gia BHXHTN là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động và được giới hạn không thuộc đối tượng quy định tham gia BHXHBB. Xuất phát từ nhu cầu và khả năng tham gia của NLĐ đó là chỉ những NLĐ chưa tham gia BHXHBB mới có nhu cầu tham gia BHXHTN mà Việt Nam đã giới hạn lại đối tượng tham gia, cụ thế là chỉ những lao động trong khu vực phi chính thức mới thuộc diện tham gia BHXHTN. Hon nữa, với kinh nghiệm tổ chức và thực hiện BHXHTN cịn ít như hiện nay thì sẽ khơng hiệu

quả khi chúng ta thực hiện BHXHTN trên một diện quá rộng [29, tr.49-55].

Tuy nhiên, trong tương lai, khi khả năng của NLĐ và năng lực quản lý của BHXH Việt Nam đáp úng ở mức cao hơn thì đối tượng áp dụng BHXHTN sẽ và cần được mở rộng, thậm chí đến cả nhũng NLĐ đang tham gia BHXHBB nếu họ có nhu cầu.

Thứ ba, bên được hưởng BHXHTN: Đối tượng được hưởng BHXH về bản chất là các đối tượng được quyền nhận các loại trợ cấp phát sinh những nhu cầu BHXH, để bù đắp thiếu hụt về thu nhập do các loại sự kiện, rủi ro được bảo hiểm gây ra. Trong BHXHTN, đối tượng được hưởng BHXH là NLĐ tham gia BHXHTN hoặc thành viên gia đình họ khi thố mãn đầy đủ

các điều kiện BHXH theo quy định cùa pháp luật. Đối tượng bảo hiếm trong BHXHTN là thu nhập của NLĐ tham gia BHXHTN, mà nguồn thu nhập này không chỉ là phương tiện đế đảm bảo cho bản thân NLĐ mà cịn cho gia đình họ. Do đó, những ai được hường thu nhập của NLĐ đều thuộc đối tượng được hưởng BHXHTN khi thu nhập cùa NLĐ bị giảm hoặc bị mất, không phân biệt họ có trực tiếp tham gia đóng BHXH hay khơng. Điều này thể hiện rõ rệt khi người tham gia BHXHTN chết thì người lo mai táng sẽ được nhận trợ cấp mai táng theo quy định.

Tuy nhiên, đê được hưởng một chê độ bảo hiêm nào đó của BHXHTN, NLĐ hoặc thân nhân của NLĐ phải có những điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật. Căn cứ vào thời gian đóng BHXH, tuổi đời NLĐ tham gia BHXHTN để xác định điều kiện hưởng của chủ thể được hưởng BHXHTN. Khi có đủ những điều kiện theo quy định của pháp luật, họ được nhận bảo hiểm từ cơ quan thực hiện BHXHTN.

1.2.4.2. Các chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện

Chế độ BHXHTN là những quyền lợi mà bên được hưởng BHXHTN nhận được phụ thuộc vào mức đóng và thời gian đóng của người tham gia. Theo quy định của ILO trong Công ước số 102 năm 1952, để đảm bảo mức tối thiểu, thì trong quy định BHXH các nước thành viên cần lựa chọn ít nhất ba trong chín chế độ. Trong đó, phải có ít nhất một trong các chế độ: BHTN, hưu trí, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tàn tật và tiền tuất. Như vậy, ILO không quy định rõ BHXHTN phải áp dụng chế độ nào, vậy nên, các chế độ

BHXHTN được áp dụng linh hoạt tuỳ theo điều kiện của từng quốc gia [51],

Trong pháp luật BHXHTN ở mồi quốc gia lại có quy định nhiều chế độ khác nhau cho NLĐ lựa chọn tuỳ vào khả năng và nguyện vọng của họ. Tuy nhiên, khi bắt đầu triển khai BHXHTN ở nước ta, Nhà nước chì áp dụng 2 chế độ: chế độ hưu trí và chế độ tử tuất, bởi những lý do sau:

Thứ nhất, tuổi già và chết đi là sự kiện tất yếu sẽ xảy ra đối với tất cà mọi người. Nếu ốm đau, tai nạn, mất việc làm,... là những sự kiện rủ ro có thế hoặc khơng xảy ra với NLĐ thì ngược lại, tuổi già và chết đi là các sự kiện tất yếu sẽ xảy ra đối với tất cả mọi người. Khi đó về già, điều kiện sức khoẻ không cho phép họ làm việc để tạo ra thu nhập trực tiếp để duy trì cuộc sống cùa mình và bảo hiểm hưu trí sẽ là giải pháp tốt để tháo gỡ khó khăn này cho NLĐ. Bảo hiểm hưu trí cịn giúp cho người cao tuổi không phải hồn tồn trơng chờ, sống lệ thuộc về kinh tế vào con cháu mà có thể một phần nào đó

độc lập vê tài chính cá nhân. Được tham gia các hoạt động xã hội và cảm giác “có ích ” cho gia đình, xã hội cũng là những điều mà người cao tuổi nhận được thơng qua bảo hiểm hưu trí. Bên cạnh đó, chế độ tử tuất cũng

góp phần san sẻ một phần chi phí mai táng khi NLĐ chết đi, nhằm hỗ trợ cho gia đình của họ.

Thứ hai, từ nhu cầu thực tế của người tham gia BHXHTN: Xét về nhu cầu thực tế của những người muốn tham gia BHXHTN thì hầu như họ chỉ muốn tham gia chế độ hưu trí để đảm bảo cuộc sống khi về già, khi khơng cịn khả năng làm việc vào tạo ra thu nhập. Mặc dù qua khảo sát, ít người có nhu cầu hưởng bảo hiểm tử tuất. Song, đây cũng là vấn đề cần giải quyết cho những người tham gia BHXHTN và thân nhân của họ.

Thứ ba, khả năng kinh tế của người tham gia BHXHTN hiện nay còn hạn chế: Nếu Nhà nước áp dụng tất cả các chế độ như đối với BHXHBB thì sẽ rất ít người có khả năng tham gia các chế độ: ốm đau, thai sản, dưỡng sức lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,... từ đó, bộc lộ cơng tác tố chức thực hiện sẽ là thiếu tính thực tế và không phát huy được tác dụng của BHXHTN là hướng đến những lao động trong khu vực phi chính thức, có nguồn thu nhập hạn chế, khơng ổn định [29, tr.51J.

Như vậy, để xây dựng hệ thống các chế độ BHXHTN phù hợp, ngoài việc kế thừa những hệ thống BHXH tối ưu trên thế giới, còn phải căn cứ vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của mồi quốc gia trong từng giai đoạn cụ thể.

1.2.4.3. Phương thức đóng và mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyên

NLĐ đóng góp một phần vào quỹ BHXH biểu hiện sự gánh chịu trực tiếp rủi ro của chính mình, mặt khác nó có ý nghĩa ràng buộc nghĩa vụ và quyền lợi của họ một cách chặt chẽ. Vậy nên, pháp luật BHXHTN quy định cụ thể về phương thức đóng và mức đóng như sau:

* Phương thức đóng BHXHTN'. Phương thức đóng BHXHTN cũng

được quy định linh hoạt. Theo đó, NLĐ có thề đóng hàng tháng, hàng quý, nửa năm. Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế, mức thu nhập và nhu cầu của người tham gia BHXHTN mà mồi quốc gia có quy định khác nhau về vấn đề này. Ớ Việt Nam hiện nay, phương thức đóng BHXHTN được quy định đa dạng, cụ thể là 6 phương thức tham gia để người tham gia có thể lựa chọn phương thức phù hợp với khả năng của mình. Việc quy định như vậy sẽ đáp ứng được nguyện vọng và khả năng tham gia cùa các đối tượng khác nhau trong xã hội, từ đó có thể mở rộng phạm vi “bao phủ ” BHXH đến mọi NLĐ.

* Mức đóng BHXHTN-. Mức đóng BHXHTN có vai trị quyết định đối

với công tác cân đối thu chi trong tổ chức và hoạt động của quỹ BHXH, nên việc xác định mức và tỷ lệ đóng có tầm quan trọng đặc biệt. Nguyên tắc cơ bản khi xây dụng mức đóng BHXHTN là phải đáp úng được các trợ cấp BHXH trong hiện tại và tương lai. Đồng thời phải phù hợp với điều kiện thu nhập và mức sống của số đông NLĐ trong từng thời kỳ. Vậy nên, đế xác định mức đóng BHXHTN cần dựa trên nhung cơ sở như sau:

Thứ nhất, mức đóng BHXHTN phải phù hợp với thu nhập và khả năng của đa số NLĐ đang tham gia và sẽ tham gia BHXHTN: Đe xác định mức đóng BHXHTN hợp lý cần tính mức thu nhập bình quân chung từng thời kỳ để làm căn cứ tính tốn và quy định mức đóng BHXH. Mức thu nhập làm căn cứ đóng BHXHTN nên khống chế mức sàn bằng mức tiền lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định tại thời điếm đóng phí bảo hiếm và mức trần cận với mức thu nhập chịu thuế đối với người có thu nhập cao tại thời điểm đóng phí BHXH. Việc khống chế mức sàn là cần thiết nhằm đảm bảo mức đóng và hưởng bảo hiểm khơng q thấp, từ đó BHXHTN có thể phát huy được tác dụng của nó. Cũng nên khống chế mức trần để tránh sự chênh lệch quá lớn về đời sống của những người cùng hưởng bảo hiểm và tránh gây xáo trộn lớn

cho quỳ khi phát chi trả bảo hiêm. Sẽ có nhiêu mức thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm khác nhau được quy định dựa trên cơ sở đã khảo sát, tính tốn mức thu nhập bình qn của từng nhóm lao động tham gia BHXHTN cũng như khả năng và nguyện vọng tham gia của họ, đóng bảo hiểm theo mức thu nhập nào là do người tham gia bảo hiểm tự lựa chọn. Việc quy định như vậy sẽ huy động được nhiều đối tượng tham gia, tạo khả năng tài chính cho quỳ bảo hiểm và phù hợp với tính chất mềm dẻo của BHXHTN [29, tr.52].

Thứ hai, mức đóng BHXHTN phải cân đối với mức hưởng: Để đảm bảo cân bằng trong BHXHTN và nguyên tắc chung đầu tiên cúa BHXHTN, cụ thể đó là mức hưởng BHXHTN được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng BHXH và có chia sẻ giữa những người tham gia BHXH. Theo đó, cần phải thiết kế mức đóng phù hợp với mức hưởng, bởi nếu NLĐ đóng góp trong thời gian ngắn và mức đóng thấp được áp dụng mức hưởng ngang với NLĐ đóng góp trong thời gian dài hơn và mức đóng cao hơn thì sẽ khơng đảm bảo cơng bàng giữa đóng góp và hường thụ, ảnh hưởng đến sự an tồn tài chính của quỳ và sẽ dẫn đến vỡ quỹ.

Bên cạnh hai cơ sở tiên quyết nêu trên, khi quy định về mức đóng BHXHTN, các cơ quan có thẩm quyền nên tham khảo kinh nghiệm của các nước có đặc điểm kinh tế, chính trị tương đồng với quốc gia mình hoặc đưa ra mức đóng ban đầu thí điểm và nhìn nhận đánh giá kết quả thực hiện sau đó điều chỉnh cho phù hợp.

Ngồi ra, vấn đề người tham gia BHXHTN có thể thay đổi mức thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm trong thời gian tham gia bảo hiểm cũng cần phải xem xét cụ thể. Theo đó, việc chấp nhận cho NLĐ thay đổi thường xuyên hay cần phải khống chế một thời gian nhất định mới cho phép thay đổi cần phải tính tốn kỳ càng. Theo quan điểm cá nhân, mặc dù là hình thức tự nguyện, song vẫn cần phải bào đảm tính ổn định tương đối để gắn bó đối tượng tham gia BHXH một

cách lâu dài và cơng tác hạch tốn quỳ khơng bị rơi vào tình trạng q phức tạp, khó khăn. Vì vậy, cũng cần khống chế vấn đề này ở mức độ họp lý trong các văn bản hướng dẫn thi hành luật BHXH về BHXHTN.

1.2.4.4. Quy trình giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện

Tuỳ thuộc và cơ cấu tố chức, các điều kiện về kinh tế, xã hội và dân cư mà các quốc gia có quy định riêng về thủ tục thực hiện BHXHTN. Dựa vào sự phân chia việc quản lý và thực hiện các hình thức BHXH mà các quốc gia triền khai thủ tục thực hiện phù hợp. Theo đó, một số quốc gia đơn cử như Đức có sự phân cơng rõ ràng việc quản lý và thực hiện BHXH, đối với BHXHBB do Nhà nước quản lý và BHXHTN do tư nhân đảm nhiệm. Bởi vậy, tại Đức, thủ tục giải quyết chế độ BHXHTN sẽ có sự khác biệt rõ ràng với thủ tục giải quyết chế độ BHXHBB, bên cạnh đó những thủ tục giải quyết chế độ BHXHTN sẽ chịu sự quản lý và hướng dẫn từ các công ty tư nhân về BHXH [23],

Khác với Đức, tại Việt Nam các hình thức BHXH đều chịu sự quản lý bởi Nhà nước. Cụ thể, Nhà nước sẽ phân công cho các cơ quan BHXH chịu trách nhiệm thực hiện, các cơ quan này được thành lập và có hệ thống từ Trung

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn tỉnh sơn la (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 31 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)