Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên THCS theo Chuẩn nghề nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện lập thạch tỉnh vĩnh phúc đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa (Trang 30)

1.3.1. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học

1.3.1.1. Khái quát về chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học

Thông tư 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông (Sau đây gọi chung là giáo viên trung học). Bao gồm:

31

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học; Đánh giá, xếp loại giáo viên trung học theo Chuẩn nghề nghiệp (sau đây gọi tắt là Chuẩn).

Mục đích ban hành Chuẩn giáo viên trung học:

- Giúp giáo viên trung học tự đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực nghề nghiệp, từ đó xây dựng kế hoạch rèn luyện phẩm chất đạo đức và nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ.

- Làm cơ sở để đánh giá, xếp loại giáo viên hàng năm phục vụ công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ giáo viên trung học.

- Làm cơ sở để xây dựng chương trình bồi dưỡng giáo viên trung học. - Làm cơ sở để nghiên cứu, đề xuất và thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên trung học; cung cấp tư liệu cho các hoạt động quản lý khác.

Chuẩn giáo viên trung học gồm 6 tiêu chuẩn theo lĩnh vực phẩm chất nghề nghiệp và năng lực nghề nghiệp của một giáo viên trung học:

- Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống;

- Tiêu chuẩn 2: Năng lực tìm hiểu đối tượng và mơi trường giáo dục - Tiêu chuẩn 3: Năng lực dạy học;

- Tiêu chuẩn 4: Năng lực giáo dục

- Tiêu chuẩn 5: Năng lực hoạt chính trị, xã hội; - Tiêu chuẩn 6: Năng lực phát triển nghề nghiệp

Mỗi tiêu chuẩn được cụ thể hóa thành 1 số tiêu chí (xem phụ lục…2). Tổng số gồm 25 tiêu chí. Ví dụ, Tiêu chuẩn 3 “Năng lực dạy học” với 8 tiêu chí:

1. Tiêu chí 8: Xây dựng kế hoạch dạy học 2. Tiêu chí 9: Đảm bảo kiến thức mơn học 3. Tiêu chí 10: Đảm bảo chương trình mơn học 4. Tiêu chí 11: Vận dụng các phương pháp dạy học 5. Tiêu chí 12: Sử dụng các phương tiện dạy học

32

6. Tiêu chí 13: Xây dựng mơi trường học tập 7. Tiêu chí 14: Quản lý hồ sơ dạy học

8. Tiêu chí 15: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Đánh giá giáo viên theo Chuẩn là đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống và các năng lực sư phạm của người giáo viên. Đó là tổ hợp các thuộc tính và khả năng của cá nhân phù hợp với những yêu cầu của hoạt động giáo dục dạy và học, đảm bảo cho hoạt động này có kết quả.

1.3.1.2. Vai trị của chuẩn giáo viên trong quản lý phát triển đội ngũ giáo viên

Ý nghĩa và vai trò của Chuẩn giáo viên trong quản lý PTĐN giáo viên đã được xác định trong Mục đích ban hành Chuẩn giáo viên trung học, cả về phương diện chủ thể quản lý và đối tượng quản lý.

Đánh giá giáo viên theo Chuẩn là một quá trình thu thập các minh chứng thích hợp và đầy đủ nhằm xác định mức độ năng lực nghề nghiệp của giáo viên. Đánh giá giáo viên theo Chuẩn địi hỏi có sự thay đổi cơ bản trong suy nghĩ của giáo viên, hiệu trưởng và cán bộ quản lý giáo dục: không phải chủ yếu bình xét danh hiệu thi đua hàng năm, mà là xem xét những gì giáo viên phải thực hiện và đã thực hiện được. Trên cơ sở đó khuyến cáo giáo viên xây dựng chương trình, kế hoạch tự rèn luyện, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp.

1.3.2. Các yêu của cầu quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học

Về mặt pháp quy, quản lý PTĐN giáo viên THCS phải đáp ứng được yêu cầu nêu ra trong các văn bản, quy định của nhà nước như:

- Chỉ thị số 40 - CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban bí thư trung ương Đảng về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

- Quyết định số 09/2005/QĐ – TTg ngày 11/01/2005 của thủ tướng chính phủ về phê duyệt đề án xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán

33

bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005-2010

- Điều 77, Luật Giáo dục năm 2005 quy định về trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo.

Từ đó, quản lý PTĐN giáo viên cấp THCS phải quán triệt các yêu cầu phát triển trên ba mặt: đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn về chất lượng.

a) Về số lượng: Đảm bảo đủ về số lượng đội ngũ giáo viên ở trường THCS

hiện nay (định mức 1,9 GV/lớp) và đồng bộ giữa các môn học.

b) Về cơ cấu

- Cơ cấu theo chuyên môn:

Nếu xét tổng thể đội ngũ giáo viên THCS tại một trường cụ thể thì cơ cấu này cho biết tổng thể và tỷ lệ giáo viên của các môn học, sự thừa, sự thiếu giáo viên ở những mơn học đó.

Nếu xem xét ĐNGV của một mơn học trên tập hợp các trường THCS thì tỷ lệ này cho biết tỷ trọng giáo viên của môn học ở các trường có cân đối hay khơng, số tiết dạy của mơn học trong tuần (tính theo tổng số lớp) trên phân bố giáo viên của mơn học đó là hợp lý hay khơng hợp lý.

- Cơ cấu theo trình độ đào tạo:

Phân định giáo viên của từng mơn học theo tỷ trọng ở các trình độ đào tạo. Các rình độ đào tạo của giáo viên THCS có thể gồm nhiều trình độ như: Cao đẳng, Đại học, Thạc sỹ và trình độ tương ứng của các chuyên ngành không phải sư phạm nhưng đã qua bồi dưỡng sư phạm. Xác định một cơ cấu hợp lý về một trình độ đào tạo thực hiện các hoạt động liên quan để đạt cơ cấu đó cũng là một biện pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.

- Cơ cấu độ tuổi và giới tính

Phân định giáo viên theo nhóm tuổi nhằm xác định cơ cấu theo đội ngũ làm cơ sở để phân tích thực trạng, chiều hướng phát triển của tổ chức và tuyển chọn

34

bổ sung.

Phân định giáo viên theo giới tính cho phép xác định một số yếu tố tác động đến chất lượng của đội ngũ: nâng cao trình độ, bồi dưỡng thường xuyên, thời gian học tập cá nhân, thời gian nghỉ dạy do chế độ thai sản, sinh đẻ con ốm… đây là những yếu tố phụ thuộc vào giới tính cá nhân.

c)Về chất lượng:

Chất lượng ĐNGV địi hỏi phải có phẩm chất chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt và có lối sống trong sáng, lành mạnh, đồng thời phải có các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp vững vàng, đảm bảo hoạt động nghề nghiệp và phát triển nhân cách người giáo viên.

Chất lượng ĐNGV cũng thể hiện ở năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm được đào tạo, năng lực thực hiện các hoạt động giảng dạy – giáo dục và các cơng tác khác.

Tóm lại, để quản lý PTĐN giáo viên cần phải căn cứ vào các đặc trưng của đội ngũ, đó là số lượng, chất lượng cũng như cơ cấu của đội ngũ. Trên thực tế ba phương diện này có quan hệ mật thiết và khó tách bạch từng phương diện.

1.4 . Nội dung của quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở

1.4.1. Các lĩnh vực của quản lý phát triển đội ngũ giáo viên

Công tác quản lý phát triển đội ngũ giáo viên là một hoạt động tổng hợp của nhiều quá trình, nhiều phương diện trong hoạt động đa dạng của nhà trường. Có thể nêu ra một số lĩnh vực chính yếu của quản lý PTĐN giáo viên như sau:

1.4.1.1. Quản lý theo các yêu cầu của công tác tổ chức cán bộ:

Đây là nội dung quản lý quan trọng nhất, làm cho nhà trường và đội ngũ giáo viên hoạt động đúng theo những qui định của pháp luật, các qui định của nhà nước, của ngành. Các nội dung này được thể hiện trong Luật giáo dục, Pháp lệnh cán bộ, công chức, các văn bản của Nhà nước, ngành qui

35

định về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của người giáo viên.

Thông qua các bộ phận chức năng, nhà trường quản lý hồ sơ, cụ thể hoá tiêu chuẩn cán bộ giảng dạy để nâng cao trình độ và tuyển chọn cán bộ phù hợp cho từng công việc, từng lớp cụ thể. Quản lý đi đôi với việc thực hiện hợp lý chế độ thù lao, phụ cấp, đãi ngộ, thi đua khen thưởng.

Quản lý, sắp xếp cán bộ theo chức danh, trình độ đào tạo để yêu cầu cán bộ tự bồi dưỡng, coi bồi dưỡng kiến thức là một tiêu chí đánh giá, nhà trường có các biện pháp hỗ trợ giáo viên đi học các lớp bồi dưỡng, đào tạo nâng cao nhằm nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ đáp ứng u cầu nhiệm vụ được giao.

1.4.1.2. Quản lý theo yêu cầu công tác chuyên môn:

Đây là nội dung quản lý chuyên mơn có tác dụng thường xun đối với giáo viên. Cơng tác quản lý này có sự phối hợp giữa nhà trường với các tổ bộ môn, giữa nhà trường với phịng giáo dục. Nội dung cơng tác này chính là việc ban hành các qui định về hoạt động chun mơn, xây dựng các tiêu chí đánh giá giáo viên về quá trình giảng dạy, trình độ ngoại ngữ, tin học ...

Mặt khác cơng tác này cịn được thực hiện theo các hướng sau: Quản lý khối lượng giờ dạy theo năm học; Quản lý giờ lên lớp (thường xuyên kiểm tra nề nếp giảng dạy); Quản lý nội dung và phương pháp giảng dạy (đổi mới phương pháp dạy học là một trong những nội dung quan trọng nhất của giáo viên); Quản lý khâu đánh giá kết quả học tập và đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá…

1.4.1.3. Quản lý về cơng tác hoạt động Đảng, Đồn thể:

Các tổ chức Đảng, Cơng đồn, Đồn thanh niên phải tham gia tích cực vào hoạt động quản lý phát triển đội ngũ giáo viên với tư cách là những hoạt động hỗ trợ của đoàn thể quần chúng.

Nâng cao chất lượng sinh hoạt của chi bộ Đảng, xây dựng chi bộ trong sạch vững mạnh. Nâng cao vai trò của người đảng viên, phát huy hết khả năng

36

hoàn thành tốt nhiệm vụ. Mặt khác, mục tiêu phấn đấu vào Đảng là một trong những động lực nâng cao hiệu quả của công tác quản lý, nâng cao chất lượng, trình độ mọi mặt của giáo viên.

Cơng đồn tham gia vào việc điều hồ các mối quan hệ, tổ chức dự giờ thăm lớp, khuyến khích động viên cán bộ đăng ký tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm, đi học nâng cao trình độ.

Đồn thanh niên tham gia tổ chức quản lý số giáo viên trẻ, nhanh chóng tiếp cận với các tri thức hiện đại, cập nhật những vấn đề mới của giáo dục hiện đại, trở thành các hạt nhân xung kích trong các mặt của nhà trường.

1.4.1.4. Quản lý theo công tác thanh tra, kiểm tra:

Công tác điều hành, quản lý song song với công tác thanh tra, kiểm tra. Thành lập các bộ phận chuyên trách, bán chuyên trách về thanh tra và ban hành các qui định về thanh tra, kiểm tra để giám sát các hoạt động của nhà trường, đặc biệt là hoạt động giảng dạy của giáo viên.

1.4.2. Nội dung của quản lý phát triển đội ngũ giáo viên THCS theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên nghề nghiệp giáo viên

Dựa trên quan điểm phát triển nguồn nhân lực và quản lý phát triển

nguồn nhân lực giáo dục và đặc thù chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học… có thể xác định các nội dung cơ bản của công tác quản lý PTĐN giáo viên THCS theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học. Đó là:

+ Quy hoạch đội ngũ giáo viên theo Chuẩn giáo viên

+ Tuyển chọn, sử dụng đội ngũ giáo viên dựa theo Chuẩn giáo viên + Kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên dựa theo Chuẩn giáo viên + Bồi dưỡng nâng cao chất lượng ĐNGV theo Chuẩn giáo viên

1.4.2.1. Quy hoạch đội ngũ giáo viên theo Chuẩn giáo viên

Quy hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, đảm bảo

37

cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trước mắt và lâu dài.

Quy hoạch là kế hoạch mang tính tổng thể, thống nhất với chiến lược về tính mục đích, yêu cầu đề ra; là sự bố trí sắp xếp tồn bộ theo một trình tự hợp lý trong từng thời gian, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch.

Quy hoạch ĐNGV các trường THCS là xây dựng kế hoạch để đáp ứng nhu cầu hiện tại và lâu dài về ĐNGV các trường THCS khi tính đến mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn, tiêu chí của Chuẩn giáo viên và đồng thời xem xét những nhân tố bên trong và bên ngoài.

Nội dung quy hoạch ĐNGV trường THCS bao gồm:

+ Đánh giá thực trạng ĐNGV trường THCS theo Chuẩn giáo viên + Dự báo quy mô phát triển của nhà trường.

1.4.2.2. Tuyển chọn, sử dụng đội ngũ giáo viên dựa theo Chuẩn giáo viên

Tuyển chọn giáo viên là một quá trình lựa chọn những giáo viên đáp ứng các tiêu chuẩn, tiêu chí của Chuẩn giáo viên từ số giáo viên có nguyện vọng xin về trường.

Trong quá trình tuyển chọn địi hỏi đảm bảo tính khách quan. Công tác tuyển chọn thực hiện một quy trình nhất định, gồm các khâu có liên hệ mật thiết với nhau.

Sử dụng ĐNGV là sắp xếp, bố trí, đề bạt, bổ nhiệm giáo viên vào các nhiệm vụ, chức danh… căn cứ theo các tiêu chuẩn, tiêu chí của Chuẩn giáo viên đồng thời phát huy cao nhất khả năng hiện có của ĐNGV để vừa hoàn thành được mục tiêu của tổ chức.

Vì vậy, sau khi tuyển chọn thì vấn đề về bố trí, sử dụng ĐNGV là việc làm hết sức quan trọng. Nếu sử dụng đúng người đúng việc thì phát huy được năng lực, sở trường của GV, hiệu quả công tác của họ rất cao. Ngược lại nếu bố trí sử

38

dụng không hợp lý sẽ làm cho việc phát huy khả năng cảu GV hiệu quả kém, không phát huy được khả năng tiềm ẩn, vốn có của từng giáo viên.

Việc sử dụng ĐNGV sao cho có hiệu quả cao nhất ln là câu hỏi lớn của nhà quản lý. Một ĐNGV ln có nhiều độ tuổi, nhiều tính cách, trình độ năng lực, sở trường, hứng thú khác nhau… bởi vậy, công tác quản lý phải làm tốt một số nội dung sau:

- Nắm bắt đặc điểm, cá tính của mỗi cá nhân, mỗi nhóm cá nhân, tìm ra được ưu nhược điểm của họ để từ đó phân cơng lao động hợp lý.

- Phân công công việc phù hợp, phát huy được ưu thế của họ . - Đề ra được quy chế làm việc, phân công rõ ràng, công bằng.

- Gắn chặt nghĩa vụ với quyền lợi của người lao động, đảm bảo sự công bằng đãi ngộ.

- Khi sử dụng ĐNGV phải sử dụng đúng ngành nghề đào tạo, bố trí sắp xếp, sử dụng sao cho khoa học.

- Sử dụng những người có đủ năng lực và phẩm chất làm công tác quản lý cấp dưới: Phải có năng lực trong cơng tác quản lý, hiểu biết về chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực được phân cơng điều hành, phải có uy tín với cấp dưới và biết sử dụng nhân viên thuộc qn mình quản lý.

- Cơng tác quản lý sử dụng ĐNGV thường gắn bố hữu cơ với các thành tố khác trong hoạt động quản lý giáo viên như tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng và tạo môi trường phát triển.

1.4.2.3. Kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên dựa theo Chuẩn giáo viên

Chức năng đánh giá là một trong 4 chức năng cơ bản của quản lý. Kiểm tra đánh giá cần đề cập đến các phương pháp và cơ chế được sử dụng để đảm bảo rằng hành vi, hoạt động phải tuân thủ, phù hợp với mục tiêu, kế hoạch và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện lập thạch tỉnh vĩnh phúc đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)