Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học ngoại thương trong bối cảnh phát triển kinh tế tri thức (Trang 49)

Các yêu tố khách quan là các yếu tố thuộc về mơi trường bên ngồi khơng thuộc về nhà trường và cũng không thuộc về sinh viên, các yêu tố này cũng có ít nhiều ảnh hưởng và tác động tới hoạt động NCKH của sinh viên và việc quản lý hoạt động NCKH của sinh viên.

Cụ thể bao gồm một số yếu tố chủ yếu sau: mơi trường văn hóa xã hội; truyền thống văn hóa; sự khuyến khích, động viên của người thân và bạn bè; do nghề nghiệp địi hỏi; chế độ, chính sách, quy định của nhà nước về đào tạo bậc đại học và hoạt động NCKH của sinh viên; yêu cầu của thực tiễn xã hội.

Tiểu kết chƣơng 1

Nội dung của Chương 1 trình bày tổng quan nghiên cứu; xây dựng hệ thống các khái niệm cơ bản có liên quan đến vấn đề nghiên cứu như: quản lý, các chức năng quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, NCKH và quản lý hoạt động NCKH, hoạt động NCKH của sinh viên đại học, quản lý hoạt động NCKH của sinh viên, người hướng dẫn NCKH, KTTT.

Ngoài ra, tác giả còn nghiên cứu, xây dựng và làm rõ về lý thuyết của một vài vấn đề liên quan đề tài nghiên cứu như: Phân tích bối cảnh phát triển KTTT; vai trò của hoạt động NCKH đối với sinh viên đại học; nội dung quản lý hoạt động NCKH của sinh viên đại học; các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động NCKH của sinh viên và quản lý hoạt động NCKH của sinh viên. Các khái niệm và nội dung lý thuyết trên là cơ sở lý luận cho việc tiến hành nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động NCKH của sinh viên Trường Đại học Ngoại thương trong bối cảnh phát triển KTTT. Làm cơ sở và tiền đề cho việc đề xuất một số biện pháp phù hợp và khả thi để phát triển hoạt động NCKH của sinh viên, nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

CHƢƠNG 2

CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG

2.1. Cơ sở pháp lý cho quản lý hoạt động NCKH của sinh viên

Cơ sở pháp lý cho hoạt động NCKH của sinh viên và quản lý hoạt động NCKH sinh viên chính là những quy định được ghi rõ trong các văn bản luật và văn bản dưới luật sau:

Luật Khoa học và Công nghệ tại Điều 22, quy định về việc đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài khoa học và công nghệ, cụ thể như sau [46]:

- Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, bộ quản lý chuyên ngành tổ chức đào tạo trình độ đại học, sau đại học; phát hiện, đào tạo bồi dưỡng nhân tài để bổ sung nguồn nhân lực khoa học và công nghệ, bảo đảm cơ cấu ngành, lĩnh vực và vùng miền; chú trọng đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao cho lĩnh vực khoa học và công nghệ ưu tiên, trọng điểm.

- Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tự đào tạo, tham gia, tài trợ cho việc đào tạo, đào tạo lại nhân lực, bồi dưỡng nhân tài khoa học và công nghệ;

Tại khoản 2 và 3, Điều 39 của Luật Giáo dục đại học quy định rõ mục tiêu chương trình đào tạo và hoạt động NCKH của trường đại học là: “Hình thành và phát triển năng lực NCKH cho người học; phát hiện và bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu đào ta ̣o nhân lực trình đô ̣ cao”; “Tạo ra tri thức, công nghệ, giải pháp mới để phát triển khoa học và giáo dục, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước” [45].

Theo Điều lệ trường đại học quy định tại Điều 16, khoản 1 về mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động khoa học và cơng nghệ, trong đó khẳng định mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động khoa học và công nghệ của trường đại học: “Hoạt động khoa học và công nghệ nhằm tạo ra tri thức, công nghệ, giải pháp, sản phẩm mới, góp phần hình thành và nâng cao năng lực NCKH cho giảng viên, nghiên cứu viên, người học và nâng cao chất lượng đào tạo”. Thông tư Số: 19/2012/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về hoạt động NCKH của sinh viên trong các cơ sở giáo dục đại học[10] có quy định cụ thể các điều, khoản về:

- Mục tiêu hoạt động NCKH của sinh viên; - Yêu cầu về hoạt động NCKH của sinh viên; - Nội dung hoạt động NCKH của sinh viên;

- Xây dựng kế hoạch hoạt động NCKH của sinh viên; - Nội dung quản lý hoạt động NCKH của sinh viên;

- Chức năng, nhiệm vụ của phịng (ban) khoa học cơng nghệ của trường đại học về quản lý hoạt động NCKH của sinh viên;

- Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng trường đại học về quản lý hoạt động NCKH của sinh viên.

2.2. Giới thiệu khái quát về Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng

2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Trường Đại học Ngoại thương là trường đại học công lập nằm trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam. Trường được thành lập theo Quyết định số 123/CP ngày 05/8/1967 của Thủ tướng Chính phủ. Trường có 03 cơ sở đào tạo tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Quảng Ninh. Trường là đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, được giao thực hiện đào tạo theo Chương trình tiên tiến, chương trình chất lượng cao và tham gia nhiều dự án, đề án trong nước và quốc tế.

Địa chỉ cơ sở chính: 91 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội. Website: http://www.ftu.edu.vn

Hiện nay, Nhà trường được giao tự chủ toàn bộ các lĩnh vực từ tài chính, nhân sự, cơ cấu tổ chức, chương trình đào tạo…, với nhiệm vụ đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ theo các loại hình đào tạo chính quy, vừa làm vừa học và đào tạo liên kết quốc tế. Chương trình đào tạo đại học gồm có 16 chun ngành: Kinh tế đối ngoại, Thương mại Quốc tế, Thuế và Hải quan, Quản trị Kinh doanh quốc tế, Kế toán, Quản trị du lịch và khách sạn, Thương mại điện tử, Tài chính quốc tế, Phân tích và đầu tư tài chính, Ngân hàng – Tài chính Quốc tế, Kinh tế quốc tế, Kinh doanh quốc tế, Luật thương mại quốc tế, Tiếng Anh thương mại, Tiếng Pháp thương mại, Tiếng Trung thương mại, và Tiếng Nhật thương mại. Trường có 04 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ bao gồm Kinh tế Quốc tế, Thương mại, Quản trị Kinh doanh, Tài chính ngân hàng và 02 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ gồm Kinh tế quốc tế và Quản trị Kinh doanh.

Trường Đại học Ngoại thương có quan hệ hợp tác hiệu quả với nhiều trường đại học lớn trên thế giới, sản phẩm đào tạo của Trường được xã hội đánh giá cao. Trường đã cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần tích cực vào sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước. Nhà trường được phong tặng Danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới (năm 2010) và Huân chương Độc lập hạng Nhất (năm 2012). Từ năm 2008, Trường đã được giao tự chủ về tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP. Trường đã chú trọng đổi mới quản lý theo tinh thần tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập được giao tự chủ; Nhà trường đã ban hành được hệ thống văn bản khá đồng bộ, phục vụ cho công tác quản lý.

Trong những năm gần đây, đời sống cán bộ, giảng viên từng bước được cải thiện, chất lượng đào tạo luôn được khẳng định, nguồn tuyển sinh dồi dào, nguồn thu từ đào tạo tăng. Trường cũng đã dành ra nguồn kinh phí lớn để đầu tư xây dựng mới và sửa chữa, nâng cấp một số hạng mục cơng trình giảng đường, trụ sở làm việc, thư viện, ký túc xá,… bổ sung trang thiết bị nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn cho công tác đào tạo và NCKH.

2.2.2. Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Ngoại thương ngày càng được phát triển và kiện toàn. Cơ cấu tổ chức của Trường bao gồm: Hội đồng Trường gồm Chủ tịch Hội đồng trường và 15 thành viên; Ban Giám hiệu gồm Hiệu trưởng và 03 Phó Hiệu trưởng; 02 cơ sở đại học; 15 khoa và bộ môn làm công tác chuyên mơn và 19 phịng, ban, viện, trung tâm chức năng; Tổ chức đoàn thể gồm: Đảng bộ, Cơng đồn, Đồn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên.

Hội đồng Trường với vai trị giám sát Ban Giám hiệu và thơng qua các quyết sách lớn, quyết định phương hướng phát triển; Hội đồng Khoa học và Đào tạo tham mưu cho Ban Giám hiệu và thông qua những quyết định về chuyên môn lớn như chương trình đào tạo, kế hoạch khoa học công nghệ... Đứng đầu bộ máy quản lý là Hiệu trưởng, tiếp đến các đơn vị trực thuộc trường, trong mỗi đơn vị trực thuộc trường (cấp trung gian) có thể bao gồm một số đơn vị cấp thấp. Khoa gồm các bộ môn, các cơ sở phân hiệu, phịng, trung tâm, viện gồm có các ban hoặc bộ phận trực thuộc.

Cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Ngoại thương được thể hiện rõ trong sơ đồ (Hình 2.1). Đơn vị giảng dạy Đơn vị chức năng Đơn vị trực thuộc

K. Sau đại học P. Quản lý đào tạo CƠ SỞ II

TP. HCM

HỘI ĐỒNG KHOA HỌC & ĐÀO TẠO

BAN GIÁM HIỆU HỘI ĐỒNG TRƢỜNG HIỆU TRƢỞNG, CÁC PHÓ HIỆU TRƢỞNG ĐẢNG ỦY Cơng đồn Các đoàn thể

K. Đào tạo quốc tế P. Quản lý khoa học

CƠ SỞ QUẢNG NINH

K. Đào tạo tại chức

P. Tổ chức hành chính

Viện Kinh tế và Thương mại quốc tế K. Kinh tế &

Kinh doanh QT P. Hợp tác quốc tế

TT. Tư vấn kinh tế đối ngoại (Feretco) K. Quản trị

kinh doanh P. Quản lý dự án TT. Phát triển quốc tế K. Tài chính

ngân hàng

P. Cơng tác chính trị & Sinh viên

TT. Tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

K. Kinh tế quốc tế P. Kế hoạch Tài chính

TT. Hợp tác nguồn nhân lực Việt Nam- Nhật Bản

K. Luật P. Quản trị thiết bị VP. Giáo sư, Phó giáo sư

K. Cơ bản P. Truyền thông & Quan hệ đối ngoại K. Lý luận chính trị TT. Đảm bảo chất lượng K. Tiếng Anh chun ngành

TT. Thơng tin & Khảo thí K. Tiếng Anh

thương mại Thư viện

K. Tiếng Nhật P. Y tế

K. Tiếng Trung

K. Tiếng Pháp

BM. Tiếng Nga

Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng

(Nguồn: Trung tâm Đảm bảo chất lượng-FTU)

Đoàn TN

2.2.3. Sứ mạng và mục tiêu chiến lược

* Sứ mạng: Sứ mạng của Trường Đại học Ngoại thương là đào tạo nhân tài và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực kinh tế, kinh doanh, quản trị kinh doanh, tài chính - ngân hàng, luật, cơng nghệ và ngoại ngữ; sáng tạo và chuyển giao tri thức khoa học đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước; phát triển năng lực học tập, NCKH của sinh viên; rèn luyện kỹ năng làm việc và lối sống trong mơi trường quốc tế hiện đại. Trường cịn là nơi phổ biến tri thức khoa học, nghề nghiệp cho cộng đồng doanh nghiệp và xã hội, là trung tâm giao lưu học thuật và văn hóa giữa các quốc gia và dân tộc trên thế giới.

* Mục tiêu: Từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, trường Đại học Ngoại thương

phấn đấu đạt được các mục tiêu sau: Khơng ngừng nâng cao uy tín, chất lượng đào tạo và danh tiếng của Trường Đại học Ngoại thương; Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; Nâng cao năng lực nghiên cứu, phấn đấu trở thành trường đại học nghiên cứu vào năm 2030; Khai thác tối đa mọi nguồn lực trong và ngoài trường nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và đáp ứng tối đa nhu cầu của sinh viên, giảng viên và cán bộ công nhân viên, đảm bảo khả năng phát triển bền vững của Nhà trường; Phát triển văn hóa Đại học Ngoại thương, mở rộng hợp tác trong nước và quốc tế.

2.2.4. Thư viện và cơ sở vật chất

Thư viện của Trường đại học có đầy đủ sách, giáo trình, tài liệu tham khảo tiếng Việt và tiếng nước ngoài đáp ứng yêu cầu sử dụng của cán bộ, giảng viên và người học. Có thư viện điện tử nối mạng, phục vụ dạy, học và NCKH có hiệu quả.

Hàng năm, Nhà trường ln dành một khoản kinh phí để nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị và bổ sung vốn tài liệu, sách báo và tạp chí cho Thư viện. Mỗi năm Thư viện được bổ sung từ 2000 – 3000 cuốn sách, 250 loại báo và tạp chí trong nước và nước ngồi. Hiện tại, Thư viện có 22.519 đầu sách tương đương 60.538 bản (bao gồm giáo trình, sách tham khảo, chuyên khảo, từ điển, đề tài NCKH, luận án, Luận văn, khóa luận tốt nghiệp,... bằng tiếng Việt & ngoại văn). Tổng số báo và tạp chí: 233 loại trong đó có 32 loại báo và tạp chí ngoại văn (Anh, Nhật, Nga, Pháp, Trung).

Từ năm 2007 đến nay, kế thừa công tác quản lý, tổ chức hoạt động theo mơ hình thư viện điện tử, Thư viện tiếp tục được đổi mới và phát triển. Đặc biệt, năm 2011sau khi hoàn thành tiểu Dự án “Thư viện Số” tham gia chương trình FTUTRIP (Dự án GDĐH2),Thư viện được nâng cấp phần mềm “Giải pháp quản lý thư viện điện tử tích hợp ILIB”, đồng thời tiếp tục được đầu tư phần mềm “Thư viện Số DLIB” và các trang

thiết bị hiện đại như: máy chủ, máy trạm cấu hình lớn, máy scaner, máy in mạng, in mầu, các thiết bị an ninh (cổng từ, camera quan sát)…Thư viện, có bước đột phá lớn trong cơng tác quản lý thư viện và tổ chức các dịch vụ cung cấp thông tin dựa trên việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất trong lĩnh vực thư viện: công nghệ viễn thông, cơng nghệ số hóa, phần mềm quản lý thư viện.

Để giúp cho bạn đọc vào Thư viện tra cứu và tham khảo tài liệu được thuận lợi, Thư viện đã có các “Tài liệu hướng dẫn bạn đọc cách sử dụng hệ thống tra cứu thư viện”. Bản mềm giới thiệu trên Cổng Thông tin điện tử của Thư viện (Đường dẫn: http://www.library.ftu.edu.vn).

2.2.5. Hoạt động khoa học công nghệ của cán bộ, giảng viên

Chiến lược phát triển Nhà trường đến năm 2030 xác định định hướng phát triển thành trường đại học nghiên cứu. Trên cơ sở đó, hoạt động khoa học và cơng nghệ luôn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của Ban Giám hiệu. Định mức giờ NCKH của giảng viên, nhiệm vụ và các hỗ trợ tài chính cho các đơn vị trong hoạt động NCKH được quy định cụ thể trong Quy định về NCKH và Quy chế chi tiêu nội bộ của Nhà trường. Kế hoạch Khoa học và Công nghệ được xây dựng hàng năm, bổ sung theo điều kiện thực tế và luôn được đơn đốc, nhắc nhở để hồn thành đúng hạn với chất lượng tốt. Nhà trường có cơ chế khen thưởng bằng tài chính với các hoạt động Khoa học và Cơng nghệ có kết quả tốt như bài báo quốc tế, đề tài nghiệm thu đúng hạn, hỗ trợ tác giả xuất bản sách tham khảo.

Hoạt động Khoa học và Cơng nghệ được triển khai dưới nhiều hình thức đa dạng và phong phú như thực hiện đề tài NCKH các cấp, tổ chức hội thảo khoa học, viết sách/giáo trình/bài báo,... Mặc dù số lượng các cơng trình NCKH khơng theo kịp tốc độ tăng của đội ngũ nhưng chất lượng các sản phẩm Khoa học và Công nghệ được đảm bảo; các đề tài lớn (đề tài Nhà nước, nghị định thư), cơng trình có chất lượng cao (bài báo quốc tế) có xu hướng gia tăng. Các đề tài lớn, đề tài với các địa phương đều có những kiến nghị, đóng góp trực tiếp cho việc xây dựng chính sách của Nhà nước, phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Mạng lưới liên kết, hợp tác của Nhà trường với các tổ chức, cá nhân nhà khoa học trong và ngoài nước ngày càng được mở rộng và diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học ngoại thương trong bối cảnh phát triển kinh tế tri thức (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)