3.4. Kiểm chứng tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp
3.4.3. Kết quả khảo sát
Qua kết quả điều tra bằng bảng hỏi tại Bảng 3.1 cho thấy hầu hết các ý kiến được khảo sát từ các cán bộ quản lý đều cho rằng các biện pháp đề xuất là cần thiết và rất cần thiết. Trong đó có 58,4% phiếu đánh giá là rất cần thiết và 40% phiếu đánh giá là cần thiết, chỉ có 1,6% phiếu trả lời khơng cần thiết. Kết quả kiểm chứng cho thấy các biện pháp mà đề tài nghiên cứu đề xuất cần đưa vào triển khai để nâng cao hiệu quả quản lý và thúc đẩy hoạt động NCKH của sinh viên phát triển, đáp ứng yêu cầu của xã hội và mục tiêu chiến lược của nhà trường trong bối cảnh phát triển kinh tế tri thức.
Trong các biện pháp đề xuất được khảo sát, đáng chú ý một số biện pháp sau: “Biện pháp tổ chức nâng cao nhận thức cho mọi đối tượng liên quan về tầm quan trọng của hoạt động NCKH sinh viên”, có đến 80% phiếu trả lời rất cần thiết, 20% phiếu trả lời cần thiết; “Biện pháp phát huy vai trị tích cực, chủ động của sinh viên trong hoạt động NCKH”, có 88% phiếu trả lời rất cần thiết, 12% phiếu trả lời cần thiết; “Biện pháp kịp thời khen thưởng, động viên khuyến khích sinh viên tham gia NCKH” có 75,5% phiếu trả lời rất cần thiết và 24,5% phiếu trả lời cần thiết; “Biện pháp kế hoạch hóa cơng tác quản lý hoạt động NCKH của sinh viên phù hợp với mục tiêu phát triển Nhà trường” có 26,6% phiếu trả lời rất cần thiết và 67,7% phiếu trả lời cần thiết, 6,6% phiếu trả lời khơng cần thiết. Vì vậy, có thể kết luận các biện pháp đưa ra trong đề tài có mức độ cần thiết cao đối với quản lý hoạt động NCKH của sinh viên và đảm bảo mức độ cần thiết đề triển khai thực hiện.
Bảng 3.1: Mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động NCKH của sinh viên đƣợc đề xuất
TT Các biện pháp quản lý Tính cần thiết Tính khả thi Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi 1 Tổ chức nâng cao nhận thức 39 6 0 0 30 15
cho mọi đối tượng liên quan về tầm quan trọng của hoạt động NCKH sinh viên
80% 20% 0% 0% 66,7% 33,3%
2 Kế hoạch hóa cơng tác quản lý hoạt động NCKH của sinh viên phù hợp với mục tiêu phát triển Nhà trường
12 30 3 10 31 4 26,6% 67,7% 6,6% 22,2% 68,9% 8,9%
3 Tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động NCKH của sinh viên
15 30 0 11 34 0 33,3% 67,7% 0% 24,5% 75,5% 0%
4 Kiểm tra tiến độ và đánh giá tổng kết hoạt động NCKH của sinh viên
31 14 0 0 41 4 68,9% 31,1% 0% 0% 91,1% 8,9%
5 Tăng cường các điều kiện phục vụ, hỗ trợ cho sinh viên và giáo viên hướng dẫn
15 28 2 0 40 5 33,3% 62,2% 4,5% 0% 88,8% 11,2%
6 Phát huy vai trị tích cực, chủ động của sinh viên trong hoạt động NCKH
40 5 0 0 32 13 88,8% 11,2% 0% 0% 71,1% 28,9%
7 Kịp thời khen thưởng, động viên khuyến khích sinh viên tham gia NCKH
34 11 0 0 35 10
75,5% 24,5% 0% 0% 77,8% 22,2%
Trung bình 58,4% 40,0% 1,6% 6,7% 77,1% 16,2%
(Nguồn: Tác giả khảo sát và thống kê)
Cũng theo kết quả điều tra bằng bảng hỏi tại Bảng 3.1 cho thấy hầu hết phiếu khảo sát đều cho rằng các biện pháp đề xuất là khả thi. Tính trung bình có 6,7% phiếu đánh giá là rất khả thi và 77% phiếu đánh giá là khả thi, có 16,2% phiếu trả lời khơng khả thi. Trong đó, mức độ đánh giá khơng khả thi tính cụ thể theo từng biện pháp thì khơng có biện pháp nào có số phiếu >34%. Điều này cho biết đa số các phiếu đánh giá là khả thi, tuy nhiên số phiếu đánh giá rất khả thi chiếm tỷ lệ không cao, cho thấy một số biện pháp khi triển khai sẽ gặp ít nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nhìn chung tỷ lệ đánh giá khả thi là chiếm vượt trội với tỷ lệ rất cao.
Kết quả kiểm chứng cho thấy các biện pháp mà đề tài nghiên cứu đề xuất cần đưa vào triển khai thực hiện để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động NCKH của sinh viên, đáp ứng mục tiêu chiến lược của Nhà trường trong bối cảnh phát triển kinh tế tri thức như hiện nay là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Tiểu kết chƣơng 3
Trong Chương 3 đề tài nghiên cứu hệ thống lý thuyết về quản lý hoạt động NCKH của sinh viên đại học, nghiên cứu cơ sở thực tiễn về quản lý hoạt động NCKH của sinh viên Trường Đại học Ngoại thương, căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động NCKH của sinh viên và các nguyên tắc quản lý giáo dục. Từ đó, đề tài đã đề xuất 7 biện pháp quản lý hoạt động NCKH của sinh viên Trường Đại học Ngoại thương, nhằm thúc đẩy phát triển hoạt động NCKH của sinh viên cả về số lượng và chất lượng, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường, đáp ứng yêu cầu đào nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh phát triển kinh tế tri thức. Bao gồm các biện pháp quản lý sau:
- Tổ chức nâng cao nhận thức cho mọi đối tượng liên quan về tầm quan trọng của hoạt động NCKH trong sinh viên;
- Kế hoạch hóa cơng tác quản lý hoạt động NCKH của sinh viên phù hợp với mục tiêu phát triển Nhà trường;
- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động NCKH của sinh viên;
- Kiểm tra tiến độ và đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm về hoạt động NCKH của sinh viên;
- Tăng cường các điều kiện phục vụ, hỗ trợ cho sinh viên và giáo viên hướng dẫn;
- Phát huy vai trị tích cực, chủ động của sinh viên trong hoạt động NCKH; - Kịp thời khen thưởng, động viên khuyến khích sinh viên tham gia NCKH. Đề tài đã thực hiện khảo sát đối tượng cán bộ quản lý về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý được đề xuất. Các biện pháp quản lý đề xuất đều được đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi cao, phù hợp với các điều kiện thực tế tại Trường Đại học Ngoại thương.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển như vũ bão và sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tri thức, đặt ra những thách thức to lớn cho các quốc gia và các trường đại học. Trường đại học muốn phát triển trong bối cảnh mới, cần phải đổi mới mọi mặt trong đó có cơng tác quản lý NCKH của sinh viên, để tăng cường chất lượng đào tạo. Từ các kết quả nghiên cứu của đề tài về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn, tác giả xây dựng và rút ra các kết luận sau:
Về lý luận:
Khái niệm NCKH: NCKH là hoạt động xã hội đặc biệt để tìm kiếm những điều mà
khoa học chưa biết về bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học, về sáng tạo phương pháp, công nghệ kỹ thuật mới nhằm phục vụ cho mục đích hoạt động và nhu cầu của con người.
Khái niệm quản lý: Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách
tiến hành các hoạt động chức năng thơng qua các khâu kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra.
Khái niệm quản lý hoạt động NCKH: Quản lý hoạt động NCKH là quá trình thực
hiện các chức năng quản lý (kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá) của chủ thể quản lý (các cơ quan, tổ chức, trường học, đơn vị quản lý khoa học) nhằm tác động tới các đối tượng bị quản lý (các nhà khoa học, người nghiên cứu) một cách có tổ chức, có định hướng nhằm tạo ra các sản phẩm nghiên cứu đảm bảo chất lượng và có giá trị khoa học theo yêu cầu của từng cấp độ và loại hình nghiên cứu khác nhau.
Khái niệm quản lý hoạt động NCKH của sinh viên đại học: Quản lý hoạt động
NCKH của sinh viên đại học là cách thức, biện pháp quản lý mà chủ thể quản lý trường đại học thực hiện việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc và đánh giá kết quả hoạt động NCKH của sinh viên nhằm phát triển hoạt động NCKH của sinh viên và nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
Khái niệm kinh tế tri thức: Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó việc tạo ra,
truyền bá và sử dụng tri thức là động lực chủ yếu của sự tăng trưởng, của quá trình tạo ra của cải và việc làm trong tất cả các ngành kinh tế.
Về thực tiễn:
Hoạt động NCKH của sinh viên: Sinh viên còn yếu về kỹ năng NCKH; Sinh viên
nhận thức về NCKH chưa đầy đủ và chưa nhận thức được đúng và đủ về tầm quan trọng của hoạt động NCKH đối với bản thân sinh viên; Đa số sinh viên chưa quan tâm và
hứng thú với hoạt động NCKH của sinh viên. Do đó, sinh viên chưa thực sự tích cực và chủ động tham gia hoạt động NCKH, một số sinh viên tham gia theo phong trào, khơng tích cực và thiếu quyết tâm nên khi gặp khó khăn dễ dàng bỏ cuộc.
Quản lý hoạt động NCKH của sinh viên: Nhìn chung cơng tác kế hoạch hóa của Nhà trường cịn chậm, thường là sau tháng 10 hàng năm nên các đơn vị khoa, phân hiệu còn bị động trong việc lập kế hoạch riêng và tổ chức triển khai thực hiện hoạt động NCKH cho sinh viên của đơn vị. Chưa tổ chức thường xuyên các hoạt động NCKH trên lớp trong chương trình đào tạo, điều này hồn tồn phụ thuộc vào GV mơn học và các khoa. Công tác bồi dưỡng, tập huấn phương pháp NCKH cho sinh viên còn hạn chế, một số sinh viên chưa nhiệt tình tham gia trong các buổi tập huấn phương pháp NCKH. Một số ít GV trẻ cịn thiếu kinh nghiệm và kỹ năng NCKH nên việc hướng dẫn sinh viên NCKH đôi khi chưa thống nhất phương pháp giữa các GV. Nhà trường chưa chỉ đạo sát sao và quán triệt các biện pháp quản lý, chủ trương và mục tiêu của Nhà trường, nên các đơn vị cấp dưới thực hiện nhiều khi còn lỏng lẻo và điều phối chưa tốt, chưa khai thác hết các tiềm năng sẵn có của Nhà trường. Nguồn kinh phí dành cho hoạt động NCKH của sinh viên đã tăng nhiều so với trước, tuy nhiên vẫn còn ở mức khiêm tốn, chưa tạo ra sực hút đối với sinh viên.
Hầu hết các nội dung quản lý đã được Nhà trường thực hiện. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện chưa đồng bộ, chưa xác định rõ mục tiêu, còn một số cán bộ, giảng viên và nhiều sinh viên chưa nhận thức đúng và đủ về tầm quan trọng của hoạt động NCKH của sinh viên, nên mức độ hiệu quả chưa cao và việc thực hiện các biện pháp khơng đồng đều; cịn một vài nội dung thực hiện còn chậm trễ chưa đạt hiệu quả. Vì vậy, chưa đẩy mạnh được hoạt động NCKH của sinh viên phát triển.
Từ các thực trạng và nguyên nhân nêu trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc rèn luyện kỹ năng NCKH cho sinh viên, cũng như kết quả NCKH của sinh viên và gián tiếp tác động tiêu cực tới chất lượng đào tạo của Nhà trường.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động NCKH của sinh viên:
Kết quả nghiên cứu cho kết luận: các yếu tố chủ quan có mức độ ảnh hưởng nhiều và các yếu tố khách quan có mức độ ảnh hưởng ít tới hoạt động NCKH của sinh viên và quản lý hoạt động NCKH của sinh viên đại học. Trong đó, các yếu tố thuộc đối tượng quản lý có mức ảnh hưởng cao nhất, tiếp đến là các yếu tố thuộc chủ thể quản lý.
Đề xuất và khảo nghiệm:
Tác giả đề tài đã đề xuất 07 biện pháp quản lý hoạt động NCKH của sinh viên. Các biện pháp đã được khảo nghiệm điều tra bằng bảng hỏi để đánh giá mức độ cấp thiết và khả thi phù hợp với điều kiện thực tế của Trường Đại học Ngoại thương. Các biện pháp
quản lý đề xuất đều được đánh giá mức độ cấp thiết và khả thi cao, đảm bảo tính khả thi, tính hiệu quả và tính hệ thống cho việc triển khai thực hiện. Tuy nhiên, các biện pháp quản lý đó có mối quan hệ biện chứng với nhau, mỗi biện pháp có một chức năng riêng nhưng lại liên thuộc lẫn nhau. Vì vậy, cần áp dụng đồng bộ và triệt để, nghiêm túc để các biện pháp hỗ trợ lẫn nhau nhằm đảm bảo tính hiệu quả, tính hệ thống và các nguyên tắc trong công tác quản lý hoạt động NCKH của sinh viên.
- Kết luận: Giả thuyết nghiên cứu của đề tài hồn tồn chân thực, đảm bảo tính khoa học và khả thi.
2. Khuyến nghị
Đối với Nhà trường
Cần ban hành các quy định về quản lý hoạt động NCKH của sinh viên nhằm tăng cường đầu tư và nâng cao chất lượng phục vụ cho hoạt động NCKH của sinh viên và kịp thời hỗ trợ về cơ sở vật chất, thiết bị, tài liệu và kinh phí để khích lệ động viên thêm nhiều sinh viên tham gia các hoạt động NCKH ngoại khóa.
Nhà trường cần đổi mới nội dung mơn học Logic học và Phương pháp NCKH, hoặc bổ sung thêm mơn Phương pháp luận NCKH vào chương trình chính khóa cho sinh viên.
Nghiên cứu sắp xếp lại chương trình học, nhằm tạo thêm thời gian trống trong chương trình chính khóa, để sinh viên có cơ hội tham gia NCKH.
Tăng cường đầu tư cho thư viện để phục vụ tốt hơn hoạt động NCKH của CBGV và sinh viên.
Tăng cương mở rộng mối quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Trường để xin tài trợ quỹ NCKH cho sinh viên.
Xây dựng kế hoạch hoạt động NCKH của sinh viên sớm để triển khai ngay từ đầu năm học.
Kịp thời khen thưởng các nhóm sinh viên đạt giải trong các cuộc thi SVNCKH để tăng cường khích lệ, động viên sinh viên.
Đối với cán bộ quản lý và giáo viên hướng dẫn
Cần tự nâng cao nhận thức đúng và đủ về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động NCKH của sinh viên đối với mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường.
Tổ chức triển khai và phối hợp tốt với các đơn vị khác để tạo mọi điều kiện tốt và thuận lợi cho sinh viên tham gia hoạt động NCKH.
Nhiệt tình với sinh viên tham gia NCKH, coi công việc hướng dẫn sinh viên NCKH là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng mục tiêu phát triển của Nhà trường trong bối cảnh phát triển nền kinh tế tri thức.
cứu cho bản thân CBGV.
Tăng cường truyền thông giúp sinh viên nhận thức đúng và đủ về tầm quan trọng của hoạt động NCKH đối với sinh viên.
Giảng viên cần tăng cường đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng lồng ghép các hoạt động NCKH vào chương trình đào tạo hàng ngày trên lớp.
Đối với sinh viên
Cần nhận thức đúng và đủ về vị trí, tầm quan trọng của hoạt động NCKH đối với sinh viên, để xác định mục tiêu rèn luyện và phấn đấu cho bản thân, bồi dưỡng lòng đam mê NCKH và tạo động lực cho mình vượt qua những khó khăn trong hoạt động NCKH.
Tích cực và chủ động hơn trong quá trình tham gia hoạt động NCKH và rèn luyện các kỹ năng NCKH, biết áp dụng các kỹ năng này vào quá trình học tập để thực sự tiếp cận phương pháp học của bậc đại học, nhằm nâng cao thành tích học tập và tăng cường chất lượng đào tạo.
Tích cực tham gia tập huấn về phương pháp NCKH do Nhà trường tổ chức; thường xuyên học hỏi, trao đổi với các giảng viên, sinh viên về kinh nghiệm và phương pháp NCKH để không ngừng tiến bộ.
Sinh viên cần nâng cao ý thức rèn luyện kỹ năng NCKH và coi đó cũng là một nhiệm vụ học tập ở trường đại học, để trau dồi kỹ năng và nâng cao năng lực, trình độ cho bản thân nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội trong bối cảnh phát triển nền kinh tế tri thức như hiện nay.