Những giải pháp cụ thể nhằm khắc phục hạn chế của việc ứng dụng chính phủ trong quản lý

Một phần của tài liệu Ứng dụng chính phủ điện tử trong quản lý hộ tịch tại xã vạn phúc, huyện thanh trì, hà nội (Trang 90 - 95)

8. Bố cục chuyên đề

3.2. Những giải pháp cụ thể nhằm khắc phục hạn chế của việc ứng dụng chính phủ trong quản lý

chính phủ trong quản lý hộ tịch.

3.2.1. Giải pháp trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tư pháp cấp xã

Nhìn chung, việc xây dựng và nâng cao chất lượng đào tạo của đội ngũ cán bộ là một trong những nhiệm vụ tiên quyết, góp phần quan trọng vào việc đổi mới, cải cách, kiện toàn hệ thống thủ tục hành chính nói riêng và lĩnh vực Tư pháp- Hộ tịch nói chung. Xã Vạn Phúc thời gian vừa qua đã có những đóng góp nhất định trong việc nâng cao năng lực, nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ Tư pháp- Hộ tịch. Tuy nhiên, UBND xã Vạn Phúc cần quan tâm, chú trọng hơn đến công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ Tư

pháp- Hộ tịch, đảm bảo công tác này được thực hiện một cách thường xuyên, chủ động. Ngoài ra, xã Vạn Phúc cũng cần chú trọng hơn tới kế hoạch tuyển dụng, luân chuyển cán bộ một cách khoa học, đảm bảo nguyên tắc khách quan, tập trung dân chủ. Cán bộ Tư pháp- Hộ tịch phải đảm bảo được những yêu cầu về trình độ chun mơn và phẩm chất, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Cán bộ Tư pháp- Hộ tịch cơng tác tại xã Vạn Phúc có tuổi đời trên 40, xã cần có kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn, đào tạo thêm kỹ năng mềm để nâng cao năng lực công tác. Xã Vạn Phúc cũng cần xây dựng, lên kế hoạch cho những chính sách khuyến khích, động viên, tạo sự hứng thú, hăng say trong cơng việc cho các cán bộ Tư pháp- Hộ tịch.

Bên cạnh đó, xã cũng cần thiết xây dựng nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý bồi dưỡng cán bộ:

Một là, phối hợp, đề xuất với UBND huyện Thanh Trì nâng cao chất lượng tài liệu bồi dưỡng:

Nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thực tế của học viên, khung chương trình bồi dưỡng cần được chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp trong từng giai đoạn cụ thể. Những chuyên đề có nhiều nội dung, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực phải được chia thành nhiều chuyên đề khác nhau.

Hai là, tăng cường thời lượng dành cho việc rèn luyện, nâng cao các kỹ năng cho cán bộ, cơng chức cấp xã:

Để có nhiều cơ hội cho học viên được thực hành các kỹ năng cần xem xét lại quy mơ lớp học, tránh tình trạng các lớp học q đơng người như trong thời gian vừa qua, với những lớp học có số lượng học viên nhiều cần áp dụng theo hình thức báo cáo chuyên đề.

Ba là, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên:

Giảng viên của các lớp bồi dưỡng cán bộ Tư pháp- Hộ tịch cấp xã phải kết hợp giữa những người am hiểu lý luận và những người làm công tác thực

tiễn, do vậy cần tập huấn cho đội ngũ giảng viên để có sự trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và kỹ năng giảng dạy. Ở những chun đề địi hỏi tính chun sâu cao, bao gồm nhiều lĩnh vực, diễn ra trên phạm vi rộng có thể bố trí hai giảng viên cùng lên lớp (01 giảng viên cơ hữu và 01 giảng viên kiêm chức). Tổ chức bồi dưỡng phải đảm bảo cho đội ngũ giảng viên cơ hữu và kiêm chức vững vàng về chun mơn, bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống và kỹ năng sư phạm.

Bốn là, nâng cao chất lượng các trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

Tiến hành khảo sát, lựa chọn các trường, các trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đảm bảo quy mô, chất lượng cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên, tài liệu, giáo trình phù hợp với với nhu cầu để hợp đồng triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp xã lâu dài và ổn định. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức để đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập đối với cán bộ cấp xã.

Năm là, triển khai hình thức đào tạo trực tuyến có lựa chọn.

Đào tạo trực tuyến là một xu hướng phổ biến hiện nay, vừa giảm bớt chi phí, vừa tạo độ phủ lớn. Bởi vì, với đặc thù của bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã là tập trung vào rèn luyện kỹ năng, do vậy triển khai trên diện rộng việc bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng công nghệ thông tin theo phương thức trực tuyến (E-Learning) cần cẩn trọng trong việc lựa chọn chuyên đề, lựa chọn nội dung bồi dưỡng. Nên có sự kết hợp phương thức trực tuyến và phương thức trực tiếp để nâng cao hiệu quả bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã.

3.2.2. Giải pháp trong công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho ngườidân trong sử dụng hộ tịch điện tử. dân trong sử dụng hộ tịch điện tử.

Công tác tuyên truyền, giao dục pháp luật cho người dân được xem là khâu quan trọng, là cầu nối giữa ý chí, quan điểm của Nhà nước với nguyện vọng của nhân dân trong sự nghiệp cải cách hành chính. Do vậy, cơng tác giáo dục pháp luật, giải thích cho người dân hiểu về lợi ích, tác dụng trong sử dụng dịch vụ cơng trực tuyến nói chung và hộ tịch điện tử nói riêng cần phải được đặt lên hàng đầu, là nhiệm vụ cấp bách của UBND xã Vạn Phúc. Xã cũng cần quan tâm, chú trọng hơn tới vấn đề này bằng cách:

 Thường xuyên mở những buổi họp để gặp gỡ, tiếp xúc giữa cán bộ với công dân tại UBND xã hoặc tại các nhà văn hóa thơn, xóm để tuyên truyền, vận động, giải đáp các vấn đề liên quan đến lĩnh vực Tư pháp- hộ tịch. Xã cũng cần lên kế hoạch tổ chức các buổi diễn thuyết, hướng dẫn trực tiếp công dân tuy cập và sử dụng hệ thống Một cửa liên thông trong đăng ký, khai báo thơng tin hộ tịch.

 Chính quyền địa phương tạo mọi điều kiện để bảo đảm quyền được thơng tin, tìm hiểu, học tập pháp luật của cơng dân thông qua công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, xã hội hóa cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật, khuyến khích và có chính sách để các tổ chức, cá nhân tham gia, đóng góp cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật; phát triển các dịch vụ pháp lý hỗ trợ công tác này. Quan tâm xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật vững mạnh cả về số lượng và chất lượng, có phẩm chất chính trị tốt, trình độ chun mơn vững vàng, có kỹ năng truyền đạt, am hiểu pháp luật và kiến thức xã hội, có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Các cấp uỷ, chính quyền địa phương cần phải xác định những nội dung cần tuyên truyền, phổ biến, giáo dục với những hình thức và thời gian phù hợp cho từng loại đối tượng; bên cạnh việc khai thác có hiệu quả các hình

thức phổ biến, giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng cần quan tâm đến việc tổ chức những hình thức phù hợp với đặc thù các đối tượng là người đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt nội dung tuyên truyền phải cụ thể thiết thực, dễ hiểu. Tăng cường đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật như: Tổ chức các hình thức tuyên truyền, in phát tờ rơi, tờ gấp; tổ chức lồng ghép hoạt động các câu lạc bộ hội phụ nữ, nông dân...

3.2.3. Đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác quản lý hộ tịchtại địa phương. tại địa phương.

Xây dựng và kiện tồn hệ thống hạ tầng về cơng nghệ thông tin cũng là một trong số những nhiệm vụ cấp bách trong cơng tác triển khai, ứng dụng chính phủ điện tử tại xã Vạn Phúc. Hệ thống cơ sở vật chất của xã cần phải đáp ứng được 3 tiêu chí dịch vụ công trực tuyến; hạ tầng viễn thông và nguồn nhân lực. Trong đó, UBND xã Vạn Phúc cần nghiên cứu, đề xuất thay mới các công cụ đã cũ, lỗi thời về công nghệ, đảm bảo sự kết nối liên thông giữa hệ thống CSDL hộ tịch của xã với hệ thống CSDL của các cơ quan có thẩm quyền, đảm bảo an ninh, an toàn của hệ thống CSDL hộ tịch.

3.2.4. Giải pháp trong thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động đăng ký,quản lý hộ tịch điện tử. quản lý hộ tịch điện tử.

Chủ tịch và Phó chủ tịch UBND xã Vạn Phúc cần chỉ đạo cán bộ Tư pháp- Hộ tịch lập báo cáo, đề xuất nhằm chủ động nắm rõ tình hình đăng ký và quản lý hộ tịch tại địa phương. Lãnh đạo UBND xã cũng cần sát sao trong việc thường xuyên kiểm tra quy trình, nghiệp vụ, hiệu quả công việc của cán bộ Tư pháp- Hộ tịch tại cơ quan.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành trong lĩnh vực đăng ký hộ tịch nhằm giúp UBND xã Vạn Phúc có thể nắm bắt, điều chỉnh và làm đúng những nguyên tắc, quy định về lĩnh vực đăng ký hộ tịch, ngăn chặn kịp

thời những việc làm sai phạm, kiến nghị sửa đổi, bổ sung những quy định bất cập, không phù hợp với thực tiễn. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, sai phạm trong công tác đăng ký hộ tịch được phát hiện qua công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc kiến nghị, phản ánh. Đồng thời cần có sự kết hợp giữa các hình thức kiểm tra, không chỉ thực hiện kiểm tra định kỳ, kiểm tra theo kế hoạch có báo trước mà cần phải tăng cường kiểm tra đột xuất để góp phần nâng cao chất lượng công tác đăng ký hộ tịch.

Việc đăng ký và quản lý hộ tịch là quyền và nghĩa vụ của mỗi người được thực hiện theo trình tự, thủ tục do pháp luật về hộ tịch quy định. Những sự kiện hộ tịch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận bằng văn bản và ghi vào sổ hộ tịch. Những giấy tờ, hộ tịch đã được xác nhận và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ghi nhận nhằm để cá biệt hố một cơng dân, đây là những chứng cứ pháp lý trong các trường hợp cần thiết. Mặt khác việc đăng ký hộ tịch giúp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc quản lý dân số, là cơ sở khoa học để xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phịng và trật tự, an tồn xã hội

Một phần của tài liệu Ứng dụng chính phủ điện tử trong quản lý hộ tịch tại xã vạn phúc, huyện thanh trì, hà nội (Trang 90 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)