Nhân lực và phát triển nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển nhân lực thành phố hồ chí minh (Trang 34 - 36)

1.2. Các khái niệm cơ bản

1.2.3. Nhân lực và phát triển nhân lực

Về khái niệm “nhân lực”, theo Phạm Thành Nghị và Vũ Hồng Ngân thì “NL chính là tổng thể những tiềm năng của con ngƣời – mà trƣớc hết và cơ bản nhất là tiềm năng lao động – của một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ trong một thời kỳ nhất định (5 năm, 10 năm…) phù hợp với kế hoạch và chất lƣợng phát triển [97, tr.24]. Trong các tài liệu hiện nay, khái niệm NL đƣợc sử dụng để chỉ những ngƣời đang và sẽ bổ sung vào lực lƣợng lao động, bao gồm lực lƣợng HS sinh viên đang đƣợc nuôi dƣỡng, học tập ở các cơ sở giáo dục. Nói tóm lại, NL là tổng thể những tiềm năng về thể lực, trí lực và nhân cách của ngƣời lao động theo định hƣớng phát triển KT-XH cả về số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu lao động của một quốc gia, một địa phƣơng, vùng, miền trong những thời kỳ nhất định.

Xã hội phát triển và thay đổi từng giờ, từng phút cho nên yêu cầu đối với chất lƣợng NL cũng thay đổi theo, đặc biệt trong bối cảnh tồn cầu hóa và HNQT sâu, rộng nhƣ hiện nay, vấn đề “cạnh tranh” trong sân chơi toàn cầu đang đặt ra thách thức đối với mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, kể cả vấn đề phát triển nhân lực. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của nền KT tri thức yêu cầu NL không chỉ dừng lại ở khả năng đáp ứng đầy đủ về bằng cấp, trình độ, kỹ năng mà cịn phải có khả năng học tập suốt đời, kịp thời nắm bắt những đổi thay và u cầu ln đổi mới nhanh chóng của thế giới nghề nghiệp, từ đó, kịp thời thích ứng với nghề mới, ngành mới, cũng là để có đủ sức “cạnh tranh” trong thị trƣờng lao động.

Xã hội phát triển dẫn đến nhu cầu phải phát triển NL. Có thể xem phát triển NL là quá trình tạo ra sự biến đổi, chuyển biến về số lƣợng, cơ cấu và chất lƣợng phù hợp với từng giai đoạn phát triển KT-XH ở các cấp độ khác nhau (quốc gia, vùng miền, địa phƣơng…) bám sát định hƣớng phát triển NL cần thiết cho các lĩnh

22

vực HĐ lao động và đời sống XH, nhờ vậy mà phát triển đƣợc năng lực, tạo đƣợc công ăn việc làm, nâng cao mức sống và chất lƣợng cuộc sống, đóng góp chung cho sự phát triển của XH.

Nói cách khác, phát triển NL là một quá trình chủ động tạo ra sự thay đổi của NL đáp ứng đòi hỏi về NL cho sự phát triển KT-XH trong từng giai đoạn phát triển của một quốc gia, vùng miền, địa phƣơng. Đây là quá trình lâu dài bao gồm hình thức, phƣơng pháp, chính sách và giải pháp cụ thể cho từng giai đoạn cụ thể. Phát triển NL còn là cách làm tăng giá trị sử dụng con ngƣời trong quá trình phát triển con ngƣời, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH.

Trong quá trình phát triển NL, cần lƣu ý một số chỉ số đánh giá nhƣ sau:

- Số lƣợng NL: Nói đến NL của bất kỳ một tổ chức, một địa phƣơng hay một quốc gia thì cần trả lời câu hỏi “Có bao nhiêu ngƣời và sẽ có thêm bao nhiêu ngƣời nữa trong tƣơng lai?”. Sự phát triển về số lƣợng NL dựa trên hai nhóm yếu tố: những yếu tố bên trong (ví dụ: nhu cầu thực tế cơng việc địi hỏi phải tăng số lƣợng lao động) và những yếu tố bên ngoài nhƣ sự gia tăng cơ học về dân số hay lực lƣợng lao động do di dân, xuất khẩu lao động…;

- Chất lƣợng NL: Chất lƣợng NL thể hiện ở trí tuệ, trình độ, sự hiểu biết, đạo đức, kỹ năng, sức khoẻ, thẩm mỹ.v.v... của ngƣời lao động. Trong các yếu tố trên thì trí lực và thể lực là hai yếu tố quan trọng trong việc xem xét đánh giá chất lƣợng NL;

- Cơ cấu NL: Cơ cấu NL là yếu tố không thể thiếu khi xem xét đánh giá về NL. Cơ cấu NL thể hiện trên các phƣơng diện khác nhau nhƣ: cơ cấu trình độ đào tạo, giới tính, độ tuổi.v.v... Cơ cấu NL của một quốc gia nói chung đƣợc quyết định bởi cơ cấu đào tạo và cơ cấu KT theo đó sẽ có một tỉ lệ nhất định NL. Ví dụ, cơ cấu NL lao động trong khu vực KT tƣ nhân của các nƣớc trên thế giới phổ biến là 5 - 3 - 1 cụ thể là 5 công nhân kỹ thuật, 3 trung cấp nghề và 1 kỹ sƣ; tuy nhiên, đối với nƣớc ta, tình trạng thừa thầy thiếu thợ đã tồn tại từ nhiều năm qua, tức là số ngƣời có trình độ đại học, trên đại học nhiều hơn số công nhân kỹ thuật.

Muốn phát triển NL hiệu quả thì có thể cho rằng GD&ĐT chính là giải pháp đầu tiên và có tác động lâu dài nhất. Thật vậy, GD&ĐT chuẩn bị các phẩm chất, năng lực cần thiết cho ngƣời lao động nhƣ: thể chất, đạo đức, học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, thái độ lao động, ý thức trách nhiệm… Nói cách khác, GD&ĐT cung

23

cấp kiến thức cơ bản, là cái gốc, là cơ sở để ngƣời lao động tiếp tục lĩnh hội và vận dụng những kiến thức khoa học kỹ thuật hiện đại trong lao động sản xuất, từ đó, có các kỹ năng làm việc nâng cao khi tham gia sâu vào TTLĐ, đặc biệt trong thời đại của tồn cầu hóa và kinh tế tri thức.

Bên cạnh đó, cơng tác dự báo đƣợc nhu cầu nhân lực của địa phƣơng và quốc gia cũng có ý nghĩa khá quan trọng nhằm định hƣớng nghề nghiệp một cách hiệu quả cho HS vì nếu có đƣợc dự báo nhu cầu NL dài hạn, trung hạn, ngắn hạn chính xác, khoa học; đặc biệt, nếu xác định đƣợc nhu cầu NL dành cho nhiệm vụ phát triển KT-XH với đầy đủ các yêu cầu về chất lƣợng, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ càng chính xác và càng chi tiết hóa thì ngƣời lao động và những ngƣời sắp bƣớc vào thị trƣờng lao động (trong khuôn khổ luận án này là học sinh THPT) sẽ có cơ sở lựa chọn ngành, nghề đào tạo hoặc đi trực tiếp vào thị trƣờng lao động một cách khoa học hơn, phù hợp hơn với năng lực, xu hƣớng nghề nghiệp của bản thân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển nhân lực thành phố hồ chí minh (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)