.Tình hình thực hiện chính sách thuế GTGT tại công ty

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách thuế gtgt của công ty cổ phần thương mại và dịch vụ cuộc sống việt (Trang 54)

2.3.1. Thực hiện quy định về khai báo và quyết toán thuế GTGT của doanh nghiệp theo quy định của nhà nƣớc

A, Quy trình khai báo thuế

Bước 1. Người nộp thuế chuẩn bị số liệu, lập tờ khai và gửi đến cơ quan thuế:

 Thời hạn chậm nhất vào ngày 20 của tháng sau tháng phát sinh (đối với trường hợp khai thuế GTGT theo tháng);

 Chậm nhất vào ngày thứ 30 (ba mươi) của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế (đối với trường hợp khai thuế GTGT theo quý).

Bước 2. Cơ quan thuế thực hiện tiếp nhận:

 Trường hợp hồ sơ được nộp trực tiếp tại cơ quan thuế, công chức thuế tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận hồ sơ, ghi thời gian nhận hồ sơ, ghi nhận số lượng tài liệu trong hồ sơ và ghi vào sổ văn thư của cơ quan thuế.

 Trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu chính, cơng chức thuế đóng dấu ghi ngày nhận hồ sơ và ghi vào sổ văn thư của cơ quan thuế.

 Trường hợp hồ sơ được nộp thông qua giao dịch điện tử, việc tiếp nhận, kiểm tra, chấp nhận hồ sơ khai thuế do cơ quan thuế thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử.

B, Quy trình quyết tốn thuế

Tất cả các doanh nghiệp kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế (trừ hộ kinh doanh vừa và nhỏ nộp thuế theo mức ấn định doanh thu), đều phải thực hiện lập và gửi quyết toán thuế GTGT hàng năm cho cơ quan thuế.

Tờ khai quyết toán thuế GTGT cho năm 2020 của các đơn vị kinh doanh phải được áp dụng theo mẫu số 11/GTGT ban hành kèm theo Thông tư 122/2000/TT-BTC ngày 29/12/2000, để gửi tới cơ quan thuế trực thuộc, hoặc gửi online trên cổng thông tin Tổng cục Thuế. Lưu ý rằng, những đơn vị kinh doanh sáp nhập, hợp nhất, chia tách giải thể hay phá sản thì sẽ phải

thực hiện quyết toán thuế GTGT với cơ quan thuế chậm nhất 45 ngày, tính từ ngày sáp nhập hợp nhất, chia tách giải thể hay phá sản.

Các doanh nghiệp thực hiện quyết toán thuế GTGT theo quy trình như sau:

– Năm quyết tốn thuế GTGT được tính theo năm dương lịch, thời hạn cơ sở kinh doanh phải nộp quyết toán cho cơ quan thuế chậm nhất không quá 60 ngày, kể từ ngày 31 tháng 12 của năm quyết toán thuế GTGT.

– Trường hợp hồ sơ được nộp thông qua giao dịch điện tử, việc tiếp nhận, kiểm tra, chấp nhận hồ sơ khai thuế do cơ quan thuế thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử.

– Trường hợp hồ sơ được nộp thông qua giao dịch điện tử, việc tiếp nhận, kiểm tra, chấp nhận hồ sơ khai thuế do cơ quan thuế thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử.

Cơ sở phải kê khai đầy đủ, đúng các chỉ tiêu và số liệu theo mẫu quyết toán thuế GTGT; gửi bản quyết toán thuế GTGT (theo mẫu số 11/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 122/2000/TT-BTC ngày 29/12/2000 của Bộ Tài chính) đến cơ quan thuế địa phương nơi cơ sở đăng ký nộp thuế GTGT trong thời gian quy định trên đây. Trường hợp cơ sở kinh doanh được áp dụng quyết tốn tài chính khác với năm dương lịch thì vẫn quyết tốn thuế GTGT theo năm dương lịch.

– Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm nộp số thuế GTGT còn thiếu vào Ngân sách Nhà nước sau 10 ngày kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán thuế GTGT, nếu nộp thừa được trừ vào số thuế GTGT phải nộp của kỳ tiếp sau, hoặc được hoàn thuế GTGT nếu cơ sở thuộc trường hợp và đối tượng được hoàn thuế GTGT.

– Trường hợp hồ sơ được nộp thông qua giao dịch điện tử, việc tiếp nhận, kiểm tra, chấp nhận hồ sơ khai thuế do cơ quan thuế thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử.

2.3.2. Thực hiện quy định về khai báo quyết tốn thuế GTGT tại cơng ty

QUY TRÌNH KHAI THUẾ - KẾ TỐN - QUYẾT TOÁN THUẾ

A, Kiểm tra hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng

Việc kiểm tra lại hồ sơ khai thuế GTGT là một trong những bước rất quan trọng trước khi thực hiện quyết toán thuế. Kế toán doanh nghiệp cần:

– So sánh, kiểm tra hóa đơn mua vào, bán ra và tờ khai thuế GTGT hàng tháng, hàng quý

– Đối chiếu số thuế GTGT trên tờ khai thuế và số thuế GTGT phản ánh trên sổ kế toán

– Rà sốt lại các thơng tin trên hóa đơn GTGT mua vào, bán ra và ghi chú lại các hóa đơn có sai sót để có các biện pháp xử lý nếu xảy ra sai sót

– Kiểm tra thời hạn thanh toán trên hợp đồng so với chứng từ thanh toán thực tế

B, Kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp

Việc kiểm tra thuế TNCN giúp doanh nghiệp đánh giá được chi phí tiền lương cũng như thuế TNCN của từng nhân viên đã tính đúng theo quy định chưa, có xảy ra sai sót gì khơng. Cụ thể kế toán doanh nghiệp cần thực hiện:

– Rà soát lại hợp đồng lao động của từng nhân viên – Rà sốt lại phụ lục hợp đồng lao động (nếu có)

– Rà sốt lại hồ sơ đăng ký người phụ thuộc của từng nhân viên

– Kiểm tra lại bảng lương kèm bảng chấm công đã khớp các mục về tiền lương cơ bản, phụ cấp, bảo hiểm…theo đúng hợp đồng lao động chưa.

– Tính tốn lại các khoản thu nhập chịu thuế, giảm trừ gia cảnh…để xem đã khớp đúng với tờ khai thuế TNCN hàng quý và lên tờ khai quyết toán thuế TNCN cuối năm.

C, Kiểm tra lại toàn bộ hợp đồng kinh tế, chứng từ liên quan đến hóa đơn mua vào và bán ra

– Đối với kinh doanh thương mại: Thực hiện rà sốt tồn bộ hợp đồng kinh tế, thanh lý hợp đồng, biên bản giao hàng…liên quan đến hóa đơn bán ra

– Đối với hoạt động xây dựng: Rà soát các hợp đồng kinh tế, dự tốn cơng trình, biên bản nghiệm thu…liên quan đến hóa đơn bán ra

Đối với chứng từ đầu vào:

– Đối với kinh doanh thương mại: Rà soát các hợp đồng kinh tê, biên bản nhận hàng, thanh lý hợp đồng…liên quan đến hóa đơn mua vào

– Đối với hoạt động xây dựng: Rà sốt tồn bộ hợp đồng kinh tế, hợp đồng giao khoán, biên bản nghiệm thu…liên quan đến hóa đơn mua vào D, Rà sốt tồn bộ các chi phí tính vào chi phí được trừ, khi tính thuế TNDN

Thực hiện kiểm tra bản tính giá thành đã phù hợp với định mức tính giá thành hay chưa

– Bảng kê xác định giá vốn

– Kiểm tra lại chi phí lãi vay vốn đã hợp lý chưa, các chi phí chênh lệch tỉ giá (nếu có) và các chi phí về tiền lương, tiền công, phụ cấp

– Kiểm tra các chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí khác…đã đúng theo quy định của pháp luật hay chưa, các chi phí khống chế chi đã hợp lý chưa

– Rà soát số dư các tài khoản 131, 331, 152, 156… E, Kiểm tra các vấn đề liên quan khác

Kế toán tiến hành kiểm tra:

– Đối chiếu sổ chi tiết với sổ tổng hợp tài khoản

– Đối chiếu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh so với sổ định khoản – Đối chiếu công nợ khách hàng

– Kiểm tra các khoản phải trả

– Kiểm tra dữ liệu nhập và khai báo thuế giữa hóa đơn đầu vào – đầu ra so với bảng kê khai thuế

– Kiểm tra hồ sơ, chứng từ đã được ký đầy đủ hay chưa

– Kiểm tra định khoản các khoản phải thu và phải trả đã thực hiện đúng hay không

Nhận xét: Trong q trình kinh doanh cơng ty đã thực hiện các bước khai thuế - kế toán - quyết toán thuế theo đúng quy định mà nhà nước đã đề ra phải và thuế một cách đúng hạn theo quy định của pháp luật là một việc cần phải làm để tránh rủi ro cho công việc kinh doanh của doanh nghiệp sau này.

2.3.3. Thực hiện quy định về nộp thuế GTGT

Thực tiễn, cơng ty đáng có số thuế lớn nên phải nộp định kì 15 ngày/lần và trong thời hạn quy định theo thông báo của cơ quan thuế và nộp đủ số thuế trong tháng. Hạn nộp là 20 ngày kể từ ngày kết thúc tháng đó và hạn nộp tiền thuế GTGT trùng với hạn nộp tờ khai thuế GTGT.

Cơng ty áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

Theo Điều 12 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định: Cơng thức tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ cụ thể như sau:

Số thuế GTGT phải nộp

= Số thuế GTGT đầu ra _ Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Trong đó:

Số thuế GTGT đầu ra = Tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn GTGT

Thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi

trên hóa đơn GTGT =

Giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra x

Thuế suất Thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ đó

GTGT , cụ thể như sau:

Giá chưa thuế GTGT = Giá thanh toán ( tiền bán tem, vé,…) 1 + thuế suất của hàng hóa dịch vụ (%) Như vậy, Số thuế GTGT đầu ra = Giá thanh toán – Giá chưa thuế.

2.3.4. Thực hiện quy định về khấu trừ thuế và xác định số thuế GTGT phải nộp vào ngân sách Nhà nƣớc

Công ty chỉ phát sinh hoạt động động sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế, khơng có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ khơng chịu thuế. Hóa đơn chứng từ được kiểm tra và lưu đầy đủ hàng ngày. Do đó khơng phát sinh các nghiệp vụ phân bổ thuế đầu vào. Căn cứ vào nguyên tắc và điều kiện khấu trừ thuế, thuế GTGT đầu vào phát sinh trong tháng sẽ là số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của tháng đó (nếu thuế đầu vào ít hơn thuế đầu ra). Số thuế GTGT phải nộp là số dư còn lại sau khi khấu trừ trên TK 33311. Theo quy định hiện hành thì hạn cuối cơng ty nộp tờ khai thuế GTGT là ngày 20 của tháng kế tiếp của tháng nộp thuế.

2.3.5. Thực hiện quy định về hoàn thuế GTGT

Công ty không phát sinh nghiệp vụ hồn thuế GTGT do khơng phát sinh trường hợp đủ điều kiện hoàn thuế GTGT. Tuy có một vài tháng có phát sinh số thuế GTGT đầu vào lớn hơn số thuế GTGT đầu ra nhưng không đủ điều kiện được hoàn thuế GTGT (khơng có 3 tháng liên tục có số thuế GTGT đầu vào lớn hơn số thuế GTGT đầu ra ).

2.3.6. Thực hiện quy định về hóa đơn chứng từ tại cơng ty

Cơng ty có các quy định về hóa đơn chứng từ hạch toán thuế GTGT như sau:

- Các hoạt động mua, bán hàng hóa dịch vụ tại Cơng ty phải có hóa đơn GTGT

Ghi rõ ràng từng mục giá chưa có thuế GTGT, thuế suất thuế GTGT, tiền thuế GTGT và tổng giá thanh tốn.

- Hóa đơn GTGT phải ghi chính xác tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán để xác định được người bán.

- HĐCT sử dụng phải được Nhà nước cho phép lưu hành.

- Kèm với hóa đơn GTGT nếu nghiệp vụ mua hàng đã thanh tốn cho người bán thì phải có chứng từ thanh tốn qua ngân hàng nếu tổng giá trị thanh toán lớn hơn 20 triệu đồng.

Và một số trường hợp đặc biệt khác căn cứ theo quy định của pháp luật

2.4. Thực trạng quá trình thực hiện chính sách thuế GTGT

Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 06/2012/TT-BTC: “Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngồi), trừ các đối tượng khơng chịu thuế GTGT”. Áp dụng vào công ty ta thấy:

Hoạt động chủ yếu của công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Cuộc Sống Việt là bán buôn các loại mặt mặt hàng thiết yếu. Để phục vụ trực tiếp cho quá trình này, cơng ty đã sử dụng các loại hàng hóa dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế mà khơng sử dụng những loại hàng hóa dịch vụ khơng chịu thuế. Nghị quyết 43/2022/QH15: Giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8% trong năm 2022. Trước năm 2022 thì hàng hóa dịch vụ tại cơng ty có mức thuế suất là 10%.

Danh mục ĐTCT Thuế suất

Sữa tươi Vinamilk

Sữa túi 10%

Sữa lít 10%

Sữa hộp (110ml, 180ml) 10%

ADM (110ml, 180ml) 10%

Sữa hạt Vinamik Sữa hạt ( 9 loại hạt ) 10%

Goldsoi 10%

Sữa trái cây Vinamilk Hero (110ml, 180ml) 10%

Susu (80ml, 110ml) 10%

Bột ps Vinamilk Growplus (110ml, 180ml) 10%

Optimums(110ml, 180ml) 10%

Edrweerewrwer

Nguyên vật liệu 10%

Đường Cuộc sống Việt 10%

Nước Nước ngọt 10% Nước khoáng 10% Sữa bột Vinamlik Alpha thường 10% Alpha gold 10% Growplus 10% Optimums 10% Kenko 10% Sure 10% Canxipro 10% Nguyên kem 10%

Bảng 2.4. Bảng đối tƣợng chịu thế và thuế suất thuế GTGT

Phòng kế tốn - tổng hợp có 3 nhân viên: 1 kế tốn trưởng và 2 kế tốn tổng hợp.

Cơng việc của kế toán tổng hợp là làm tất cả các công việc nêu trên, mỗi lần xong một phần công việc nào đó thì đưa lên kế toán trưởng xét duyệt.

Công tác lưu trữ hồ sơ chứng từ gốc:

Sắp xếp chứng từ gốc hàng tháng theo tuần tự của bảng kê thuế đầu vào, đầu ra đã in và nộp báo cáo cho cơ quan thuế hàng tháng: Bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 12 của năm tài chính. Các chứng từ gốc gồm: Hóa đơn đầu vào, đầu ra được kẹp chung với tờ khai thuế GTGT hàng tháng đã nộp cho cơ quan thuế.

+ Đầu vào:

Mỗi chứng từ hoặc một nhóm chứng từ phải kèm theo

• Hóa đơn mua vào (đầu vào) phải kẹp với phiếu chi và phiếu nhập kho, phiếu đề nghị thanh toán, kèm theo hợp đồng, thanh lý nếu có.

• Nếu mua hàng thanh tốn chậm trả, hoặc thanh toán qua ngân hàng, nên kẹp theo chứng từ mua vào một phiếu hạch tốn

• Bảng lương phải kèm với bảng chấm cơng, và có thể đóng thành quyển riêng

• Các bảng phân bổ, các phiếu kế tốn có thể lưu theo tháng + Đầu ra:

Hóa đơn bán ra phải kẹp theo phiếu thu nếu bán thu tiền mặt, đồng thời kẹp theo phiếu xuất kho, hợp đồng và thanh lý nếu có.

Nếu bán chịu phải kẹp phiếu hoạch tốn và phiếu xuất kho kèm theo hợp đồng, thanh lý nếu có.

2.5. Đánh giá tình tình thực hiện chính sách thuế GTGT tại cơng ty 2.5.1. Một số kết quả đạt đƣợc

 Về mặt chủ quan:

Cơng tác thực hiện chính sách thuế tại cơng ty được thực hiện khá tốt: cơng tác kế tốn ln được được thực hiện theo các quy định của pháp luật về quản lý thuế và các văn bản luật liên quan. Đội ngũ cán bộ quản lý luôn chú trọng cơng tác chấp hành luật thuế; cùng các quy trình làm việc chặt chẽ và hợp lý quy định cụ thể về quy trình luân chuyển chứng từ và xử lý dữ liệu là sự hỗ trợ tích cực của phần mềm hỗ trợ kê khai thuế đang được áp dụng tại cơng ty. Việc ứng dụng phần mềm kế tốn thuế với đội ngũ các bộ chuyên nghiệp am hiểu về luật thuế và quy trình hạch tốn phần mềm kế toán cũ tạo nhiều thành cơng cho cơng tác kế tốn cơng ty nói riêng và hoạt động của cơng ty nói chung.

 Về mặt khách quan

Những nội dung sửa đổi, bổ sung của Luật thuế GTGT năm 2008 đã thức đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, khuyến khích đầu tư đổi mới cơng nghệ, khuyến khích xuất khẩu

Luật thuế GTGT năm 2008 đã sửa đổi, giảm bớt các nhóm hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế ( chuyển 3 nhóm từ khơng chịu thuế sang chịu thuế GTGT) đã tạo điều kiện

cho việc tính thuế, khấu trừ thuế được liên hoàn giữa các khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh, sắp xếp, điều chỉnh các nhóm hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất 5% và 10% (chuyển một số nhóm hàng hóa từ thuế suất 5%

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách thuế gtgt của công ty cổ phần thương mại và dịch vụ cuộc sống việt (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)