Kiến nghị và đề xuất cho cơ quan có thẩm quyền

Một phần của tài liệu Ứng dụng chính phủ điện tử trong quản lý hộ tịch tại xã vạn phúc, huyện thanh trì, hà nội (Trang 95 - 100)

8. Bố cục chuyên đề

3.3. Kiến nghị và đề xuất cho cơ quan có thẩm quyền

Đề xuất, kiến nghị với sở tư pháp Hà Nội:

Sở Tư pháp thành phố Hà Nội là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Hà Nội; tham mưu, giúp UBND thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật, thi hành án dân sự, công chứng, chứng thực, hộ tịch, quốc tịch, con ni có yếu tố nước ngồi, lý lịch tư pháp, luật sư, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, giám định tư pháp, hòa giải ở cơ sở, bán đấu giá tài sản, trọng tài thương mại và công tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật; thực hiện một số nhiệm vụ,

quyền hạn trong lĩnh vực công tác tư pháp theo sự ủy quyền của UBND thành phố.

Sở Tư pháp chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND thành phố; đồng thời, chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tư pháp. Sở Tư pháp Hà Nội cần giữ vững vai trò tham mưu của ngành Tư pháp đối với chính quyền các cấp của thành phố theo phương hướng chủ động, đúng việc và hiệu quả. Ngoài ra, sở tư pháp cũng cần duy trì sự phối hợp giữa ngành Tư pháp với các Sở, ngành, quận, huyện, thị xã một cách chặt chẽ, củng cố, kiện toàn bộ máy toàn ngành Tư pháp. Ngoài ra, sở Tư pháp Hà Nội cần nâng cao vị trí, chức năng, nhiệm vụ của ngành trong việc mở rộng, từng bước góp phần quan trọng trong cơng tác chỉ đạo, điều hành chung của Thành phố.

Đề xuất, kiến nghị với UBND huyện Thanh Trì:

Phịng Tư pháp UBND huyện Thanh Trì cần thường xuyên phối hợp, duy trì họp giao ban định kỳ hàng quý và tổng hợp kết quả cuối năm với công chức Tư pháp- Hộ tịch cấp xã. Qua các cuộc họp đó, lãnh đạo cấp huyện trực tiếp lắng nghe, giải quyết những khó khăn, vướng mắc để có phương hướng cụ thể trong chỉ đạo nhiệm vụ cho phịng Tư pháp của xã.

Ngồi ra, UBND huyện cần có kế hoạch kiểm tra, thanh tra thường xuyên và kiểm tra đột xuất để có thể nắm bắt được tình hình thực tiễn của cơng tác đăng ký và quản lý hộ tịch của cấp xã.

Kiến nghị, đề xuất với UBND xã Vạn Phúc:

UBND xã Vạn Phúc cần nhận thức, xác định rõ ràng ý nghĩa và tầm quan trọng của ứng dụng chính phủ điện tử vào quản lý hộ tịch trên địa bàn xã. Từ đó, xã chủ động trong việc cập nhật các chỉ đạo của cấp trên, khẩn trương trong việc lên kế hoạch hành động, kiện toàn bộ máy nhằm đáp ứng những

yêu cầu, mục tiêu đã đề ra, góp phần xây dựng ngành tư pháp địa phương nói riêng và hệ thống tư pháp cả nước nói chung.

Kết luận chương III.

Chính phủ điện tử ln giữ vai trị đặc biệt quan trọng mang tính quyết định đối với sự phát triển kinh tế- xã hội ở nước ta trong bối cảnh hội nhập và phát triển. Việc chuyển đổi số một cách nhanh chóng đối với các quy trình, thủ tục hành chính được xem là một trong những nhiệm vụ cấp bách, được sự quan tâm đặc biệt của Đảng- Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Công tác này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ từ trung ương đến địa phương trên cả nước, hướng tới mục tiêu kiện tồn, cải cách, hiện đại hóa thủ tục hành chính nói chung và lĩnh vực Tư pháp- Hộ tịch nói riêng.

Nhận thức được tầm quan trọng đó, những năm vừa qua, xã Vạn Phúc đã nỗ lực thực hiện q trình xây dựng, triển khai ứng dụng chính phủ điện tử vào hoạt động quản lý hộ tịch, quản lý dân cư ở địa phương. Qua phân tích cho thấy, bên cạnh những thành tựu đạt được trong công tác ứng dụng, triển khai, tuyên truyền ứng dụng chính phủ điện tử vào giải quyết, quản lý hộ tịch của xã Vạn Phúc thì thực trạng về cơng tác này vẫn cịn những hạn chế nhất định: Quá trình chuyển đổi số dữ liệu hộ tịch ở xã vẫn còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu mục tiêu của địa phương; điều kiện kinh tế ở địa phương còn chậm phát triển đẫn đến nhận thức của người dân về ứng dụng chính phủ điện tử vào cơng tác đăng ký, quản lý hộ tịch cịn hạn chế; công tác đào tạo cán bộ công chức Tư pháp- Hộ tịch chưa đạt hiệu quả do chương trình, kế hoạch xây dựng vẫn còn chưa bám sát thực tiễn và mang nặng tính lý thuyết...

Kết quả của nghiên cứu này là căn cứ giúp xã Vạn Phúc nói riêng và các xã trên cả nước nói chung có cái nhìn tồn diện về thực tế quản lý hộ tịch, quản lý về nhân thân, nhân khẩu ở địa phương. Từ đó, xã Vạn Phúc cũng như các xã trên địa bàn cả nước có thể vận dụng kết quả của bài nghiên cứu này để

đưa ra những phương hướng khắc phục nhược điểm và phát huy những ưu điểm của cơng tác ứng dụng chính phủ điện tử vào quản lý hộ tịch ở địa phương trong tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Các văn bản luật và dưới luật:

1. Công văn số 1047/HTQTCT-CT hướng dẫn nghiệp vụ hộ tịch, chứng thực, trên cơ sở hướng dẫn của Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, Sở Tư pháp hướng dẫn một số nghiệp vụ công tác hộ tịch, chứng thực.

2. Luật Cư trú số 68/ 2020/ QH14 ngày 13/11/2020 3. Luật Hộ tịch số 60/ 2014/ QH13 ngày 20/11/2014

4. Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch

5. Nghị định số 87/2020/NĐ-CP Quy định về cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến

6. Quyết định số 2173/QĐ-BTP ngày 11/12/2015 của Bộ Tư pháp về việc phê duyệt Đề án “Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc”.

7. Thông tư số 04/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch.

B. Các trang web, tài liệu tham khảo:

1. Báo Cáo “Công tác xây dựng Chính phủ điện tử phục vụ sự chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2011-2020 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm giai đoạn 2021-2030”:

http://cchc.ubdt.gov.vn/cong-tac-xay-dung-chinh-phu-dien-tu-phuc-vu-su- chi-dao-dieu-hanh-cua-chinh-phu-thu-tuong-chinh-phu-giai-doan-2011- 2020-va-phuong-huong-nhiem-vu-giai-phap-trong-tam-giai-doan-2021- 2030.htm

2. Cổng dữ liệu Quốc gia:https://data.gov.vn/web/guest/news/-

/asset_publisher/FRkblAs8yr3H/content/huongdanmohinhcongdancsdlqg 3. Quyết định số 101/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt

tịch giai đoạn 2017 – 2024”:

https://vanban.chinhphu.vn/default.aspx?pageid=27160&docid=188102 4. Sở tư pháp Hà Nội:http://sotuphap.hanoi.gov.vn/Portalview/trangchu.aspx 5. Thư viện pháp luật về sổ định danh cá nhân:

https://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat-binh-luan-gop- y/32813/ma-so-dinh-danh-ca-nhan-va-06-dieu-nguoi-dan-can-biet

6. Trang thơng tin điện tử xã Vạn Phúc Huyện Thanh Trì:

Một phần của tài liệu Ứng dụng chính phủ điện tử trong quản lý hộ tịch tại xã vạn phúc, huyện thanh trì, hà nội (Trang 95 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)